Khi bắt đầu chạy chiến dịch quảng cáo Google Smart Shopping, sẽ có những khó khăn và thắc mắc mà doanh nghiệp cần được giải đáp như: Ngân sách phù hợp là bao nhiêu? Làm cách nào để tăng doanh số bán hàng? Làm thế nào để tăng hiển thị thương hiệu? Thực tế, ngay cả khi doanh nghiệp đã chạy chiến dịch Google Smart Shopping được một thời gian, vẫn sẽ có những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải khắc phục và thay đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp 6 khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp khi triển khai Google Smart Shopping và cách khắc phục chúng để bạn có thể tối ưu những lợi ích mà chiến dịch quảng cáo thông minh này mang lại.
1. Các phân khúc tùy chọn bị hạn chế
Nếu bạn là người muốn kiểm soát tất cả mọi thứ, bao gồm: loại từ khóa, thu thập dữ liệu, . . Bạn sẽ thấy khá bỡ ngỡ với Google Smart shopping vì chiến dịch quảng cáo mua sắm thông minh không cung cấp cho bạn tất cả mọi tùy chọn, thay vào đó máy học sẽ tối ưu theo hiệu quả kinh doanh.
Google Smart Shopping tự động tối ưu cho chiến dịch quảng cáo
Lúc này bạn sẽ có thể tiết kiệm thời gian hơn trong việc thiết lập các tùy chọn như địa lý, thời gian, độ tuổi, giới tính. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung tối ưu website, sản phẩm và trải nghiệm khách hàng trên website. Vì thế, đừng ngạc nhiên hay cảm thấy mình không có quá nhiều quyền hạn trong việc tự kiểm soát chiến dịch, Google Smart Shopping kiểm soát bằng hệ thống máy học nhắm mục tiêu doanh thu, giúp bạn tối ưu theo hiệu quả kinh doanh và hoạt động chính xác hơn việc nhà quảng cáo thiết lập một cách thủ công.
Có nhiều sản phẩm trong danh mục sản phẩm sẽ mang đến nhiều dữ liệu hơn, giúp machine learning tối ưu tốt hơn. Hiểu đơn giản, Google Smart Shopping ghi nhận lượng truy cập và chuyển đổi càng nhiều -> hiệu quả quảng cáo càng được tối ưu. Vì vậy, bạn chỉ nên phân khúc Google Smart Shopping thành nhiều chiến dịch khi các mục tiêu kinh doanh yêu cầu như vậy.
2. Nguyên tắc Đặt giá thầu
Đặt giá thầu và vị trí đặt quảng cáo được tự động hóa cho Chiến dịch mua sắm thông minh bằng cách sử dụng 6 chiến lược đặt giá thầu khác nhau: tối đa hóa số lần nhấp, tỷ lệ hiển thị mục tiêu, CPA mục tiêu, ROAS mục tiêu, tối đa hóa lượt chuyển đổi và tối đa hóa giá trị chuyển đổi. Để giúp bạn nhận được giá trị tốt nhất từ mỗi quảng cáo, Google cũng tự động hóa quy trình đặt quảng cáo và đặt giá thầu để đạt giá trị chuyển đổi tối đa với mức ngân sách mà bạn đưa ra. Sử dụng công nghệ máy học, chiến dịch Mua sắm thông minh cố gắng tìm giá thầu lý tưởng để giúp bạn đạt được mục tiêu bằng cách xem xét dữ liệu lịch sử.
Nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn chi tiêu quảng cáo của mình, bạn nên chọn "Lợi tức thu được từ quảng cáo" cho chiến lược đặt giá thầu của mình. Điều này cho phép bạn đặt các mục tiêu ROAS có thể giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải tính toán ROAS mục tiêu của mình.
Hệ thống Google sẽ mất 2 tuần để cập nhật các tùy chỉnh về ROAS của doanh nghiệp. Vì thế, đừng vội tắt chiến dịch hoặc đánh giá hiệu quả trong 1-2 ngày sau khi bạn thay đổi.
Mục tiêu cho quảng cáo không phải lúc nào cũng giống nhau. Bạn sẽ cần tính toán và cập nhật các mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn cũng như tính đến những thay đổi trong giá vốn hàng hóa hoặc chi phí thay đổi. Cũng đừng quên về tính thời vụ! Hãy áp dụng các điều chỉnh theo mùa nếu cần thiết.
3. Những lưu ý về ngân sách
Trong khi Google Shopping chỉ hiển thị sản phẩm trên Google Search thì Google Smart Shopping có thể giúp doanh nghiệp hiển thị trên nhiều nền tảng như Google Search, Display Network, YouTube và Gmail. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi trong ngân sách cũng thay đổi cách Google phân bổ ngân sách đó. Không phải lúc nào Chiến dịch mua sắm thông minh cũng hiển thị cảnh báo "bị giới hạn bởi ngân sách", đây là lý do tại sao việc kiểm soát ngân sách của bạn là rất quan trọng đối với chiến dịch Mua sắm thông minh. Doanh nghiệp không nên chi tiêu vượt quá ngân sách. Nhưng bạn có thể tăng ngân sách để thuật toán Google có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
4. Chiến dịch Google Smart Shopping lấy lưu lượng truy cập từ các chiến dịch quảng cáo khác
Nếu đã thử chạy đồng thời quảng cáo Google Smart Shopping với các chiến dịch quảng cáo khác, bạn có thể nhận thấy rằng phần lớn các lần nhấp đều chuyển đến các chiến dịch Mua sắm thông minh của mình.
Đối với các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm giống nhau, chiến dịch Google Smart Shopping được ưu tiên hơn so với các chiến dịch tiếp thị lại hiển thị hình ảnh và chiến dịch Mua sắm chuẩn cho cùng một tài khoản. Điều này có nghĩa là nếu bạn có cùng một sản phẩm được đưa vào chiến dịch Mua sắm chuẩn và chiến dịch thông minh thì quảng cáo từ chiến dịch thông minh sẽ đủ điều kiện để phân phát thay vì các quảng cáo từ chiến dịch Mua sắm chuẩn hoặc chiến dịch tiếp thị lại hiển thị hình ảnh. Bạn nên tạm dừng các chiến dịch này để giảm thiểu sự can thiệp vào quá trình máy học của chiến dịch Google Smart Shopping .
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn chạy song song nhiều chiến dịch, làm thế nào để mỗi chiến dịch đều được phát huy hết công dụng của nó?
1. Chọn Sản phẩm một cách kỹ lưỡng
Trước tiên, bạn cần lựa chọn sản phẩm cẩn thận cho các chiến dịch Mua sắm thông minh. Nếu bạn có các sản phẩm nội bộ, chuyên biệt, hoạt động thực sự tốt trong các chiến dịch tiêu chuẩn của mình, thì bạn có thể đẩy quảng cáo các sản phẩm đó bằng chiến dịch Mua sắm thông minh.
Doanh nghiệp có thể chọn các sản phẩm sau đây cho chiến dịch Google Smart Shopping của mình để tăng lưu lượng truy cập:
- Sản phẩm nổi bật, chuyên biệt và cần được đẩy mạnh để nhiều người biết hơn.
- Sản phẩm có lượng traffic thấp và bạn muốn thử xem liệu Google Smart Shopping có giúp bạn thu hút lượng truy cập cao hơn không.
2. Lập kế hoạch ngân sách
Thành phần thứ hai là ngân sách, ngân sách nên được lập kế hoạch cẩn thận để đảm bảo chi tiêu hợp lý và hiệu quả. Hiểu được mối quan hệ giữa chi tiêu quảng cáo và khả năng sinh lời sẽ giúp bạn lập kế hoạch ngân sách thông minh và gia tăng doanh thu.
3. Xem xét khả năng sinh lời
Cuối cùng, hãy luôn nhìn vào khả năng sinh lời. Doanh nghiệp cần phải làm cho số tiền quảng cáo mang lại lợi nhuận một cách tối ưu nhất. Bất kể chiến dịch là gì, hãy đảm bảo rằng bạn đang thúc đẩy chi tiêu cho các sản phẩm có lợi nhất của mình.
5. Sự phân bổ là một thách thức
Chiến dịch Mua sắm thông minh xuất hiện trên Mạng hiển thị và Mạng mua sắm với nhiều vị trí khác nhau như Gmail, YouTube và Google Tìm kiếm,..Trong một chiến dịch quảng cáo thông thường, bạn sẽ có thể thấy mạng nào và vị trí nào mà quảng cáo của bạn xuất hiện. Chiến dịch Google Smart Shopping nổi tiếng với tính chất "hộp đen". Nếu bạn đã từng cố gắng lọc các chiến dịch này theo mạng, bạn biết rằng Google Ads không cung cấp phân tích rõ ràng về Vị trí hiển thị so với Vị trí mua sắm.
Nếu bạn có nhiều lưu lượng truy cập hiển thị hơn
Ví dụ: nếu bạn sử dụng mô hình nhấp chuột cuối cùng và có nhiều lưu lượng truy cập hơn trên mạng hiển thị, thì lưu lượng hiển thị sẽ làm lệch mô hình của bạn. Điều này là do quảng cáo hiển thị cho những người dùng có thể chưa sẵn sàng mua. Vì thế, người dùng có thể được xem như là có doanh số bán hàng “được hỗ trợ” mà trên thực tế là do được thúc đẩy bởi PLAs hoặc quảng cáo văn bản
Nếu bạn có nhiều lưu lượng truy cập mua sắm hơn.
Mặt khác, nếu Quảng cáo Google Smart Shopping của bạn được phân phát trên Mạng mua sắm, thì mô hình nhấp chuột cuối cùng cũng có thể không chính xác. Điều này là do người dùng đang xem Google Mua sắm thường tìm mua và sắp chuyển đổi. Mô hình nhấp chuột cuối cùng sẽ chỉ định tất cả tín dụng cho Quảng cáo mua sắm của bạn, cho dù trước đó người dùng có bị tác động bởi những điểm chạm khách hàng khác (touchpoints) trên hành trình của họ hay không.
Chìa khóa để hiểu phân bổ cho Chiến dịch mua sắm thông minh là trước tiên bạn phải hiểu mục tiêu của mình. Google Smart Shopping được sử dụng để tăng doanh thu nhưng để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải trải qua những giai đoạn khác nhau.
3 giai đoạn tối ưu hóa quảng cáo
Tối ưu hóa chiến dịch mua sắm thông minh qua từng giai đoạn sau:
- Tăng lượt truy cập vào Website bằng cách tăng Impression, Clicks
- Tăng số lượt chuyển đổi (Đặt hàng, chat, gọi điện, điền form, tìm kiếm địa chỉ trên Google Maps)
- Tăng giá trị đơn hàng
6. Chưa tối ưu nội dung Website
Sự thành công với chiến dịch quảng cáo Google phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có xây dựng Website thân thiện với người dùng và đạt chất lượng cao.
Trong khi hệ thống máy học đã tự động tối ưu cho quảng cáo được hiệu quả và chính xác nhất thì nhiệm vụ của người bán hàng là tối ưu website và sản phẩm. Điều này không phải ai cũng thực hiện được vì hầu hết các nhà kinh doanh sẽ không biết cách để tối ưu hiển thị sản phẩm trên website cũng như xây dựng Website để tăng trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả chiến dịch. Một điều đáng lưu ý rằng không chỉ riêng Google Smart Shopping mà mọi chiến dịch quảng cáo đều cần chúng ta phải tối ưu hiển thị sản phẩm trên website. Xây dựng một website chuyên nghiệp, chuẩn kinh doanh để thu hút khách hàng là điều quan trọng và là bước đầu tiên trước khi bạn quyết định thiết lập chiến dịch quảng cáo cho riêng mình.
Xem thêm bài viết: X3 doanh thu với quảng cáo Google Smart Shopping theo đề xuất từ Google
Tổng hợp 6 ngành hàng quảng cáo hiệu quả trên kênh Google Shopping hot nhất 2021
Nguồn: Omnitail
(Có biên tập)
---
Haravan là đối tác công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được Google đánh giá vững mạnh về tiềm lực nền tảng thương mại điện tử để cung cấp hình thức Google Smart Shopping cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, Google và Haravan đang có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các khách hàng lần đầu triển khai quảng cáo Google Smart Shopping. Hoàn lên đến 1.350.000Đ ngân sách quảng cáo khi bạn triển khai Google Smart Shopping trên Haravan. Yên tâm bắt đầu với Google Smart Shopping, vừa tối ưu quảng cáo, vừa tăng đơn hàng, lại được hoàn tiền!