Xây dựng trang web bán hàng là điều cần thiết trong thời đại kinh doanh kỹ thuật số như hiện nay. Tuy nhiên, sở hữu thôi là chưa đủ. Bạn cần phải liên tục tối ưu để website hấp dẫn hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hãy tham khảo 10 cách tối ưu website mà
Haravan bật mí dưới đây nhé!
I. Website là gì? Có bao nhiêu loại website?
1.1. Tìm hiểu về thuật ngữ "website"
Website là một trang mạng tổng hợp nhiều thông tin khác nhau, gồm có văn bản, hình ảnh, âm thanh,... được đặt trên cùng một tên miền và lưu trữ trên máy chủ web. Người dùng có thể truy cập vào trang mạng này từ xa thông qua Internet.
Website là kênh bán hàng phổ biến hiện nay
Website thường được liên kết bằng nhiều trang (web page) khác nhau có chung một domain. Các web page này sẽ chứa các thông tin, dịch vụ do tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dưới nhiều định dạng khác nhau.
1.2. Có bao nhiêu loại website phổ biến 2024?
Thông thường, website sẽ được chia thành nhóm 4 yếu tố chính, phụ thuộc theo cách người dùng phân loại. Cụ thể là phân loại theo cấu trúc, theo quyền sở hữu, theo chức năng và theo lĩnh vực hoạt động.
Trong đó, phân loại website theo chức năng được nhiều người sử dụng phố biển, bao gồm 6 loại:
- Website bán hàng.
- Website tin tức.
- Website giải trí.
- Website rao vặt,
- Diễn đàn / Forum.
- Mạng xã hội.
Mỗi loại website sẽ phục vụ mục đích riêng như kinh doanh, cung cấp thông tin, nghe nhạc, xem phim, kết nối...
II. Vì sao cần tối ưu website để bán hàng online hiệu quả?
2.1. Tối ưu website là gì?
Tối ưu website là quá trình cập nhật, nâng cấp và điều chỉnh là những yếu tố trên trang web như cấu trúc hạ tầng, nội dung, hình ảnh, tối ưu tối ưu tốc độ tải trang,... để cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google (hoặc Bing, Yahoo...).
2.2. Những lý do cần tối ưu website
2.2.1. Cải thiện hoạt động vận hành website
Nếu website của bạn lâu ngày không được tối ưu, chúng sẽ chứa rất nhiều nội dung cũ, lượng dữ liệu lớn gây trì trệ cho vận hành, quản lý trang web. Vì thế, việc tối ưu hóa website sẽ giúp cửa hàng trực tuyến của bạn hoạt động trơn hiệu quả.
Tối ưu website là việc cần thiết phải làm sau khi xây dựng trang web
2.2.2. Tối ưu chi phí mua hosting
Khi sử dụng website lâu, dung lượng dự trữ sẽ ngày càng ít đi và bạn phải bỏ ra một số tiền để nâng cấp dung lượng. Do đó, tối ưu trang web sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư.
2.2.3. Nâng cao trải nghiệm người dùng
Website có giao diện thân thiện, tốc độ tải nhanh và dung lượng nhẹ sẽ giúp khách hàng đạt hiệu suất hoạt động cao hơn, hài lòng khi mua sắm hơn.
2.2.4. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Việc tối ưu website sẽ giúp tăng thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm, tăng độ uy tín, tạo lòng tin với người dùng, đồng thời tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường. Từ đó sẽ tăng lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho cửa hàng.
III. Top 10 cách tối ưu website chủ doanh nghiệp cần biết
3.1. Tối ưu website bằng cách tối ưu công cụ tìm kiếm
Đối với những người làm SEO thì việc nắm chắc các yếu tố tối ưu công cụ tìm kiếm là rất quan trọng. Tối ưu SEO tốt giúp Google dễ dàng hiểu được thông điệp của website bạn làm gì để đánh giá chất lượng trang web. Các kỹ thuật tối ưu SEO cơ bản cho một website là: tối ưu thẻ tiêu đề, thẻ meta description, phân bổ từ khóa và tối ưu thẻ Alt.
Tối ưu SEO website là điều doanh nghiệp cần làm để cải thiện hiệu suất kinh doanh
3.1.1. Tối ưu thẻ tiêu đề (Title)
Tiêu đề tốt nhất nên dưới 60 ký tự, ngắn gọn và nội dung bắt buộc phải chứ từ khoá chính. Bạn có thể đặt tiêu đề bằng câu hỏi, con số, hoặc các động từ để thu hút người đọc, nâng cao chất lượng SEO.
3.1.2. Tối ưu thẻ meta description
Thẻ meta description chính là đoạn văn bản hiển thị ngay dưới tiêu đề trên kết quả tìm kiếm, thể hiện nội dung tổng quan nhất của bài và phải được diễn đạt hấp dẫn. Ngoài ra, đoạn meta phải chứa từ khóa chính và chỉ nên dưới 155 ký tự để được hiển thị đầy đủ nội dung trên trang tìm kiếm.
