Thuật ngữ “conversion rate” thường xuyên được nhắc đến bởi những người làm việc hoặc nghiên cứu về lĩnh vực marketing. Căn cứ vào conversion rate thì marketer có thể đánh giá hiệu quả của một chiến dịch marketing. Bạn có biết bất kỳ thông tin gì xoay quanh thuật ngữ này không? Nếu bạn muốn trở thành marketing tài năng, trước hết phải biết conversion rate là gì.
Khái niệm conversion và conversion rate
Conversion rate là một chỉ số quan trọng mà những người làm marketing cần đặc biệt quan tâm
Trước khi cắt nghĩa thuật ngữ “conversion rate”, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ conversion là gì. Ở đây, conversion có ý nghĩa “chuyển đổi” - thực thể bất kỳ chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B.
Ví dụ, mục đích ban đầu của bạn là thu hút khách hàng ghé thăm website chỉ để tham khao tin tức. Nhưng trải qua một thời gian, khách hàng thấy tin vào website và quyết định mua hàng ngay trên website của bạn.
Conversion rate cũng được biết đến là 1 trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp
Conversion rate là một thuật ngữ chuyên ngành được ghép bởi 2 từ riêng lẻ: “conversion” (chuyển đổi) và “rate” (tỷ lệ). Bởi vậy, conversion rate hay tỷ lệ chuyển đổi chính là tỷ lệ phần trăm được tính toán dựa theo số lượng người thực hiện chuyển đổi trên tổng số người tiếp cận với chiến dịch.
Bài viết sẽ tiếp tục lấy một ví dụ minh họa khác để bạn hiểu tường tận định nghĩa conversion rate. Cụ thể: chiến dịch marketing của bạn đã tiếp cận với 1000 người và có 100 người trong đó quyết định mua hàng. Vậy conversion rate đúng bằng 100/1000 = 0.1 hay 10%.
Ngoài quyết định mua hàng thì sự chuyển đổi trong marketing còn thể hiện qua nhiều biểu hiện khác của khách hàng như:
- Điền thông tin cá nhân trong mẫu liên hệ.
- Yêu cầu nhận báo giá và tư vấn chi tiết về sản phẩm.
- Chủ động để lại thông tin qua Chatbot.
- Kết nối với doanh nghiệp/cửa hàng qua Zalo.
- Đăng ký email để tải tài liệu,
- Đăng ký thông tin để được dùng thử phần mềm.
- …
Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi trong là gì?
Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Conversion rate đóng vai trò gì trong sự phát sự phát triển của doanh nghiệp?”. Với câu hỏi này, bài viết đã tổng hợp top 4 dẫn chứng cụ thể dưới đây để bạn tham khảo.
Là thước đo để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch marketing
Tất cả chiến dịch marketing trên website đều hướng đến mục tiêu được xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp mới thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Và conversion rate chính là công cụ để doanh nghiệp đo lường chính xác mức độ thành công của chiến dịch.
Nói cách khác, sự thành bại của chiến dịch marketing sẽ phản ánh ngay qua conversion rate. Nếu conversion rate thấp thì đấy là minh chứng chiến dịch của bạn đã thất bại và bạn cần đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời.
Là 1 trong 5 yếu tố thúc đẩy của doanh nghiệp
Conversion rate cũng được biết đến là 1 trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp dựa theo mô hình 5 WAYS. Bên cạnh conversion rate, mô hình này còn có thêm 4 yếu tố khác:
- Lead Generation (hay: số khách hàng tiềm năng).
- Average Sale (hay: số lượng giao dịch trung bình).
- Average Number of Transactions (hay: doanh thu trung bình trên mỗi giao dịch).
- Profit Margin (hay: tỷ suất lợi nhuận).
Thông qua conversion rate doanh nghiệp có thể biết chiến dịch marketing thành hay bại
Xác định giai đoạn nào đang bị nghẽn trong phễu bán hàng
Quá trình bán hàng không phải lúc nào cũng suôn sẻ theo cách mà bạn đang mong muốn. Tình trạng nghẽn trong phễu bán hàng sẽ xảy ra một cách “bất thình lình”. Nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đó là xác định chính xác giai đoạn nào bị nghẽn. Qua đây, doanh nghiệp sẽ có phương án cải thiện để tối ưu giai đoạn đó, tạo đà giúp conversion rate “tăng vọt”.
Giảm chi phí chuyển đổi trên mỗi khách hàng
Đây cũng là một trong 4 vai trò quan trọng của conversion rate đối với từng doanh nghiệp. Với cùng một khoản ngân sách và lượng khách hàng ban đầu, nếu conversion rate tốt thì đồng nghĩa với việc chi phí doanh nghiệp cần chi trả cho mỗi lượt chuyển đổi khách hàng sẽ được giảm. Nói cách khác, doanh nghiệp đã tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate optimization).
Conversion rate cũng giúp doanh nghiệp xác định những điểm đang bị nghẽn trong quy trình bán hàng
Doanh nghiệp có thể theo dõi conversion rate bằng cách nào?
Khi làm việc với vai trò là online marketer, bạn phải thường xuyên theo dõi conversion rate. Công cụ giúp bạn hoàn thành hạng mục công việc này đó là trình phân tích dữ liệu Google Analytics (viết tắt: GA).
Với GA, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được rất nhiều thông tin có giá trị về bất kỳ khách hàng nào mỗi khi họ truy cập website:
- Loại điện thoại họ đang dùng.
- Khu vực họ đang sống.
- Danh sách những trang web họ đang xem.
- …
Tuy nhiên, chuyển đổi được biểu hiện qua nhiều dạng như bài viết vừa giới thiệu ở trên và GA không thể hiểu sự chuyển đổi mà bạn hoặc doanh nghiệp đang mong muốn là gì. Bởi vậy, bạn cần chủ động thiết lập chuyển đổi để GA hiểu rõ và theo dõi chính xác conversion rate.
Những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp doanh nghiệp cần khắc phục
Conversion rate trong mỗi chiến dịch marketing có thể thấp hoặc cao. Trong trường hợp conversion rate thấp thì doanh nghiệp phải tìm hiểu lý do. Dưới đây là top những lý do phổ biến khiến conversion rate “tụt dốc”:
- Nội dung bài viết trình bày mơ hồ và thiếu trung thực.
- Thiết kế của website không thân thiện và thiếu ấn tượng.
- Tốc độ tải của trang web có vấn đề.
- Thương hiệu của doanh nghiệp chưa tạo dựng được uy tín, lòng tin.
- …
Doanh nghiệp cần sớm khắc phục conversion rate ngay khi phát hiện conversion rate bị thấp
Vì sao doanh nghiệp lại cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi?
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt cho conversion rate và liên tục cố gắng để tối ưu hóa conversion rate. Vậy bạn có biết đâu là lý do doanh nghiệp muốn conversion rate luôn tăng trưởng?
Hỗ trợ marketer lập kế hoạch kinh doanh
Làm việc trong lĩnh vực marketing, bạn đừng bao giờ “viết bừa” những con số. Điều đó không chỉ khiến bạn bị cấp trên phê bình mà còn ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh. Nếu không nắm bắt chính xác conversion rate thì bạn không thể đo lường hiệu quả của chiến dịch cũ và đưa ra phương án cải thiện chiến dịch mới giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận.
Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
Conversion rate có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh doanh. Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp thì doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là không đáng kể, thậm chí còn bị thua lỗ. Bởi vậy, doanh nghiệp phải theo dõi conversion rate một cách sát sao để điều chỉnh chiến lược quảng cáo trực tuyến sao cho ngày càng cho nhiều người truy cập website.
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố conversion rate
Cách để doanh nghiệp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Sau khi tìm hiểu conversion rate là gì và vai trò của conversion rate, bài viết sẽ bật mí với bạn những cách hiệu quả để tăng conversion rate. Khi bạn chú trọng vào conversion rate thì hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp mới được đẩy mạnh.
Đặt ra mục tiêu chuyển đổi cho trang web
Conversion rate đạt 100% là điều dường như không bao giờ trở thành hiện thực. Doanh nghiệp chỉ có thể cố gắng cải thiện conversion rate để đạt được mức cao nhất và phù hợp với mục tiêu chuyển đổi đã đặt ra trước đó.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn bán ô tô nhưng lại mong muốn conversion rate cao chỉ bằng cách bán hàng online thì đó là điều “chỉ có ở trong mơ”. Nhưng nếu mục tiêu là khách hàng điền form để nhận thông tin hay báo giá của xe, conversion rate sẽ tốt hơn rất nhiều.
Thử phương pháp A/B testing
Đây cũng là một cách đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa conversion rate. Với phương pháp A/B testing, doanh nghiệp có thể so sánh 2 phiên bản của cùng 1 website nào đó và tìm ra phiên bản tốt hơn. Dựa vào lượng traffic và conversion rate trên mỗi phiên bản, bạn sẽ biết nên sử dụng phiên bản nào.
Doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp A/B testing để tối ưu hóa conversion rate
Tìm kiếm giá trị khác biệt so với đối thủ
Trên thị trường luôn có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn doanh nghiệp cung cấp sản phẩm giống với bạn. Chỉ mất vài giây tìm kiếm trên internet, khách hàng đã có thể tìm thấy nhiều sản phẩm “y hệt” được bán với giá cạnh tranh hơn. Đấy là lý do bạn phải tạo cho khách hàng lý do chính đáng để chọn bạn thay vì đối thủ.
Xây dựng sự tin tưởng cho khách hàng
Sản phẩm của bạn dù có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và giá cả phải chăng thì vẫn rất khó bán nếu khách hàng còn thiếu sự tin tưởng ở bạn. Bạn hãy dành nhiều thời gian để tạo dựng hình ảnh và uy tín trên website bằng việc thêm:
- Đánh giá của khách hàng và đối tác về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bài PR doanh nghiệp từ trang báo uy tín.
- Bật tính năng bình luận về sản phẩm.
- Lời khuyên từ chuyên gia trong ngành hay từ KOL.
- Lời cam kết từ phía doanh nghiệp về chất lượng và dịch vụ.
- Cung cấp thông tin liên hệ của doanh nghiệp một cách rõ ràng.
- …
Xây dựng niềm tin với khách hàng cũng là một cách để doanh nghiệp tối ưu hóa conversion rate
Triển khai hoạt động tư vấn trực tuyến cho khách hàng
Tại sao bạn lại bỏ qua khâu tích hợp live chat hay chatbot để nhanh chóng phản hồi mọi thắc mắc của khách hàng? Hãy triển khai ngay nếu bạn muốn cải thiện conversion rate cho doanh nghiệp. Những thông tin trên trang web đôi khi chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách. Chỉ cần bạn phản hồi đúng thời điểm thì conversion rate trên website sẽ có cơ hội tăng cao.
Tạo một CTA hoàn hảo trên website
CTA hay call to action không đơn giản chỉ là một lời kêu gọi khách hàng mua hàng hoặc để lại hành động bất kỳ trên website. Nếu CTA không thể gia tăng conversion rate thì CTA cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy, doanh nghiệp cần biết cách “tút tát” CTA để CTA hoàn hảo hơn:
- CTA nên ngắn gọn trong khoảng 2 - 3 từ và thể hiện đúng điều mà bạn muốn định hướng cho khách hàng.
- CTA cần được đặt ở nơi khách hàng dễ nhìn thấy.
- Màu nền của nút CTA phải nổi bật hay tương phản với nền trang web.
- Màu của chữ trên nút CTA phải nổi bật hay tương phản với màu nút.
- Tránh tình trạng đặt quá nhiều nút CTA trên cùng một trang.
Thiết kế nút CTA khoa học cũng giúp conversion rate của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể
Tạo ra tính cấp thiết cho khách hàng
Nếu muốn tối ưu hóa conversion rate thì doanh nghiệp cũng nên tạo ra độ cấp thiết cho khách hàng, đánh vào tâm lý “phải mua ngay kẻo hết cơ hội”. Từ đó, khách hàng mới có động lực để đưa ra quyết định “chốt đơn” nhanh hơn. Hiện có 2 loại cấp thiết mà doanh nghiệp có thể tạo ra, đó chính là:
- Sự khan hiếm liên quan đến mặt số lượng, ví dụ: chỉ còn 10 chiếc.
- Sự khan hiếm liên quan đến mặt thời gian, ví dụ: chỉ còn 1 ngày.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể tự tin để giải đáp conversion rate là gì mỗi khi nhận được câu hỏi này từ người khác. Càng hiểu rõ thuật ngữ ngày thì bạn càng dễ tạo dựng được những chiến lược marketing online phù hợp để tăng conversion rate. Chúc bạn sẽ vận dụng thành công để hoạt động kinh doanh trực tuyến ngày càng khởi sắc!
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm: