Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm handmade đem lại lợi nhuận cao

Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng mỹ phẩm ngày một phổ biến. Nhưng mỹ phẩm không chỉ đẹp, mà còn cần chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe. Do đó, mỹ phẩm handmade và kinh doanh mỹ phẩm handmade ngày một được ưa chuộng. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây với những bí kíp kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả nhé!

1. Mỹ phẩm handmade là gì?

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Mỹ phẩm handmade được sử dụng rộng khắp

Mỹ phẩm handmade là cụm từ để chỉ dòng mỹ phẩm tự chế tại nhà. Các mỹ phẩm này được làm thủ công với nguyên liệu từ thiên nhiên, thảo được, hoa lá. Sau đó, nguyên liệu được cô đặc lại và cho vào trong sản phẩm.

Mỹ phẩm handmade hạn chế tối đa việc sử dụng chất hóa học, chất bảo quản cũng như các nguyên liệu tổng hợp.

Các dòng mỹ phẩm handmade trên thị trường rất đa dạng với sữa rửa mặt, sữa tắm, xà bông tắm, rửa tay, dầu gội, dầu xả tóc, các sản phẩm nước hoa, tẩy tế bào chết, trị mụn, son môi,...

2. Tiềm năng của thị trường kinh doanh mỹ phẩm handmade

2.1 Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm sạch

Mỹ phẩm làm từ chất hóa học và nguyên liệu tổng hợp đã khiến da của nhiều quý cô bị kích ứng. Đặc biệt, khi mua mỹ phẩm hóa học, hoặc vật lý, buộc người mua phải quan tâm xem có chất kích ứng, có chất dị ứng với làn da của mình hay không.

Nhưng ngược lại, sản phẩm mỹ phẩm handmade lại dễ dàng định dạng, xác định nguyên liệu và thành phần. Vì thế, người mua không cần phải quan tâm hay lo lắng về kích ứng. Mỹ phẩm handmade là sản phẩm mỹ phẩm sạch và lành tính với sức khỏe làn da người sử dụng.

Nghiên cứu của Công ty Fortune Business Insights có trụ sở tại Ấn Độ đã cho thấy được sự “lên ngôi” của dòng mỹ phẩm sạch với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6.57% - dự kiến tăng từ 15,87 tỷ USD doanh số vào năm 2021 lên 24,79 tỷ USD vào năm 2028.

Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu sử dụng mỹ phẩm sạch hiện nay rất đáng quan tâm. Sự lành tính, đặc biệt là việc đề cao bảo vệ môi trường đã giúp nhiều người quan tâm hơn dòng mỹ phẩm handmade.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm handmade ngày một gia tăng

2.2 Vốn thấp nhưng lợi nhuận cao

Nguyên liệu chính được sử dụng để làm mỹ phẩm handmade đều rất quen thuộc, dễ tìm kiếm và có giá thành thấp.

Những nguyên liệu thường được sử dụng trong quá trình làm mỹ phẩm handmade phải kể đến là dầu dừa, dầu oliu, lô hội, bạc hà, bưởi, bồ kết…

Ước tính của nhiều đơn vị sản xuất mỹ phẩm handmade trên thị trường cho thấy, chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm mỹ phẩm handmade chỉ chiếm khoảng 30% so với giá thành bán trên. Đồng thời, quy trình sản xuất mỹ phẩm handmade cũng đơn giản hơn, không tốn thời gian hay đòi hỏi máy móc quá hiện đại. Nhờ thế, giá thành sản phẩm mỹ phẩm handmade đã được tinh chỉnh đáng kể so với mỹ phẩm hóa học, vật lý. Và mô hình kinh doanh mỹ phẩm handmade được đánh giá là 1 vốn 4 lời.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Mỹ phẩm handmade có nhiều lợi thế về giá

2.3 Đa dạng mẫu mã, sản phẩm và cách làm

Nhiều người quan ngại rằng mỹ phẩm handmade không đa dạng như mỹ phẩm hóa học. Nhưng thực tế, mỹ phẩm handmade đa dạng không kém các dòng hóa mỹ phẩm trên thị trường. Vì nguồn nguyên liệu chính của mỹ phẩm handmade là từ thiên nhiên, nên không bao giờ bạn cần lo lắng về nguồn gốc hay nhập khẩu nguyên liệu.

Với người kinh doanh mỹ phẩm handmade, lời khuyên trong thời gian đầu kinh doanh đó là họ nên tập trung vào dòng sản phẩm gồm chăm sóc da, son môi, xà phòng. Do, đây đều là những dòng mỹ phẩm handmade dễ làm và được phổ biến rộng rãi công thức.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Mỹ phẩm handmade đa dạng mẫu mã, kiểu dáng

3. 5 kinh nghiệm giúp kinh doanh mỹ phẩm handmade siêu lợi nhuận

3.1 Tìm kiếm nguyên liệu mỹ phẩm handmade

Tìm kiếm nguyên liệu mỹ phẩm handmade không phải việc làm khó khăn. Trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu, cần đảm bảo nguyên liệu đủ tươi, sạch, lành tính, tốt cho da.

Nguồn nguyên liệu cần có tính ổn định. Nguyên liệu mỹ phẩm handmade không được chế biến sẵn tại các cơ sở cung cấp nguyên liệu, người kinh doanh là người phải hiểu rõ dùng những gì của nguyên liệu và dùng như thế nào.

Hãy đảm bảo duy trì cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu có đảm bảo thì sản phẩm mỹ phẩm handmade mới an toàn và tốt cho người dùng.

Các nguyên liệu mỹ phẩm như hoa hồng, lô hội, bạc hà, bồ kết, bưởi,...bạn có thể đặt tại các bên cung cấp. Nhưng cũng có thể “tự cung tự cấp” nếu có điều kiện.

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm handmade có giá thành rẻ, nhưng không vì thế mà được phép sử dụng nguyên liệu kém chất lượng.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Tìm kiếm nguyên liệu kinh doanh mỹ phẩm handmade

3.2 Nghiên cứu công thức làm mỹ phẩm handmade

Bạn sẽ bắt gặp công thức làm mỹ phẩm handmade trên các trang thông tin điện tử, đặc biệt là Internet. Bạn hoàn toàn có thể học theo và tạo thử các mỹ phẩm handmade theo công thức đó.

Nhưng khi đã bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm handmade, bạn không thể luôn luôn học theo như vậy. Nếu dễ dàng, đơn giản, thì lý do gì khách hàng tìm đến với mỹ phẩm handmade của bạn?

Do đó, hãy thử nghiệm nhiều cách làm, nhiều công thức mỹ phẩm handmade để cho ra sản phẩm tốt nhất. Ngay cả khi đã tìm được công thức, cũng phải liên tục cải tiến. Bởi, các công thức mỹ phẩm handmade thô sơ, đơn giản sẽ không thể níu chân khách hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Nghiên cứu công thức kinh doanh mỹ phẩm handmade

3.3 Đầu tư, xây dựng bán mỹ phẩm handmade đa kênh

Việc đầu tư, xây dựng các kênh bán mỹ phẩm handmade là rất cần thiết. Khi có số lượng mỹ phẩm handmade ở mức vừa đủ, bạn hãy bắt đầu chiến dịch trên các sàn thương mại điện tử Tik Tok, Shopee, Lazada, Facebook,...

Có thể chạy chiến dịch quảng cáo, livestream bán hàng, lên những video giới thiệu về quy trình sản xuất, về khó khăn, thách thức khi sản xuất mỹ phẩm handmade. Các dạng content như vậy đang rất viral trên thị trường. Do đó, hãy tận dụng một cách tối đa để giúp thương hiệu mỹ phẩm handmade của bạn nói riêng và dòng mỹ phẩm handmade nói chung tạo được chỗ đứng trên thị trường mỹ phẩm.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Bán hàng đa kênh khi kinh doanh mỹ phẩm handmade

3.4 Đầu tư bao bì, hình ảnh sản phẩm

Nhiều người kinh doanh mỹ phẩm handmade cũng như nhiều sản phẩm, dịch vụ cho rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Trong khi đó, dù là nước sơn hay gỗ của mỹ phẩm handmade cũng đều đáng lưu tâm.

Bao bì, hình ảnh sản phẩm cần được đầu tư rõ nét, gắn với đặc trưng thương hiệu, có slogan để khách hàng nhớ về mỹ phẩm handmade của bạn. Đừng chỉ chọn bao bì một cách qua quýt. Dấu ấn thương hiệu sẽ là yếu tố giúp khách hàng mục tiêu muốn kết nối nhiều hơn với sản phẩm handmade của bạn.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Đầu tư bao bì, hình ảnh khi kinh doanh mỹ phẩm handmade

3.5 Xây dựng quy trình kinh doanh mỹ phẩm handmade

Một quy trình kinh doanh mỹ phẩm handmade là không thể thiếu với bất kì ai đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm handmade. Quy trình này bao gồm các bước được triển khai chi tiết, rõ ràng.

Việc làm theo quy trình sản xuất sẽ giúp tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhân công và thời gian. Cần rõ ràng trong khẩu sản xuất, phân công cụ thể ai phụ trách công việc gì, phụ trách như thế nào.

Bạn nên phác thảo quy trình kinh doanh lên giấy, sau đó họp bàn với team để điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, nếu thấy có vấn đề phát sinh thì cần lập tức xử lý. Nếu quy trình không khoa học, rất khó để hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Quy trình kinh doanh mỹ phẩm handmade

4. Điều kiện, thủ tục đăng kí kinh doanh mỹ phẩm handmade

Vì là một “miếng mồi” ngon lên thị trường ngày càng có nhiều người muốn kinh doanh mỹ phẩm handmade online. Nhưng kinh doanh không phải đơn giản là câu chuyện sản xuất rồi bán. Bạn muốn tạo dựng uy tín, bạn muốn là một nhà kinh doanh mỹ phẩm handmade thành công thì buộc bạn phải có thủ tục, giấy tờ chứng nhận về thương hiệu và sản phẩm.

Dưới đây là quy trình, thủ tục đăng ký sản xuất, bán hàng mỹ phẩm online bạn cần chuẩn bị:

4.1 Điều kiện kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm handmade

  • Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn trong các ngành: Hóa học, Sinh học, Dược học,...để đáp ứng yêu cầu công việc sản xuất mỹ phẩm.
  • Điều kiện về cơ sở vật chất: Có địa điểm, nhà xưởng, thiết bị đầy đủ
  • Có hệ thống, phòng ban phụ trách quản lý chất lượng sản phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm handmade

4.2 Thủ tục kinh doanh mỹ phẩm handmade

  • Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Có đơn đề nghị đăng kí doanh nghiệp, danh sách thành viên công ty, cung cấp bản sao có công chứng căn cước công dân của các cổ đông, hoặc chủ sở hữu. Đồng thời, phải cung cấp bản sao có công chức căn cước công dân của đại diện pháp luật. Các loại giấy tờ ủy quyền nếu có.

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi bạn muốn mở xưởng.

  • Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm handmade

Giấy chứng nhận gồm: Đơn đề nghị, sơ đồ mặt bằng, danh mục thiết bị hiện có, danh mục mặt hàng dự kiến sản xuất.

Nộp hồ sơ tại Sở y tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  • Bước 3: Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm handmade

Hồ sơ công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm handmade sẽ gồm: Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cam kết của nhà sản xuất, bản cam kết chất lượng sản phẩm, công thức của các sản phẩm mỹ phẩm (gồm liều lượng, thời gian, thành phần).

Nộp hồ sơ tại: Sở y tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Khi hoàn thành các bước đăng kí hồ sơ, thủ tục, doanh nghiệp mỹ phẩm của bạn là doanh nghiệp được cấp phép và bạn hoàn toàn có thể yên tâm kinh doanh. Khách hàng cũng sẽ an tâm hơn với những mỹ phẩm handmade an toàn, có chứng nhận được cung cấp bởi cơ sở của bạn.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Giấy tờ cần khi kinh doanh mỹ phẩm handmade

5. Rủi ro, thách thức khi kinh doanh mỹ phẩm handmade

Mỹ phẩm handmade nhiều lợi nhuận, nhưng cũng vì thế mà tồn tại không ít rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm handmade.

Nghi ngại từ khách hàng: Một số khách hàng có thể lo ngại về chất lượng và hiệu quả của mỹ phẩm handmade. Để giảm thiểu rủi ro này, cần xây dựng niềm tin và uy tín thông qua cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm.
Rủi ro về bảo vệ công thức: Mỹ phẩm handmade thường dựa trên công thức độc quyền, nhưng có nguy cơ bị "mất cắp" công thức bởi đối thủ cạnh tranh hoặc nhân viên không trung thành. Điều này đòi hỏi áp dụng biện pháp bảo vệ công thức và quản lý nhân viên cẩn thận.

Có thể gặp phải cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm sao chép sản phẩm, đánh giá giả hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để đối phó, cần áp dụng biện pháp bảo vệ pháp lý và bảo vệ thương hiệu.

Thời hạn sử dụng và bảo quản: Vấn đề về thời hạn sử dụng và cách bảo quản mỹ phẩm handmade vẫn là mối lo lắng của nhiều khách hàng. Cần đảm bảo sản phẩm được đóng gói và bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng và an toàn sử dụng.
Quản lý và giảm thiểu các rủi ro này đòi hỏi sự quan tâm và chú trọng đến chất lượng sản phẩm, quyền lợi pháp lý và quản lý nguồn cung.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Rủi ro về nguồn hàng khi kinh doanh mỹ phẩm handmade

6. Kết luận

Kinh doanh mỹ phẩm handmade mang đến nhiều lợi nhuận nếu bạn biết chọn mô hình, cách thức kinh doanh phù hợp. Hy vọng những gợi ý trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc, cách thức kinh doanh mỹ phẩm handmade bạn nhé!

---------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Kinh doanh mỹ phẩm handmade

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: