Internal Link là gì? Ứng dụng Internal Link tối ưu SEO website hiệu quả

Internal Link là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu website SEO của doanh nghiệp. Dù đây là một yếu tố cần thiết, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng nó một cách thuần thực để nâng giá trị website. Vậy Internal Link là gì? Làm thế nào để có thể ứng dụng internal link vào quá trình SEO? Cách xây dựng hệ thống internal link hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

1. Internal Link là gì?

Internal Link là gì

Internal Link là một liên kết các bài đăng trên cùng một website

Internal Link (hay còn gọi là liên kết nội bộ) được hiểu là một liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền hay website, internal link thường được ứng dụng nhiều trong việc điều hướng và chia sẻ liên kết. Việc ứng dụng internal link rất có lợi trong việc cải thiện tốt thứ hạng của website, giúp cho website trở nên “thân thiện và dễ nhớ” đối với các công cụ tìm kiếm.

Một số loại internal link bạn rất thường hay bắt gặp đó là:

  • Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết
  • Link từ Menu, Footer,
  • Link điều hướng danh mục đến bài viết
  • Link dạng banner xuất hiện trên website
  • Link chuyển từ bài viết này sang bài viết khác trên website

2. Vì sao internal link lại quan trọng?

Với người dùng

Internal Link hỗ trợ cho việc tăng cường trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng tại website của bạn, nó giúp hướng người dùng đến những thứ mà họ đang thật sự quan tâm, đồng thời tối ưu nó, giúp tăng khả năng sử dụng của người dùng lên website của bạn.

Đối với những khách hàng đang có sự quan tâm nhất định với website của bạn, hoặc quan tâm đến những thông tin đang chứa trên đó, internal link sẽ điều hướng họ đến các vấn đề chuyên sâu, giải đáp thắc mắc bằng những thông tin có sẵn trên website. Việc này giúp tăng độ thân thiện của website trong mắt người dùng.

Với website

Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng các internal link là điều hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng website. Bởi những liên kết nội bộ có sức ảnh hưởng nhất định, khiến khách hàng quyết định có nên tiếp tục ở lại website của bạn hay không.

Liên kết nội bộ giúp website của bạn:

  • Cải thiện khả năng phân tán Link Juice giữa các trang có cùng tên miền
  • Đẩy từ khóa lên top dễ dàng hơn
  • Tạo hệ thống phân cấp thông tin khoa học, khách hàng có thể tương tác với website mượt mà hơn
  • Tăng traffic, giảm tỷ lệ thoát trang của người dùng
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi website nhờ vào việc điều hướng khách hàng
  • Tạo sức mạnh liên kết giữa các trang trong website, tăng độ uy tín của website

Với công cụ tìm kiếm

Internal Link cũng làm tăng hiệu quả trong việc nâng cao thứ hạng website trên thanh công cụ tìm kiếm. Trình thu thập dữ liệu của các thanh công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào các đường liên kết để lập các chỉ mục website. Nếu website của bạn có liên kết nội bộ mạnh mẽ, công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm nội dung của bạn, từ đó giúp tăng thứ hạng đáng kể.

3. Tầm quan trọng của internal link trong SEO

3.1 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tăng thứ hạng website

Internal Link là gì

Internal Link giúp tăng thứ hạng website và tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm

Để vận hành tốt một website, điều bạn cần phải nhớ đó chính là sự uy tín sẽ được chuyển đổi và ảnh hưởng giữa các website với nhau. Ví dụ, trong một tên miền, page 1 của bạn đạt được thứ hạng cao, khi bạn gắn liên kết nội bộ với page 2 thì điều đó sẽ giúp page 2 cũng gia tăng về độ tin cậy. Mức độ tin cậy và tín nhiệm này được gọi là “link juice”.

Để tận dụng một cách triệt để liên kết nội bộ để tăng giá trị SEO, bạn cần lưu ý một số điều qua đây:

  • Nên ưu tiên những website đang có độ tín nhiệm cao để đặt, điều này giúp link juice được lan truyền mạnh mẽ nhất.
  • Nên ưu tiên những website có thể mang đến nhiều lợi ích, không nên đặt link tràn lan gây loãng trải nghiệm người dùng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ kiểm tra thứ hạng để có biết được website nào của bạn đang có nhiều uy tín và xếp hạng cao hay chuẩn bị lên hạng để lên kế hoạch lên top một cách cụ thể.

3.2 Cải thiện khả năng sử dụng, điều hướng người tiêu dùng

Những website nhận được thứ hạng cao thông thường sẽ nhờ vào việc chạy quảng cáo Google Ads hoặc chứa những thông tin hữu ích và tạo được sức lan tỏa lớn. Ngoài ra, website cũng sẽ chứa một nội dung nữa đó là các thông tin kêu gọi hành động, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của website.

Bạn có thể đặt internal link tại các website có lượt chuyển đổi và thứ hạng cao để điều hướng về các trang đang cần lên top, điều này sẽ giúp độ uy tín của các trang khác và thứ hạng của nó tăng lên rất nhiều.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để kiểm tra xem trang nào của bạn đang có lượt traffic cao nhất, giúp bạn kiểm tra và từ đó lên kế hoạch nâng thứ hạng cho website của mình.

3.3 Tối ưu hóa khả năng chuyển đổi

Internal Link là gì

Việc ứng dụng Internal link cũng giúp bạn tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng

Mục tiêu của Marketing chung quy vẫn là hướng đến khách hàng, làm sao để thu hút khách hàng, làm sao để thuyết phục họ mua sản phẩm/dịch vụ của họ, làm sao để tăng doanh số.

Bạn có thể xây dựng nội dung website thật hấp dẫn, giới thiệu cuốn hút hoặc những điều hướng khéo léo khiến khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn. Ở đây, các internal link đóng vai trò trong việc nhắc nhở người dùng thực hiện các tương tác chuyển đổi, có thể kế đến như: gọi điện, đăng ký form, liên hệ, mua hàng,...

4. Các loại internal link trong SEO

4.1 Navigational Internal Link

Đây là loại liên kết hỗ trợ tạo nên cấu trúc website để điều chỉnh việc tương tác của người dùng. Liên kết này được xem là phổ biến nhất vì nó hỗ trợ người dùng dễ dàng tìm đến các mục hoặc bài viết mà họ mong muốn.

Đa số website sẽ đặt liên kết này tại menu chính, ở footer hoặc thanh bên. Navigational Internal Link được thường đặt ở những vị trí nổi bật, dễ nhìn thấy, giúp tăng trải nghiệm người dùng.

4.2 Contextual Internal Link

Internal Link là gì

Contextual Internal Link thường xuất hiện theo ngữ cảnh, nội dung chính

Đây là loại liên kết thường xuất hiện theo ngữ cảnh, đặt trong nội dung chính của các trang. Bạn sẽ chọn những từ, Anchor text muốn người dùng tập trung vào nó nhằm mục đích điều hướng họ đến những bài viết có liên quan mà bạn nghĩ họ sẽ quan tâm.

Contextual Internal Link thường được in đậm giúp người dùng dễ nhận biết, khi chọn vào từ khóa đó, người dùng sẽ được đưa đến một bài viết trong cùng website mà có thể họ đang có nhu cầu. Bạn có thể tận dụng Contextual Internal Link để xây dựng các chiến lược nội bộ, điều hướng hành vi người tiêu dùng.

5. Một số mô hình internal link phổ biến

Có rất nhiều những mô hình internal link khác nhau trên thị trường, mỗi cái đều mang lại những lợi ích và hiệu quả riêng. Cùng điểm danh những mô hình phổ biến được nhiều người tin dùng bạn nhé.

5.1 Mô hình kim tự tháp

Đây là mô hình phù hợp cho website có các chuyên mục và trang chủ, mô hình kim tự tháp là hình thức trỏ các đường dẫn từ trang chủ xuống các danh mục, đề mục nhỏ hơn, đồng thời khi ấn vào, liên kết nội bộ sẽ đưa bạn đến liên kết có liên quan. Bạn nên bố trí các danh mục dễ hiểu và hợp lý để không gây khó hiểu và rối rắm về thông tin.

5.2 Mô hình bánh xe

Internal Link là gì

Mô hình bánh xe phổ biến trong internal link

Nếu muốn SEO chứa nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website, mô hình bánh xe sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Mặt khác, mô hình này cũng hỗ trợ bạn trong việc chia đều các danh mục con trên website.

Một nhược điểm của mô hình này chính là bạn sẽ phải tốn thời gian để SEO từ khóa, không những vậy, điều này còn gây cản trở cho Bot Google tìm đến trang đích sẽ không được đánh giá cao.

5.3 Mô hình Silo

Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, mô hình này xây dựng dựa trên ý tưởng nhóm các nội dung có liên quan đến nhau thành một tổ chức, từ một topic chính sẽ phân ra thành các topic nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp độ liên kết của từng nội dung sẽ được làm nổi bật, nội dung được làm nổi bật hơn, khách hàng cũng dễ dàng hiểu được thông điệp mà trang web muốn truyền tải.

6. Công cụ kiểm tra Internal Link hiệu quả

Trong quá trình SEO website, sẽ rất cần thiết nếu như bạn chuẩn bị cho mình những công cụ cần thiết để kiểm tra internal link, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều để website dễ dàng lên được top Google

6.1 Công cụ Screaming Frog

Bạn có thể áp dụng công cụ Screaming Frog, một số bước đơn giản giúp bạn thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Bước 1: Bạn có thể áp dụng công cụ Screaming Frog, một số bước đơn giản giúp bạn thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/

Internal Link là gì

Cài đặt phần mềm về máy tính

Bước 2: Sau khi cài đặt thành công, chọn bài viết bất kỳ trên website của bạn và điền vào ô Tìm kiếm > chọn Start để nhận được bảng số liệu

Internal Link là gì

Chọn bài viết bạn muốn kiểm tra

Bước 3: Chọn dòng đầu tiên cột Address > chọn Internal, sẽ có một danh sách các bài có internal link và anchor text hiện ra

Internal Link là gì

Kết quả internal link sẽ hiện lên

Bước 4: Nếu muốn lưu kết quả, chọn Export để xuất sang file excel

Internal Link là gì

Chọn Export nếu muốn lưu về máy

6.2 Công cụ Ahref

Một công cụ khác giúp kiểm tra internal hiệu quả là Ahref, với các bước đơn giản sau đây

Bước 1: Truy cập vào website https://ahrefs.com/ và đăng nhập tài khoản

Internal Link là gì

Mở ứng dụng trên Google

Bước 2: Chọn bài viết bạn muốn dán vào ô Tìm kiếm > chọn Internal link Backlink. Cột Anchor and backlink là đường dẫn internal link và anchor text mà bạn muốn kiểm tra

Internal Link là gì

Kiểm tra internal link

Bước 3: Nếu muốn lưu về máy, chọn Export để xuất sang file excel

Internal Link là gì

Chọn export nếu muốn lưu về máy

7. Cách tối ưu website với internal link

Bước 1: Xác định Landing Page cần được tối ưu

Bước đầu tiên bạn cần làm để tối ưu website với internal link đó chính là phân loại được những landing page nào nên được đẩy mạnh lên top. Điều này giúp bạn xác định được chủ đề và thông điệp chính từ đó lên các kế hoạch nội dung phù hợp. Thông thường, việc làm này sẽ hướng đến mục tiêu mở rộng từ khóa hoặc đẩy website lên top nhanh chóng.

Bước 2: Liệt kê các cụm từ khóa, cụm chủ đề

Một internal link cần phải có một cụm từ khóa hoặc cụm chủ đề phù hợp với nội dung muốn hướng đến, và landing page sẽ giúp bạn truyền tải một cách cụ thể về chủ đề hoặc thông điệp chính nào đó. Thông thường, tất cả các trang liên quan có liên hệ mật thiết với website và landing page đều phải chứa những chủ đề và từ khóa làm rõ ý nghĩa của thông điệp.

Những từ khóa này sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn nội dung bạn đang muốn truyền đạt ở trang chính. Chính vì vậy, hãy xác định thật kỹ chủ đề và xây dựng các nội dung liên quan, thiết lập các internal để hướng về chủ đề đó.

Bước 3: Chọn Anchor Text và nội dung trang cần trỏ đến

Internal Link là gì

Chọn Anchor text và nội dung

Việc sử dụng Anchor text cùng từ khóa chính sẽ không làm giảm đi chất lượng SEO, chỉ đối với trường hợp dùng Anchor text cho các liên kết ngoài website sẽ khiến bạn vi phạm nguyên tắc.

Một số lưu ý để chọn Anchor text mang lại hiệu quả cao:

  • Có thể biến tấu dài các từ khóa chính để tăng thứ hạng cho website, tuy nhiên bạn cần chắc chắn rằng những từ khóa đúng với xu hướng thị trường
  • Bạn có thể sử dụng đa dạng Anchor text vì sẽ giúp nội dung bạn được tự nhiên hơn
  • Hãy khéo léo lựa chọn Anchor text một cách tự nhiên, hợp với ngữ cảnh nhất để tạo nên sự đồng nhất về mặt nội dung.

Bước 4: Xác định quyền hạn trên website

Bạn cũng nên xác định rõ quyền hạn của website trước khi lên kế hoạch gắn internal link cho website đó. Thông thường, trang có quyền hạn cao nhất là trang có nhiều các liên kết ngoài (trang được chỉ đến từ backlink). Bạn có thể tận dụng lợi thế này để lên hoạt động gắn liên kết nội dung để chuyển website khác lên cùng website.

Công cụ Semrush có thể giúp bạn tìm kiếm các trang web cùng với việc xây dựng chiến thuật tạo nên internal link đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 5: Dùng internal link để tăng thứ hạng cho Landing Page

Sau khi đã có kế hoạch và hoạt động lên internal link hợp lý, điều bạn làm chính là dẫn các internal link đến các website bạn đang muốn cải thiện thứ hạng. Bạn nên hạn chế liên kết đến các trang chứa những thông tin không liên quan, đề phòng trường hợp người dùng không nắm được thông điệp chính.

Bước 6: Dùng internal link để tối ưu những nội dung mới của website

Nếu website của bạn không có nhiều liên kết, bạn có thể xem qua các website có quyền hạn cao từ đó nghiên cứu cơ hội tạo internal link có liên quan nhằm tăng thứ hạng, có lợi cho việc SEO.

Bạn có thể tìm kiếm trên Google những từ khóa có nội dung của mình rồi liên kết bài viết đến website của bạn. Nên có 2-3 liên kết cho mỗi trang và chúng nên được liên kết từ những website có quyền hạn cao.

8. Những lưu ý khi SEO internal link

Internal Link là gì

Một vài lưu ý khi áp dụng internal link

Một số lưu ý bạn cần biết trước khi áp dụng internal link vào SEO, bao gồm:

  • Dùng những trang có traffic nhiều để liên kết nội bộ
  • Liên kết nội bộ đến các bài đăng phổ biến hoặc mới nhất trên website
  • Lượng internal link phù hợp cho một bài đăng là từ 3-5 link, bạn không nên đặt quá nhiều sẽ gây loãng nội dung
  • Nên đa dạng các Anchor text khi đặt internal link
  • Đặt internal link phù hợp với ngữ cảnh, nội dung bài đăng
  • Nên điều hướng internal link đến trang chủ hoặc những bài đăng chất lượng, khả năng lên top cao trong Google

9. Kết luận

Sau đây là tất cả kiến thức mà Haravan muốn chia sẻ đến bạn để giải thích cho khái niệm “Internal link là gì?”. Việc ứng dụng vào thực tế luôn là một vấn đề khó khăn, tuy nhiên để hướng đến mục đích tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, thì internal link là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược này. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Chúc bạn thành công!

---------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Internal Link là gì

Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược truyền thông là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông?

Bật mí conversion rate là gì và gợi ý 7 cách để tối ưu conversion rate

Hyperlink là gì? Hướng dẫn bạn cách để chèn Hyperlink siêu nhanh

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: