UI/UX là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa UI và UX có thể bạn cần biết

UI/UX dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong thời đại công nghệ số, gắn liền với rất nhiều các ngành nghề có liên quan như lập trình hay thiết kế. Tuy phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều người vẫn đang mơ hồ về hai khái niệm này. Vậy UI/UX là gì? Và sự khác biệt giữa chúng mà bạn cần phải biết? Cùng Haravan giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm về UI/UX

1.1 UI là gì?

UI/UX là gì

UI được dùng để chỉ giao diện của người dùng

UI là viết tắt của từ User Interface dùng để chỉ giao diện của người dùng. UI bao gồm những yếu tố mà người dùng có thể thấy được như: màu sắc, bố cục sắp xếp, font chữ, hình ảnh website,... đây đều là những thứ mà người dùng có tiếp xúc với website đó.

UI đóng vai trò là đường dẫn để đưa thông điệp đến người dùng, nhà cung cấp hay một sản phẩm/dịch vụ. Cụ thể, nhà thiết kế sẽ đóng vai trò là một lập trình viên để xây dựng và giới thiệu để mọi người có thể hiểu được sản phẩm của họ.

1.2 UX là gì?

UI/UX là gì

UX là trải nghiệm của người dùng về sản phẩm của doanh nghiệp

Song song với đó, UX là viết tắt của từ User Experience, dùng để chỉ trải nghiệm của người dùng, là những đánh giá của họ khi trải nghiệm sản phẩm của bạn. Ví dụ: Website/App của bạn có dễ dùng không, đang gặp vấn đề gì, bố cục sắp xếp đã ổn chưa,... Đây là cách thức mà người dùng có thể sử dụng để tương tác với những yếu tố UI được tạo ra.

Những người làm về UX (được gọi là UX Designer) sẽ đảm nhận việc nghiên cứu và đánh giá thói quen khách hàng sử dụng và đánh giá về sản phẩm.

Nhìn chung, UI/UX là một phần không thể tách rời của thiết kế website, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng sản phẩm và đánh giá của người dùng. Tuy nhiên, vai trò của UI/UX vẫn khác nhau, từ quá trình phát triển đến những nguyên lý, nguyên tắc về thiết kế.

2. UI/UX design là gì

UI/UX design là những người có chuyên môn về thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng cho sản phẩm (có thể là website hay app), nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện dụng cho sản phẩm đó.

Công việc của một UI design sẽ bao gồm các hoạt động như: Phân tích khách hàng, nghiên cứu thiết kế, xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa, xây dựng hướng dẫn sử dụng,... Vai trò của giao diện người dùng rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số, đây là yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng của người dùng vào thương hiệu. Và các nhà UI design cần phải thể hiện rõ được thông điệp dựa trên sản phẩm đó.

Đồng thời, công việc của UX design chủ yếu hướng đến việc phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích khách hàng, cơ cấu/chiến lược sản phẩm, phát triển nội dung,... Họ cũng sẽ phải phối hợp với các UI design, nhà phát triển để theo dõi mục tiêu, cũng như phân tích lặp lại các hành vi người dùng. Vai trò của UX design vừa phải đảm nhiệm một phần Marketing, một phần làm thiết kế và quản lý dự án. Để đến được mục tiêu cuối cùng là kết nối kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu người dùng thông qua quá trình thử nghiệm và chọn lọc để thỏa mãn nhu cầu giữa hai bên.

3. Sự khác nhau giữa UI và UX

UI/UX là gì

Sự khác biệt về chức năng giữa UI và UX

Sự khác biệt rõ ràng nhất mà ta có thể thấy đó chính là: UI sẽ chú trọng nhiều đến giao diện sản phẩm, từ thiết kế cho đến tính năng. Còn UX sẽ đảm nhiệm về trải nghiệm người dùng. Tuy rằng hai yếu tố này có mối liên hệ mật thiết, nhưng chức năng và nhiệm vụ của UI và UX là khác nhau.

3.1 Mục tiêu công việc

UX design sẽ là người cân nhắc và đánh giá về toàn bộ hành trình người dùng để giải quyết các vấn đề như: những bước mà người dùng cần thực hiện, các hành động họ phải làm để đạt được mục tiêu nào,... tất cả những yếu tố sẽ hướng đến một mục tiêu chính: mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Khi UX vạch ra kế hoạch, thì UI sẽ là người thực hiện hóa những ý tưởng đó, để nó trực quan và dễ tiếp cận hơn. Mục tiêu của UI design sẽ chú trọng đến những yếu tố về hình ảnh và tính thẩm mỹ, chúng phải được nhất quán xuyên suốt hành trình người dùng. Những yếu tố này có thể là: giao diện màn hình, điểm chạm (touchpoints), nút bấm, lướt page hoặc chuyển ảnh trong thư viện,...

3.2 Trách nhiệm công việc

Công việc của UX design thường sẽ hướng đến việc tìm hiểu và xác định vấn đề, pain points để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp. Họ cần nghiên cứu kỹ càng về hành vi người dùng, và nhu cầu của họ đối với một sản phẩm cụ thể.

Việc vạc ra hành trình người dùng với các cấu trúc thông tin phù hợp và các chức năng tương ứng. Cuối cùng là thiết kế wireframe (giống như phác thảo), trước khi bắt đầu làm một bản hoàn chỉnh.

Còn đối với công việc của UI design, họ sẽ đảm bảo mang đến các chi tiết để “bộ khung” có thể khả thi nhất. Trách nhiệm của họ không chỉ là thiết kế sản phẩm sao cho đẹp mắt. Một sản phẩm có thể hoạt động và toàn diện hay không đều nhờ vào đóng góp không nhỏ từ phía UI.

Những điều mà một UI design cần phải giải quyết có thể kể đến như: màu sắc cần được kết hợp như thế nào để tương phản và dễ tiếp cận? Nên để nút bấm ở đâu là dễ nhìn thấy nhất?...

4. Tầm quan trọng của việc thiết kế giao diện người dùng

4.1 Nguyên lý DOET

UI/UX là gì

Nguyên lý DOET giúp nhà thiết kế đánh giá tương tác người dùng - sản phẩm

Nguyên lý DOET được xây dựng để hỗ trợ các nhà thiết kế để làm việc, đánh giá sự hữu ích và khả năng tương tác giữa người dùng và sản phẩm. Dựa vào các chỉ số phân tích của DOET, các nhà thiết kế có thể khắc phục được một số điểm yếu hay rủi ro không đáng có để đưa ra được giao diện người dùng chuẩn UI/UX hoàn thiện, thu hút người dùng nhiều hơn.

4.2 Thỏa mãn yêu cầu người dùng

Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi về lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó, người thiết kế giao diện cần thực hiện những yêu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng.

4.3 Đơn giản hóa các tác vụ người dùng

Một nhận định sai lầm mà mọi người luôn nghĩ về thiết kế đó chính là sản phẩm càng nhiều hiệu ứng, nhiều tác vụ thì người dùng sẽ càng ấn tượng hơn. Điều này hoàn toàn sai, một người dùng thường không kiên nhẫn với những website có quá nhiều nút bấm hay thao tác. Vì thế, việc đơn giản hóa các tác vụ đôi khi sẽ là một điểm mạnh cho website hay app của bạn đấy.

4.4 Mọi thứ cần thực hiện rõ ràng

UI/UX là gì

Sự rõ ràng, dễ sử dụng là điều quan trọng khi thiết kế website

Một website với những tính năng rõ ràng, dễ dàng sử dụng nhận được niềm yêu thích của khách hàng. Không ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để tìm hiểu cách dùng một website. Nhà thiết kế cần ghim những chức năng quan trọng lên thanh menu chính để người dùng hiểu được ngay lập tức, đáp ứng được nhu cầu của họ.

4.5 Sắp xếp bố cục hợp lý

Bạn cần hình dung trước quá trình trải nghiệm của người dùng để sắp xếp bố cục sản phẩm một cách hài hòa và thuận tiện. Một website với những tính năng được điều chỉnh khoa học, theo đúng trình tự sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

4.6 Tính toán rủi ro xảy ra khi thiết kế

Không một sản phẩm nào là hoàn hảo cả, việc xảy ra những rủi ro trong quá trình vận hành là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chuẩn bị trước, đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Việc phát sinh lỗi sai có thể từ phía người dùng hoặc sản phẩm. Các nhà lập trình cũng cần phải thiết kế các hệ thống báo lỗi để kịp thời đưa ra được những phương án khắc phục ngay khi có rủi ro xảy ra.

5. Quy trình thiết kế giao diện người dùng

5.1 Phân tích người dùng

UI/UX là gì

Phân tích hành trình người dùng để về nhu cầu của họ

Để có thể thiết kế một website khoa học với các bố cục hài hòa và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, thì bước quan trọng không thể thiếu đó chính là phân tích hành vi người dùng.

Thông qua quá trình phân tích này, sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hình dung đa chiều và rõ nét hơn về tệp khách hàng của mình, để có thể tạo ra một giao diện website chất lượng và có hiệu quả cao.

5.2 Thiết lập mẫu thử

Việc lập mẫu thử chính là cách mà các nhà thiết kế website sử dụng để lấy kinh nghiệm, tùy chỉnh và xây dựng UI thông qua sự tương tác với giao diện. Từ đó, các UI design sẽ có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng của UI đó.

5.3 Đánh giá

UI/UX là gì

Đo lường và đánh giá thông qua khảo sát người dùng

Để có thể đo lường và đánh giá giao diện người dùng một cách đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là tiến hành khảo sát ý kiến người dùng thông qua form khảo sát, hay những phản hồi từ khách hàng.

Từ những phản hồi và đánh giá này, nhà thiết kế sẽ xác định được khả năng của giao diện và đưa ra những phương án tối ưu và kịp thời để mang đến một sản phẩm có độ thân thiện với người dùng cao.

6. Kết luận

Sau đây là tất cả những kiến thức mà Haravan muốn chia sẻ với bạn về khái niệm “UI/UX là gì?” và cách để phân biệt và hiểu hơn về nó. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn mới trong việc nhìn nhận hai khái niệm này. Chúc bạn và doanh nghiệp đạt được thành công!
------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: