Mua trước trả sau là gì? Điểm khác biệt so với các hình thức khác

Mua trước, trả sau là hình thức cho phép người tiêu dùng được mua hàng trước và thanh toán sau mà không có bất kỳ phí ẩn nào. Khoản thanh toán được chia nhỏ thành nhiều kỳ hạn bằng nhau tuỳ theo quy định của từng nhà cung cấp dịch vụ này.

1. Mua trước, Trả sau - Xu hướng thanh toán mới

Mua trước trả sau

Hình thức thanh toán mới “Mua trước, trả sau”

Ngày trước, người mua hàng online chỉ có hai sự lựa chọn thanh toán khi mua sản phẩm giá trị từ trung bình đến thấp: Thanh toán tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng.

Tất cả hình thức thanh toán này yêu cầu người tiêu dùng phải trả trước hoặc ngay khi nhận hàng. Tuy nhiên, các hình thức thanh toán truyền thống này không còn là lựa chọn tối ưu cho cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng khi ngày càng gặp nhiều bất cập, điển hình như là người đặt hàng thì không đủ tiền chi trả khi hàng được giao đến hoặc thường xuyên gặp những đơn hàng “ảo” dẫn đến nhà bán lẻ thường xuyên bị “boom” hàng. Bên cạnh đó, việc sở hữu thẻ tín dụng cũng còn rất nhiều bất cập về thủ tục đăng ký và phát sinh những khoản phí phụ không đáng có. Tính tới năm 2021, tại Việt Nam, chỉ khoảng 4% dân số Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng.

2. Các hình thức thanh toán phổ biến

Từ lâu, dịch vụ “Mua Trước, Trả Sau” đã và đang rất phổ biến tại thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, với các nhà cung cấp được định giá hàng chục tỷ đô la như Klarna tại Thuỵ Sĩ, 46 tỷ đô, hoặc Afterpay của Úc với vòng định giá ấn tượng 29 tỷ đô. Những con số ấn tượng này cho thấy tiềm năng mạnh mẽ từ dịch vụ Mua Trước, Trả Sau đang đổ bộ khắp thế giới.

Một vài năm trở lại đây, mua trước, trả sau đã bắt đầu thâm nhập vào Châu Á và ngày càng trở thành xu hướng của người tiêu dùng trẻ, đặc biệt nhóm GenZ.

Người tiêu dùng có thể đã quen với việc trả góp để mua những sản phẩm giá trị cao như máy tính, điện thoại, xe máy, thậm chí là mua nhà, thế nhưng đã khi nào nghĩ đến chuyện trả góp để mua một đôi giày chưa?

Đó chính xác là phân khúc mà Mua Trước, Trả Sau nhắm đến, tập trung vào việc tiêu dùng các sản phẩm ở mức giá không quá cao.

> Xem thêm: Sự khác biệt giữa 2 hình thức thanh toán: Mua trước Trả sau và Trả qua thẻ tín dụng

3. Điểm khác nhau giữa hình thức “Mua trước, trả sau” và thẻ tín dụng?

Trong thời đại công nghệ thanh toán đang tăng trưởng nhanh, dịch vụ mua trước trả sau đang dần xuất hiện nhiều hơn để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là hình thức thanh toán giống với thẻ tín dụng, nhưng đây là hai hình thức thanh toán hoàn toàn khác nhau.

3.1 Thẻ tín dụng

Mua trước trả sau

Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng

Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiền nhất định và có thời hạn trả. Trước khi khách hàng được cấp thẻ, họ sẽ phải hoàn thành một số thủ tục bắt buộc và chứng minh được thu nhập cá nhân. Quá trình này sẽ rất tốn thời gian và nghiêm ngặt trong quá trình phê duyệt.

Ưu điểm

  • Hầu hết các cửa hàng hay đơn vị bán lẻ đều sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng.
  • Thẻ tín dụng có hạn mức khá cao, nhiều mốc để người dùng chọn mức chi tiêu phù hợp, giúp cân bằng việc chi tiêu.
  • Có độ bảo mật và an toàn cao vì có sự đảm bảo từ ngân hàng.

Nhược điểm

  • Khách hàng sẽ phải trả một khoản thanh toán tối thiểu mỗi tháng theo quy định
  • Thủ tục đăng ký phức tạp và kéo dài cùng các khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt. Ngoài ra các giấy tờ cơ bản, người dùng cũng cần phải chuẩn bị thêm giấy chứng minh thu nhập, thông tin người thân,...
  • Có thể sẽ bao gồm các khoản phí như phí thường niên, phí ứng trước tiền mặt, phí giao dịch chậm,... làm tăng các chi phí phải trả.

3.2 Hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau”

Mua trước trả sau

Hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau”

Khác với thẻ tín dụng, hình thức “Mua trước, trả sau” sẽ tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Khách hàng chỉ cần đăng ký tài khoản, đăng ký hồ sơ mà không cần phải qua các bước kiểm duyệt hay chứng minh thu nhập cá nhân.

Ưu điểm

  • Các bước đăng ký đơn giản và thực hiện nhanh chóng, có thể thực hiện trực tuyến
  • Hồ sơ không yêu cầu quá phức tạp, không cần phải trải qua các bước thực hiện rườm rà và khâu kiểm duyệt khó khăn.
  • Chủ động trong việc quyết định thời hạn và số tiền thanh toán ở các kỳ, không gây áp lực tài chính.
​​​​Nhược điểm
  • Hạn mức tiêu dùng không cao
  • Lãi suất trả trễ hạn cao
  • Dễ không kiểm soát được chi tiêu vì không cần phải trả ngay số tiền thanh toán

3.3 Nên sử dụng “Mua trước, trả sau” hay thẻ tín dụng?

Mỗi hình thức thanh toán đều mang những lợi ích và rủi ro riêng. Bạn cần xem xét và cân nhắc các yếu tố và nhu cầu của bản thân trước khi có thể lựa chọn được thực hiện phương thức nào là phù hợp nhất cho bản thân.

4. Nhà bán hàng và người mua sắm sẽ được gì khi sử dụng phương thức Mua trước, Trả sau?

“Mua trước, trả sau” không chỉ giúp khách hàng chia nhỏ khoản thanh toán mà còn giải quyết được nỗi lo của các chủ shop. Bất kể khách hàng có chọn thanh toán trong thời gian bao lâu và với hình thức nào thì cửa hàng vẫn nhận được 100% giá trị đơn hàng chỉ trong vòng 1-2 ngày làm việc

Dịch vụ Mua Trước, Trả Sau không mới, nhưng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này khác biệt so với các nhà cung cấp thẻ tín dụng và ngân hàng truyền thống ở chỗ họ cung cấp nhiều lựa chọn của khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng để mua những sản phẩm giá trị thấp mà không cần phải làm các thủ tục truyền thống phức tạp như thẻ tín dụng, khách hàng lại được linh động và minh bạch trong các kỳ thanh toán. Người mua sẽ được trải nghiệm mua hàng mà không cần thanh toán trước hoặc chỉ cần thanh toán một khoản nhỏ nhất định ban đầu tuỳ vào điều kiện của từng dịch vụ. Số tiền còn lại được chia đều vào các đợt thanh toán sau đó, thường kéo dài trong vòng một vài tháng.

Điểm ưu việt của Mua Trước, Trả Sau là không có phí phụ ẩn đối với khách hàng như thẻ tín dụng. Tuy nhiên nếu thanh toán chậm cho công ty cung cấp dịch vụ trả sau khách hàng sẽ phải chịu phí phạt. Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản Mua Trước, Trả Sau cũng rất dễ dàng cho khách hàng. Tại nhà cung cấp AFTEE, khách hàng mở tài khoản và mua hàng chưa đến 2 phút.

Mua trước Trả sau AFTEE

Từ nay đến hết 31/08/2023, AFTEE tung ưu đãi độc quyền dành cho chủ shop Haravan khi khi lần đầu tích hợp cổng thanh toán trên website bán hàng: MIỄN PHÍ khởi tạo và 0% phí giao dịch trong 3 tháng đầu tiên tích hợp. Chủ shop hãy nhanh tay đăng ký tích hợp để nhận ưu đãi ngay!

5. Những vấn đề tiềm ẩn của hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau”

Mua trước trả sau

Những rủi ro dễ gặp nhất khi sử dụng hình thức “Mua trước, trả sau”

Ngoài một số những ưu điểm mà hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau” mang lại, thì hình thức này cũng mang lại một số rủi ro nhất định mà người tiêu dùng có thể gặp phải, bạn nên lưu ý khi sử dụng các dịch vụ tương tự, bao gồm:

  • Lãi suất: Vì bạn được mua trả góp không thế chấp nên hình thức thanh toán này sẽ cao hơn nhằm đảm bảo an toàn của ngân hàng cho vay. Đối với những sản phẩm có giá trị lớn như ô tô, nhà, mức lãi suất có thể rất cao, khoảng 50-70% giá trị gốc.

  • Phí phạt: Hình thức mua trả góp luôn đi kèm với các kỳ hạn cùng với phí dịch vụ, chính vì lý do đó người tiêu dùng cần tuân thủ đúng thời gian đã gia hạn với ngân hàng. Nếu nộp trễ, người dùng có thể sẽ chịu một khoản phí phạt theo giá trị sản phẩm hoặc theo số tiền bạn nợ.

  • Xiết nợ (nhắc nợ): Một trong những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến người dùng chính là việc nhắc nợ. Nhân viên tài chính sẽ gọi điện hàng tháng để nhắc nhở về khoản nợ cho đến khi bạn thực hiện thanh toán.

6. Những câu hỏi thường gặp về hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau”

6.1 Có thể tăng hạn mức của hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau” được không?

Bạn không thể yêu cầu tăng hạn mức nhưng đối với một số ngân hàng vẫn sẽ có những chính sách để thẩm định lại lịch sử tín dụng để có thể tăng hạn mức theo các quy định có sẵn. Bạn có thể liên hệ với nơi mở tài khoản để hỏi và cập nhật thêm thông tin về vấn đề này.

6.2 Có thể đổi trả các sản phẩm đã được thanh toán “Mua trước, trả sau” không?

Có thể, tuy nhiên bạn có thể sẽ phải chịu thêm một số khoản phí, lãi phát sinh đối với các trường hợp hoàn-hủy-đổi-trả. Thông thường ngân hàng hoặc các bên phát hành thanh toán này sẽ không chịu trách nhiệm xử lý các dạng phí kể trên và các lãi suất phát sinh.

6.3 Có phải mất phí khi đăng ký hạn mức “Mua trước, trả sau không?

Thông thường bạn sẽ không phải trả thêm phí đăng ký. Đối với một số bên như Tiki, bạn sẽ được xét duyệt & đăng ký hạn mức thanh toán miễn phí. Nếu có thay đổi về phí, bạn sẽ nhận được thông báo.

6.4 Có phải có các phí thành viên theo tháng không?

Bạn không phải thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng hình thức thanh toán “Mua trước, trả sau” ngoại trừ những lãi suất tính theo các kỳ thanh toán.

7. Kết luận

Sau đây là những kiến thức mà Haravan cung cấp cho bạn về khái niệm “Mua trước, trả sau là gì?”. Mong rằng sau những kinh nghiệm đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về khái niệm và những điểm khác biệt của nó đối với những hình thức thanh toán khác, để lựa chọn được dịch vụ phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!

------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Mua trước trả sau

Có thể bạn quan tâm:

Cổng thanh toán trực tuyến là gì? Những lợi ích khi sử dụng?

Thanh toán bằng mã QR là gì? Cách sử dụng mã QR hiệu quả

Nhà bán hàng cần chuẩn bị gì khi kết nối cổng thanh toán trên Website?


Đăng ký nhận tư vấn ngay

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Kết nối Grab Moca trên Haravan - Cơ hội nhận ngay Iphone 13 Pro Max cùng các ưu đãi đặc biệt

15/12/2021 Gia Phương

[Ưu đãi cực hot] Kết nối Ví MoMo với phí dịch vụ 0% trên Haravan

18/05/2022 Gia Phương

Ngày Không tiền mặt 26/06: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7%

26/06/2022 MKT Uyen