Microsite là gì? Microsite và Landing page có gì khác nhau?

Microsite là một công cụ tiếp thị - truyền thông phổ biến trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu hoặc giới thiệu những sự kiện quan trọng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Vậy microsite là gì? Microsite và landing page khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Haravan và nắm được cách xây dựng microsite hiệu quả nhé!

1.Tổng quan về microsite

Microsite là gì?

Microsite là gì?

1.1 Microsite là gì?

Microsite một dạng website có quy mô nhỏ, hoạt động riêng lẻ so với website chính thức, có nội dung chủ yếu tập chung vào sản phẩm/dịch vụ nhất định của một thương hiệu hoặc giới thiệu những sự kiện quan trọng, chương trình khuyến mại hay ra mắt sản phẩm mới trong một thời hạn nhất định…Những microsite cũng có tên miền (domain) và đôi khi microsite còn được tồn tại dưới dạng một tên miền phụ (subdomain).

Trung bình một microsite có “tuổi thọ” từ 1 - 2 tháng, hoặc hoạt động song song cho đến khi kết thúc một chiến dịch marketing.

Có thể microsite không thực sự thân thiện với các công cụ tìm kiếm nhưng lại thu hút một nhóm đối tượng khách hàng nhất định nhờ các nội dung mang tính tập trung, hiệu ứng và hình ảnh thú vị. Đây là một trong những công cụ được nhiều doanh nghiệp tận dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

1.2 Công dụng của microsite

Microsite thường được sử dụng cho những mục đích chính sau đây:

  • Quảng bá thương hiệu: Khác với website thông thường sẽ bao quát tất cả sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đó cung cấp, microsite chỉ tập trung vào một chủ đề hay sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng, và do đó tăng khả năng tập trung vào câu chuyện xoay quanh sản phẩm/dịch vụ đó nhiều hơn. Nội dung của một microsite có thể mang tới thông điệp mà khách hàng mong muốn chứ không mơ hồ hay quá rộng như trên website.

  • Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới của công ty: nhờ khả năng tập trung, microsite thường được sử dụng khi doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ. Tại trang microsite đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội giới thiệu mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ bằng nội dung, hình ảnh, hiệu ứng đi kèm các chương trình khuyến mãi, kêu gọi hành động cụ thể.

Microsite để giới thiệu xe giao bánh mới của Domino Pizza.

Microsite để giới thiệu xe giao bánh mới của Domino Pizza

  • Tạo ra các chiến dịch nhằm thu hút những tệp khách hàng tiềm năng: Microsite cũng rất thường xuyên được sử dụng khi doanh nghiệp triển khai một sự kiện, một chiến dịch truyền thông/CSR. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng triển khai các nội dung tiếp thị, quảng bá nội dung cùng với microsite, thu hút khách hàng và đo lường mức độ quan tâm, tỷ lệ chuyển đổi.

  • Phát triển từng nhóm cộng đồng khách hàng thích hợp: Từ các microsite sử dụng trong các trường hợp trên, doanh nghiệp có thể xác định được nhóm đối tượng khách hàng thật sự quan tâm và thao tác hành động. Sau đó, khi chiến dịch kết thúc, doanh nghiệp sẽ triển khai các hành động tiếp theo để chăm sóc, nuôi dưỡng nhóm đối tượng này trở thành khách hàng trung thành của mình.

1.3 Lợi ích của microsite

Microsite phục vụ một chiến dịch marketing cụ thể

Microsite phục vụ một chiến dịch marketing cụ thể

  • Sự tập trung: Các microsite được thiết kế và điều hướng thân thiện với nhóm người dùng cụ thể. Một microsite đại diện cho một trang web được sắp xếp hợp lý để người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.

  • Tốc độ triển khai và truy cập nhanh: Với sự tập trung rõ ràng và thông tin ngắn gọn, một microsite có thể được triển khai nhanh chóng, cho phép đạt được mục tiêu và tạo ra kết quả có thể đo lường được.

  • Tăng SEO: Việc sử dụng một microsite sẽ giúp tăng xếp hạng SEO tổng thể của thương hiệu và cho phép khán giả mới tìm thấy doanh nghiệp trực tuyến. Khách truy cập không quen thuộc với tổ chức của bạn có thể tìm thấy microsite thông qua tìm kiếm không phải trả tiền, liên kết giới thiệu và phương tiện truyền thông xã hội.

2. Phân biệt microsite và landing page

Nhìn chung, microsite và landing page có khá nhiều điểm tương đồng, ví dụ như đều là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing để truyền đạt thông tin đến khách hàng và thu hút khả năng chuyển đổi. Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất của microsite và landing page đó là việc microsite có thể sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm nhưng landing page chỉ có thể sử dụng để giới thiệu duy nhất một sản phẩm mà thôi.

2.1. Về bản chất:

Landing page là một website bình thường, được sử dụng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo của dịch vụ hay một sản phẩm nào đó. Địa chỉ của trang landing page phổ biến có dạng là www.domainwebsite.com/landing page.

Còn microsite là một trang web có tên miền riêng và được dùng để phục vụ cho một chiến dịch của một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ. Địa chỉ của microsite thông thường có cấu trúc là www.tenchiendich.com.

Microsite quảng bá sự kiện

Microsite quảng bá sự kiện

2.2. Về chức năng

Landing page là nơi để tạo tương tác với khách hàng. Điều này giúp trang Landing Page gia tăng mức độ chuyển đổi, mua hàng từ phía khách hàng.

Landing page quảng bá khóa học

Landing page quảng bá khóa học

Trong khi đó, microsite chứa nhiều thông tin hơn, truyền tải thông điệp đến khách hàng rõ ràng và hiệu quả hơn so với các trang landing page. Thông tin có thể được chia nhỏ ở những page khác nhau, phục vụ cho nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng một lúc nhằm giúp khách hàng theo dõi thông tin dễ dàng hơn.

Microsite chỉ có mục đích sử dụng trong một thời hạn nhất định của chiến dịch, trong khi landing page được sử dụng lâu dài hơn.

3.Các ví dụ về microsite nổi bật

3.1 My Creative Type (Adobe)

Microsite: https://mycreativetype.com/

Trên microsite này, người dùng khi truy cập vào sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn để xác định “cá tính sáng tạo” (creative type) của họ. 15 câu hỏi đánh giá suy nghĩ, hành vi và tiềm năng, mỗi câu hỏi theo sau là một video ẩn dụ vui nhộn cho câu trả lời mà người dùng đưa ra.

Microsite My Creative Type (Adobe)

Microsite My Creative Type (Adobe)

Cuối cùng, người dùng sẽ được cung cấp một trong tám loại cá tính sáng tạo và mô tả về điểm mạnh, tiềm năng, động lực và lời khuyên để theo đuổi mục tiêu sáng tạo. Sau đó, người dùng có thể chia sẻ nó trên trang xã hội của họ.

3.2 Inside Chanel (Chanel)

Microsite: https://www.chanel.com/us/about-chanel/the-stories/

Microsite Inside Chanel (Chanel)

Microsite Inside Chanel (Chanel)

Inside Chanel là một microsite được sử dụng để quảng bá về lịch sử và di sản của thương hiệu thời trang đẳng cấp thế giới Chanel. Nơi đây chứa rất nhiều video ngắn miêu tả về câu chuyện lịch sử của những nhà sáng lập thương hiệu, địa điểm, sự vật và sự kiện đã góp phần tiếp tục thành công của thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng này.

4. Cách xây dựng microsite hiệu quả

Nếu muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp và thực hiện các chiến dịch marketing một cách chuyên nghiệp, việc trang bị cho mình microsite là điều cần thiết. Vòng đời của microsite rất ngắn, vì vậy trong khoảng thời gian triển khai doanh nghiệp phải tính toán để phát huy hết tác dụng của microsite và làm cho nó thành một công cụ thực sự hiệu quả cả về chi phí và đầu tư. Sau đây là những gợi ý để doanh nghiệp có thể bắt tay vào xây dựng microsite hiệu quả.

  • Thiết kế microsite một cách đơn giản mà không phải mất nhiều thời gian và tiền bạc khi doanh nghiệp có thể tự tạo cho mình những trang microsite bằng cách sử dụng các theme wordpress, blogger, google site… dựa trên các bài hướng dẫn có sẵn trên mạng. Tuy nhiên, việc tạo microsite miễn phí này đòi hỏi bạn phải có con mắt thẩm mỹ để tự điều chỉnh và thiết kế một cách hài hòa, thân thiện với người dùng.

Tạo microsite trên Wordpress

Tạo microsite trên Wordpress

  • Đầu tư vào việc thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra trải nghiệm thân thiện với người dùng, trong đó quan trọng là các thông tin được sắp xếp một cách khoa học, dễ hiểu, phù hợp với trải nghiệm đọc giúp người dùng dễ dàng nắm bắt những ý chính cần thiết. Microsite càng ấn tượng, càng độc đáo càng mang lại được nhiều lượt ghé thăm và giữ chân người truy cập lâu hơn.

Thiết kế microsite ấn tượng

Thiết kế microsite ấn tượng

  • Kết hợp với những hình ảnh, hiệu ứng bắt mắt…để thu hút sự chú ý của người dùng, kích thích tạo ra những tương tác chuyển đổi nhanh chóng. Với tính tò mò, ham học hỏi, thích trải nghiệm, ưa vui…của khách hàng thì doanh nghiệp nên tích hợp các chương trình đố vui, các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi hay các cuộc khảo sát, đánh giá…nhằm tạo tương tác và sự trải nghiệm thực tế với nhãn hàng của mình đến với người dùng.

Microsite sử dụng hiệu ứng bắt mắt

Microsite sử dụng hiệu ứng bắt mắt

  • Microsite là một website vệ tinh. Vì vậy, hãy liên kết microsite với website chính/trang sản phẩm để mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch đồng thời quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách rộng rãi.

  • Lên kế hoạch để quảng bá microsite rộng rãi đến cộng đồng thông qua các trang mạng xã hội, diễn đàn, các bài báo online… bằng cách chạy quảng cáo, đặt banner, viết nội dung…

Quảng bá microsite đến cộng đồng

Quảng bá microsite đến cộng đồng

Để xây dựng và khai thác microsite hiệu quả, doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng, kết hợp với kênh của digital marketing một cách khéo léo để thu hút khách hàng tới thăm nhiều nhất trong thời gian diễn ra chiến dịch. Ngoài ra, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân các thành viên tham gia microsite để biến họ thành một cộng đồng, tạo ra những hiệu ứng về marketing truyền miệng… Khi đó, dù đã kết thúc chiến dịch, dù microsite đã “hết hạn”, nhưng những lợi ích của nó sẽ vẫn còn tồn tại.

>>> Bài viết có liên quan: Tổng hợp các thuật ngữ trong Digital Marketing mà bạn cần phải biết

5.Tổng kết

Microsite là một trong các công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể mau chóng quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến với tệp khách hàng tiềm năng. Hy vọng rằng bài viết của Haravan đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về microsite và chúc bạn áp dụng thành công các kiến thức để xây dựng microsite hiệu quả cho doanh nghiệp!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Thiết kế website là gì? Thiết kế website có chịu thuế GTGT không?

30/12/2022 MKT Nguyệt

Top 9 layout website cơ bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

12/01/2023 MKT Nguyệt

Push notification là gì? Lý do bạn nên cài push notification cho web

16/01/2023 MKT Nguyệt