Các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tìm hiểu về Google Smart Shopping sẽ thường gặp nhiều vấn đề và thắc mắc về tính hiệu quả cũng như lợi ích mà Google Smart Shopping mang lại. Thực tế, chạy chiến dịch quảng cáo không chỉ đơn giản chỉ là thực hiện lựa chọn các tuỳ chỉnh mà còn cần những yếu tố khác cũng như thực hiện theo giai đoạn phù hợp. Vậy những yếu tố đó là gì? Chiến dịch quảng cáo trải qua bao nhiêu giai đoạn? Làm sao để tối ưu doanh thu? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Những thông tin trong bài viết lấy từ tài liệu chính các chuyên gia Google chia sẻ trong webinar độc quyền X3 doanh thu với quảng cáo Google Smart Shopping do Google và Haravan tổ chức.
1. Xu hướng mua sắm online của người Việt
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng mua hàng Online nhiều hơn
Mức độ tăng trưởng bán hàng online ở Việt Nam đến năm 2017 hơn 2 tỷ đô và dự kiến là trong năm 2025 là gần 9 tỷ đô. Điều đó cho thấy sức mua của người Việt ngày càng cao. Đặc biệt là trong thời gian dịch covid xảy ra. 44% người tiêu dùng ở Việt Nam đã mua Online những sản phẩm mà họ sẽ mua cửa hàng. Điều đó cho thấy bán hàng online đã trở thành mô hình kinh doanh phổ biến và người dùng giờ đây đã rất thân thiện với việc dùng thẻ thanh toán trước để mua sắm.
Khi kinh doanh online ngày càng phổ biến thì việc xây dựng cho mình một website chuyên nghiệp là điều vô cùng quan trọng ảnh website có 2 tính năng chính:
- Website chính là mặt tiền của doanh nghiệp trên internet website càng chuyên nghiệp thì người dùng càng tin tưởng.
- Website còn là một kênh bán hàng hiệu quả
Để xây dựng một Website chuẩn kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý đến những điều kiện cơ bản sau đây:
- Phải được tối ưu trên thiết bị di động
- Có lời kêu gọi hành động (CTA)
- Giải thích rõ ràng giá trị của doanh nghiệp/cửa hàng, sản phẩm/ dịch vụ
- Trang sản phẩm có tiêu đề, mô tả, hình ảnh chuyên nghiệp dùng để chốt đơn và quảng cáo
- Đo lường được hành vi của khách hàng
Công cụ kiểm tra tốc độ tải của Website
Ví dụ website của Haravan có tốc độ tải là 2.3 giây và được Google đánh giá là tốt. Bên cạnh đó Google cũng cũng đề xuất những thay đổi để có thể gia tăng tốc độ tải của website và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Cách tối ưu Website để tăng trải nghiệm người dùng và hiệu quả chiến dịch
Trường hợp 1: Trang chủ được dùng là trang đích để quảng cáo
Khi truy cập vào trang web, điều đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên trang đích là giá trị cửa hàng/doanh nghiệp của bạn đem lại. Trang web nên là trang định hướng mục tiêu kinh doanh, tập trung vào việc làm nổi bật câu chuyện về thương hiệu của bạn, tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ đối với những khách hàng quan tâm về doanh nghiệp.
Tập trung vào những nội dung cốt lõi
Thu hút người đọc bằng nội dung trang web không phải là một điều dễ dàng. Hầu hết khách truy cập sẽ chỉ dành vài giây trên một trang web trước khi quyết định thực hiện những bước tiếp theo. Vì thế, nội dung được viết tốt sẽ giúp tối ưu hóa cho web xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm và thu hút sự chú ý của người đọc.
- Một Website hiệu quả cần có những thông tin sau trên trang chủ:
- Doanh nghiệp/cửa hàng giải quyết vấn đề gì hoặc đem lại lợi ích gì cho khách hàng
- Những điểm khác biệt so với đối thủ
- Tại sao khách chọn mua hàng của bạn
- Giao diện, sắp xếp bố cục thân thiện với người dùng
- Hiển thị CTA (Lời kêu gọi hành động) rõ ràng trong màn hình đầu tiên
CTA là yếu tố chính trên trang web giúp điều hướng người dùng đến những trang tiếp theo. Nếu không có CTA rõ ràng, người dùng có thể không biết các bước tiếp theo cần thực hiện để mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận tin và có khả năng rời khỏi trang web mà không mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp.
Lời kêu gọi hành động giúp khách hàng tiềm năng biết rõ hành động nào cần thực hiện tiếp theo và tiết kiệm thời gian tìm kiếm trang bán hàng.
Lựa chọn từ ngữ thích hợp với hành vi người dùng
Một từ cũng có thể thay đổi cả thông điệp. Sử dụng đúng từ ngữ và cách diễn đạt trên Website sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, để thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần nên lựa chọn những từ ngữ phù hợp với hành vi người dùng.
Vi dụ như
- Từ “Gửi yêu cầu” biểu thị rằng bạn phải đi qua một quá trình phức tạp - từ “nhận” tập trung vào lợi ích hơn là quá trình bạn phải trải qua
- Tăng độ tin cậy bằng trích dẫn từ những doanh nhân, người nổi tiếng
Tối ưu hoá UX/UI
Việc thiết kế website giúp nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp lên cao hơn. Nhưng làm sao để thiết kế website có UX/UI tốt? Dù đơn giản hay phức tạp, một trang web đẹp vẫn mang lại giá trị thương hiệu cho người sử dụng. Những lưu ý sau đây có thể giúp bạn tối ưu trải nghiệm người dùng trên Website:
- Sử dụng “khung” và “độ tương phản màu sắc” để làm cho lời gọi hành động trở nên nổi bật
- Nên tránh hoặc giảm tần suất các slide hoặc hình ảnh dạng băng chuyền tự động trên trang chủ
- Hiển thị các danh mục/banner hàng đầu trên trang chủ để khuyến khích khách hàng nhấn vào xem
- Nếu bạn có cửa hàng offline, hãy thêm logo về chỉ dẫn đường đến cửa hàng trong tiêu đề hoặc menu
- Cân nhắc đặt điều hướng (navigate) ở phía dưới
- Website nên có tính năng “tìm kiếm" (người dùng tìm kiếm có khả năng chuyển đổi cao hơn 200%)
Website nên có thanh tìm kiếm và hướng dẫn đi đến cửa hàng offline
Trường hợp 2: Trang con (trang về sản phẩm, dòng sản phẩm) được dùng làm trang đích để quảng cáo
Nếu doanh nghiệp sử dụng trang sản phẩm làm trang đích để thu hút sự tập trung của khách hàng, bạn cần chú ý những điều sau đây để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng:
- Đề cập đến giá trị doanh nghiệp ở tất cả các trang đặc biệt trang sản phẩm để đảm bảo người dùng luôn đọc được thông tin cần thiết.
- Cho phép người dùng dễ dàng sắp xếp / lọc các sản phẩm: Việc lọc linh hoạt theo từng đặc điểm khác nhau sẽ giúp khách hàng nhanh chóng lựa chọn được sản phẩm ưng ý.
- Luôn để giá ở vị trí dễ thấy: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng đối với khách hàng khi quyết định mua một sản phẩm. Vì thế, đặt giá ở vị trí không trực quan sẽ khiến người xem khó chịu.
- Thêm từ ngữ mang tính “khẩn cấp" về giới hạn số lượng hay giới hạn thời gian.
- Đảm bảo tiêu đề, mô tả sản phẩm dễ đọc bằng cách sử dụng gạch đầu dòng, nội dung dễ hiểu.
Trang sản phẩm có bộ lọc giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Giá được đặt ở vị trí dễ thấy, tiện lợi cho người dùng lựa chọn
Cách tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và hình ảnh trên Website
Tối ưu hóa tiêu đề
Tiêu đề, mô tả và hình ảnh trên website quan trọng vì:
- Tác động trực tiếp đến khả năng chốt đơn
- Ảnh hưởng chất lượng quảng cáo và nhắm mục tiêu trên quảng cáo Shopping
Cấu trúc đặt tên nên có: Thương hiệu + Loại sản phẩm + Thuộc tính
Với sản phẩm thông thường, cấu trúc đặt tên giúp tối ưu hiệu quả là: Loại sản phẩm + Giới tính +Thương hiệu + Thuộc tính (màu sắc, kích thước, chất liệu)
Ví dụ: Giày chạy bộ nam Bitis màu đen size 40
Với sản phẩm đặc biệt như công nghê, doanh nghiệp có thể đặt tên theo cấu trúc như sau: Thương hiệu + Thuộc tính + Loại sản phẩm + Model #
Ví dụ: Samsung 88” Smart LED TV 4K 3D màn hình cong (UN88JS9500)
Tối ưu hóa Mô tả sản phẩm
Doanh nghiệp nên thêm càng nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm càng tốt và thêm các từ khóa thông tin có liên quan từ trang đích của bạn. Mô tả sản phẩm chính là mẫu quảng cáo của bạn giúp thu hút khách hàng và giúp hệ thống Google đọc được hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm
Hình ảnh càng sạch càng ít chi tiết ở phông nền càng tốt. Bạn nên lưu ý hạn chế dùng watermark để Google đọc được nhanh hơn.
Thêm các thuộc tính được đề xuất
Loại sản phẩm sâu ít nhất 3 cấp độ. Ví dụ: Thời trang nữ > Váy > Váy dài
Nhãn: Bán chạy nhất, bộ sưu tập mùa hè
Các lưu ý khác:
Lặp lại các giá trị ở trang đặt hàng, cho phép nhiều phương thức thanh toán (thẻ, ví điện tử..) để thúc đẩy khách hàng tin tưởng và quay lại mua hàng
Thêm lời kêu gọi hành động (CTA) thứ 2 và đánh giá: Cách này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giúp tạo động lực thực hiện hành động thanh toán cho người dùng.
Ví dụ: CTA 1: Cho vào giỏ, CTA2: Mua online nhận hàng ở cửa hàng
Đo lường chuyển đổi đa kênh để đánh giá hiệu quả quảng cáo như số lượng đơn đặt hàng thành công hoặc số lượt gọi điện, điền form, cho hàng vào giỏ, nhấp vào địa chỉ trên Google Maps
2. Chiến dịch quảng cáo thông minh
Điểm khác biệt giữa Google Smart Shopping và Google Shopping:
- Google Shopping chỉ hiển thị sản phẩm trên Google Search trong khi Google Smart shopping có thể giúp doanh nghiệp hiển thị trên nhiều nền tảng như Google Search, Display Network, YouTube và Gmail
- Cùng một sản phẩm nhưng hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị chị Google Smart shopping hơn là Google Shopping
Tại sao nên chạy Google Smart shopping?
Khi được tối ưu, Google Smart Shopping sẽ giúp tăng giá trị chuyển đổi cao hơn so với Google shopping thường.
Hiệu suất quảng cáo Haravan - Google Shopping Thông Minh
- Giảm 50% CPC
- Tăng 44% CTR
- Tăng gấp 6 lần ROAS.
Google Smart Shopping được sử dụng để tăng doanh thu nhưng để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải trải qua những giai đoạn khác nhau.
3 giai đoạn tối ưu hóa quảng cáo
Tối ưu hóa chiến dịch mua sắm thông minh qua từng giai đoạn sau:
- Tăng lượt truy cập vào Website bằng cách tăng Impression, Clicks
- Tăng số lượt chuyển đổi (Đặt hàng, chat, gọi điện, điền form, tìm kiếm địa chỉ trên Google Maps)
- Tăng giá trị đơn hàng
Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa Chiến dịch mua sắm thông minh qua các phương diện sau:
- Nội dung website
- Số lượng sản phẩm
- Điểm tối ưu hóa
- ROAS mục tiêu
- Ngân sách
- Tối ưu hóa nội dung Website
Tối ưu hóa nội dung Website
Tối ưu hóa nội dung website không chỉ giúp cho khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất mà còn giúp chiến dịch quảng cáo mua sắm thông minh chính xác hơn, target được đúng đối tượng nhiều khách hàng hơn. Hãy đảm bảo tiêu đề, mô tả, hình ảnh trên website thỏa mãn những tiêu chí sau:
- Tương thích để quảng cáo Shopping
- Chứa nhiều từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ
Điều chỉnh mục tiêu ROAS (Lợi tức thu được từ quảng cáo)
Một lưu ý cho các doanh nghiệp là hãy tập trung tăng lương lượng vào website bằng cách đặt ROAS thấp khi website mới hoặc ít lượt truy cập và ngược lại, bạn có thể đặt ROAS cao hơn khi cảm thấy lượt traffic vào website đã ổn định và cao như mong đợi.
Hệ thống Google sẽ mất 2 tuần để cập nhật các tùy chỉnh về ROAS của doanh nghiệp. Vì thế, đừng vội tắt chiến dịch hoặc đánh giá hiệu quả trong 1-2 ngày sau khi bạn thay đổi.
Điều chỉnh ngân sách
Doanh nghiệp không nên chi tiêu vượt quá ngân sách. Bạn có thể tăng ngân sách để thuật toán Google có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Lưu ý: Không phải lúc nào Chiến dịch mua sắm thông minh cũng hiển thị cảnh báo "bị giới hạn bởi ngân sách", vì vậy, hãy luôn nhớ kiểm tra ngân sách của bạn trong Google Ads.
Những lưu ý khác
Doanh nghiệp nên tối ưu hóa chiến dịch Mua sắm thông minh trước mùa lễ cao điểm để tiếp cận khách hàng tốt nhất và nắm bắt nhu cầu của họ trong suốt hành trình mua sắm trong dịp lễ:
- Tạo chiến dịch mới cho các sản phẩm phù hợp với mùa lễ hội
- Thêm sản phẩm vào chiến dịch đang chạy + tăng ngân sách + giảm ROAS
Nếu như bạn không chạy được Google Smart Shopping hoặc bạn đã chạy đến mức tốt nhất có thể, vậy bước tiếp theo bạn có thể làm gì nữa?
Google giới thiệu cho doanh nghiệp cách mà một số nhà bán lẻ ở Việt Nam đang đầu tư vào các giải pháp của Google
Từ 50 đến 65% ngân sách sẽ được dùng để chạy các chiến dịch quảng cáo Google Search và shopping. Đây là loại chiến dịch có hiệu quả rất cao khi nhắm đến những người có khả năng mua hàng vì chỉ có những người có nhu cầu mua sắm họ mới tìm kiếm các từ khóa và đọc thông tin. Vì thế chiến dịch chạy quảng cáo Google Search và Shopping thường được gọi là chiến dịch phễu dưới. Từ 15 đến 25% ngân sách được dùng để chạy chiến dịch hiển thị (Dynamic Display Remarketing & Discovery Ads). Các nhà bán lẻ sẽ tìm cách để mở rộng lượng khách hàng bằng cách chạy các chiến dịch hiển thị trên Website, app, Youtube đây còn được gọi là chiến dịch banner. Cuối cùng khoảng 10 đến 15% ngân sách được đầu tư vào quảng cáo Video. Những video trên YouTube có thể là rất bình thường đơn giản hoặc đầu tư kỹ lưỡng, tất cả đều có thể được hiển thị quảng cáo.
Xem đầy đủ nội dung Webinar tại đây.
-------------
Haravan là đối tác công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được Google đánh giá vững mạnh về tiềm lực nền tảng thương mại điện tử để cung cấp hình thức Google Smart Shopping cho các doanh nghiệp.
Google và Haravan đang có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các khách hàng lần đầu triển khai quảng cáo Google Smart Shopping. Hoàn lên đến 1.350.000Đ ngân sách quảng cáo khi bạn triển khai Google Smart Shopping trên Haravan. Yên tâm bắt đầu với Google Smart Shopping, vừa tối ưu quảng cáo, vừa tăng đơn hàng, lại được hoàn tiền!