3.1.3. Phân bổ từ khóa hợp lý
Từ khoá là những từ thể hiện nội dung chính của bài, cũng là yếu tố Google sẽ dựa vào để xem xét và đề xuất trang web của bạn với người dùng. Từ khoá phải xuất hiện ở các thẻ Heading 1, Heading 2, đoạn sapo và phần kết. Hơn nữa, từ khoá được phân bổ vừa phải, không quá dày đặc cũng như thưa thớt. Tỷ lệ được khuyến khích là từ 1-3%.
3.1.4. Tối ưu thẻ Alt hình ảnh
Thẻ Alt là câu viết súc tích mô tả nội dung hình ảnh. Tương tự như thẻ tiêu đề, thẻ meta description, thì thẻ Alt cũng phải chứa từ khoá để đáp ứng tiêu chí website chuẩn SEO của Google. Tối ưu thẻ Alt là một trong những việc cần làm khi tối ưu hóa hình ảnh.
3.2. Lược bỏ nội dung trùng lặp
Google sẽ thường lọc ra các nội dung trùng lặp khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Do đó, nếu trên website có nhiều nội dung trùng lặp, bạn nên lược bỏ một cách hợp lý nhất để tăng độ chuyên nghiệp cho trang web và nâng cao chất lượng SEO.
3.3. Xử lý liên kết hỏng
Liên kết bị hỏng là những đường link không còn tồn tại, hoặc không hoạt động nữa. Nếu để các liên kết này còn xuất hiện nhiều trang website sẽ tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng, khiến họ thoát khỏi website nhanh chóng, tăng tỷ lệ bounce rate, giảm tỷ lệ giữ chân khách hàng và quan trọng là mất đi lượng truy cập tự nhiên, mất doanh thu. Điều này đồng nghĩa với Google sẽ đánh giá thấp website của bạn.
Để xử lý các đường link này, bạn có thể tìm kiếm những công cụ hỗ trợ phân tích URL để biết chính xác số lượng và từng địa chỉ liên kết bị lỗi.
3.4. Sử dụng URL thân thiện
URL là đường liên kết giúp dẫn người dùng đến website. URL thường được viết dưới 100 ký tự, chứa từ khoá chính và đặc biệt nên có từ khoá thương hiệu để dẫn phân biệt so với đối thủ. Cấu trúc URL được khuyến dùng chính là domain/ten-chuyen-muc/bai-viet.
URL cần phải chứa từ khoá chính và ngắn gọn, súc tích
3.5. Tối ưu tốc độ trang web
Tối ưu tốc độ website là gia tăng thời gian load trang web kể từ thời điểm người dùng yêu cầu truy cập. Khách hàng sẽ không muốn mất quá nhiều thời gian để chờ đợi, vì vậy, việc cần làm để tối ưu tốc độ tải trang là nâng cấp cấu trúc hạ tầng website, tối ưu hình ảnh chuẩn SEO.
3.6. Tối ưu sitemap website
Tối ưu sitemap cho website là cách để tăng độ thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm Google. Bạn có thể tạo cải thiện sitemap bằng cách:
- Tạo các nội dung chất lượng, được người dùng đánh giá cao.
- Xử lý những trang có nội dung dung kém, có vấn đề kỹ thuật.
- Đưa sitemap lên công cụ tìm kiếm.
- Sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS.Atom và tạo XML sitemap.
Cấu trúc website cần dễ hiểu, dễ tìm kiếm và thân thiện với người dùng
3.7. Tối ưu cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu càng nhiều, bạn sẽ càng tốn dung lượng lưu trữ và dung lượng của website cũng tăng lên đáng kể. Hãy loại bỏ các dữ liệu cũ, hoặc dọn sạch "dữ liệu rác" khi không cần dùng đến nữa.
Bạn nên cập nhật lại các dữ liệu cũ, hoặc xoá bỏ dữ liệu không cần thiết
3.8. Giảm chuyển hướng trang
Google khuyến cáo rằng, các bạn nên sử dụng chuyển hướng trang để đưa người dùng đến trực tiếp trang đích mình mong muốn thay vì dẫn họ đến một điểm trung gian khác. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều chuyển hướng sẽ cũng làm tốc độ tải web lâu hơn.
3.9. Giảm số lượng plugin
Việc có quá nhiều plugin sẽ là nguyên nhân lớn khiến website của bạn ì ạch cũng như rủi ro về an toàn bảo mật. Do đó, hãy hạn chế sử dụng các plugin không cần thiết để tối ưu website.
3.10. Giảm HTML, CSS, JavaScript
Các tài nguyên trên tuy giúp cho bạn xây dựng website dễ dàng, nhưng nếu nó xuất hiện quá nhiều mã không cần thiết, sẽ gây chậm cho tốc độ website. Bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights để tối ưu HTML hơn, hoặc dùng cssmin.js để giảm CSS và Closure Compiler và JSMin để tối ưu JavaScript.
Tối ưu HTML sẽ giúp nâng cao tốc độ tải trang cho website