ROI là gì trong marketing? Cách tính và cải thiện chỉ số ROI hiệu quả

Trong marketing, ROI được đánh giá là chỉ số có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác lợi nhuận, hiệu suất của chiến dịch. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ có phương hướng điều chỉnh kịp thời để nâng cao lợi nhuận. Nếu bạn chưa từng biết chỉ số ROI là gì thì hãy tìm hiểu định nghĩa trước khi đào sâu những thông tin khác có liên quan đến ROI.

Một số khái niệm phổ biến về từ roi trong tiếng Việt

ROI là gì

ROI là một chỉ số vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và marketing

Thoạt nghe qua thì từ ROI/roi rất thuần Việt với chúng ta. Tuy chỉ là một từ đơn nhưng lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi tra từ điển tiếng Việt, bạn mới nhận thấy rõ điều này:

  • Roi (danh từ): chỉ một loại cây cùng họ với cây ổi. Lá cây to, hoa trắng và quả mọng nước như hình quả lê, thịt quả xốp và ăn được.

  • Roi (danh từ): mô tả về một vật có hình que dài, dẻo dùng để đánh.

  • Roi (danh từ): lại đề cập đến bộ phận hình sợi của chất nguyên sinh có tác dụng làm cơ năng chuyển vận của động vật đơn bào - trùng roi. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đang đặt ra câu hỏi: “Trùng roi là gì?”. Đây là một loài sinh vật hiện diện ở nhiều nơi và gây ra rất nhiều bệnh cho con người.

Chỉ số ROI trong marketing được hiểu như thế nào?

Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn khám phá về những ý nghĩa thú vị liên quan đến từ ROI/roi. Nhưng bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết từ này còn xuất hiện trong lĩnh vực marketing với cách viết “chuẩn không cần chỉnh”: ROI.

ROI là viết tắt của cụm từ tiếng anh Return On Investment có ý nghĩa lợi tức đầu tư, tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư. Tỷ lệ tài chính ROI được nhà đầu tư tính toán lợi ích hay hiệu quả họ sẽ thu về khi đầu tư vào một dự án bất kỳ. Hay nói cách khác, ROI là kết quả đo hiệu suất do hoạt động đầu tư mang lại.

ROI là gì

Dựa vào ROI mà doanh nghiệp sẽ biết lợi nhuận thu về sau đầu tư dự án hoặc chiến dịch bất kỳ

Những ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROI là gì?

Khi tìm hiểu về chỉ số ROI, bên cạnh định nghĩa thì bạn cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của ROI. Đây là cách giúp bạn ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.

Ưu điểm vượt trội của chỉ số ROI

Xét về ưu điểm, chỉ số ROI dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của doanh nghiệp nhờ những lý do sau đây:

  • Là chỉ số tài chính đơn giản, dễ tính toán và dễ hiểu ngay cả với những nhà đầu tư mới.
  • Cho phép doanh nghiệp theo dõi, phân tích với cả những dự án/chiến dịch ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Đóng vai trò như một thước đo tiêu chuẩn về khả năng sinh lời trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xác định có đang đi đúng hướng hay không.

Hạn chế không thể phủ nhận của chỉ số ROI

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên thì chỉ số ROI vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể là:

  • Phù hợp trong đánh giá dự án/chiến lược ngắn hạn hơn dài hạn.
  • Không phải là chỉ số duy nhất để đưa ra quyết định đầu tư hay không.
  • Không chính xác tuyệt đối và không phản ánh được nguyên nhân ROI thấp hoặc cao,
  • Đòi hỏi doanh nghiệp sử dụng thêm nhiều công cụ khác nếu muốn đo lường chính xác chỉ số ROI.

ROI là gì

Chỉ số ROI tuy rất dễ hiểu và dễ tính toán nhưng lại không chính xác tuyệt đối

Lý do doanh nghiệp cần đo lường chính xác chỉ số ROI

Mối quan tâm chung của những người lần đầu biết đến chỉ số ROI đó là tại sao doanh nghiệp cần đo lường chính xác chỉ số này. Bài viết đã tổng hợp 3 lý do cơ bản để giải đáp thắc mắc trên.

Phân tích mức độ hiệu quả của hoạt động đầu tư

Lý do đầu tiên lý giải tại sao doanh nghiệp cần đo lường chỉ số ROI đó là ROI giúp doanh nghiệp phân tích mức độ hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thông qua quá trình phân tích, doanh nghiệp có thể trả lời câu hỏi: “Việc đầu tư đã mang lại gì cho doanh nghiệp?”. Đáp án cụ thể có thể là:

  • Tỷ lệ chuyển đổi.
  • Số lượng đơn hàng.
  • Doanh thu bán hàng.

Đánh giá đúng về hiệu quả của tất cả khoản đầu tư

Có rất nhiều chỉ số mà doanh nghiệp phải theo dõi và phân tích liên tục để đánh giá chính xác tình hình kinh doanh cũng như đầu tư. Với sự trợ giúp từ chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể thấy rõ hiệu quả của tất cả khoản đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp mới nắm bắt được khả năng sinh lời của từng dự án hoặc chiến dịch để biết nên tiếp tục hay ngừng đầu tư cho dự án/chiến dịch nào.

ROI là gì

Doanh nghiệp sẽ biết có đang đầu tư hiệu quả hay không thông qua chỉ số ROI

Tối ưu chi phí và triển khai những chiến lược bán hàng phù hợp

Muốn biết nên đầu tư hoặc đẩy mạnh chiến dịch, dự án nào để đạt được lợi nhuận tốt nhất thì doanh nghiệp cần dựa vào chỉ số ROI. Thực hiện phép so sánh ROI giữa những khoản đầu tư khác nhau là cách giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tối ưu hóa chi phí, triển khai chiến lược bán hàng phù hợp.

  • Dự án/chiến dịch có chỉ số ROI âm thì doanh nghiệp nên dừng đầu tư để tiết kiệm chi phí bởi lợi nhuận thu về rất thấp.
  • Dự án/chiến dịch có chỉ số ROI âm chứng tỏ lợi nhuận cao nên doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa.

Công thức tính tỷ lệ ROI nhanh chóng và chính xác

Trong hoạt động kinh doanh và marketing, cách tính tỷ lệ ROI sẽ có sự khác biệt. Mời bạn tiếp tục tìm hiểu về công thức tính toán ROI trong phần dưới đây của bài viết nhé!

Tính toán chỉ số ROI trong hoạt động kinh doanh

Khi muốn tính ROI trong kinh doanh, doanh nghiệp hãy vận dụng đúng công thức: ROI (%) = (Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư) x 100%, trong đó:

  • Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế chính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí đầu tư.
  • Chi phí đầu tư sẽ bằng tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi: chi phí trang thiết bị, chi phí điện nước, chi phí mặt bằng, cơ sở hạ tầng,...

ROI là gì

Công thức tính ROI trong kinh doanh rất đơn giản mà người mới đầu tư cũng có thể áp dụng ngay

Nhằm giúp bạn hình dung rõ hơn về cách tính chỉ số ROI, bài viết sẽ lấy ngay một ví dụ cụ thể: Anh A đã đầu tư 10 triệu đồng để mua một chiếc lò nướng bánh pizza hiện đại nhất. Cuối năm, tiệm bánh của anh thu về lợi nhuận cao hơn so với năm trước là 40 triệu. Vậy chỉ số ROI trong năm nay chính bằng (40.000.000/10.000.000) x 100% = 400%.

Tính toán chỉ số ROI trong lĩnh vực marketing

Đối với lĩnh vực marketing, bài viết sẽ mách bạn công thức tính trong từng mảng như Content marketing, SEO website và quảng cáo có trả phí trên nền tảng Facebook, Google.

Tính toán ROI trong Content marketing

Đo lường và báo cáo về tỷ lệ ROI trong Content marketing chính là cách hiệu quả để doanh nghiệp biết giá trị lợi nhuận sau khi đầu tư và lĩnh vực này. Có 3 bước cơ bản để tính ROI Content marketing:

  • Xác định chi phí doanh nghiệp đã đầu tư, gồm có chi phí: tạo content, outsource content từ bên ngoài, thời gian để lập kế hoạch và quản lý chiến lược content, phân bổ content với chi phí quảng cáo, phần mềm và những công cụ sử dụng.
  • Xác định giá trị lợi nhuận doanh nghiệp đã thu được, đó có thể là: độ nhận thức về thương hiệu, khách hàng mới và doanh thu, SEO, số lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Sau khi hoàn thành 2 bước trên, bạn lấy lợi nhuận chia chi phí đầu tư, kết quả nhận được chính là ROI. Trong đó, lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí đầu tư. Kết quả của ROI trong Content marketing thể hiện qua 3 chỉ số là Awareness, Engagement và Leads + Customers.

ROI là gì

Tính ROI trong Content marketing giúp doanh nghiệp biết giá trị lợi nhuận sau đầu tư lĩnh vực này

Tính ROI trong SEO website

Tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn bạn 3 bước để tính ROI website. Bạn tham khảo để áp dụng ngay khi cần nhé!

  • Xem xét tỷ lệ click hay CTR cho mỗi keyword xếp ở 20 vị trí đầu tiên ở bảng kết quả tìm kiếm của Google. Từ đó, ước tính sự tăng trưởng của Organic Traffic vào trang web nếu trang web của bạn đang xuất hiện ở trang kết quả thứ nhất của Google.
  • Đo lường Organic Traffic do SEO tạo ra so với khoản chi phí đã đầu tư cho AdWords nếu bạn muốn kéo cùng một lượng traffic.
  • Tính ROI của lượng Organic Traffic hay SEO ROI bằng cách lấy: LVT - CAC, kết quả nhận được sẽ chia cho CAC. Trong đó, TVC là viết tắt của Lifetime value và CAC chính là Customer Acquisition Cost.

Tính ROI trong quảng cáo Facebook và Google

Vậy đối với ROI trong Facebook Ads và Google Ads thì bạn có thể tính bằng cách nào? Lời giải sẽ được bài viết bật mí với bạn ngay sau đây:

  • Lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí đã dùng cho chiến dịch quảng cáo.
  • Kết quả thu được lại tiếp tục chia cho chi phí quảng cáo. Sau đó, nhân với 100% để ra tỷ lệ ROI.

ROI là gì

Doanh nghiệp cũng có thể tính toán chỉ số ROI trong SEO website và quảng cáo trực tuyến

Tỷ lệ ROI trong marketing là bao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp?

Từ định nghĩa về chỉ số ROI có thể nhận thấy ROI đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được và chi phí ban đầu doanh nghiệp đã bỏ ra. Chỉ số ROI càng tăng trưởng nhanh thì tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ càng được rút ngắn.

Nếu chỉ số ROI là 2:1 thì doanh nghiệp chưa có lợi nhuận mà mới chỉ đủ để hoàn vốn. Nguyên nhân được xác định bởi chi phí dành cho sản xuất đã mất đến 50% giá thành của sản phẩm. Điều này đã chứng minh một thực tế là:

  • Nếu giá vốn sản phẩm thấp hơn 50% giá bán sản phẩm thì ROI sẽ cao và doanh nghiệp không cần đẩy mạnh hoạt động marketing.
  • Nếu giá vốn sản phẩm cao hơn 50% giá bán sản phẩm thì ROI sẽ thấp, doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai hoạt động marketing nhiều để kích thích nhu cầu mua hàng của khách, dùng lợi nhuận bù đắp cho số tiền đã chi cho sản xuất.

Theo chia sẻ của những chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư sành sỏi thì không có một mức cụ thể nào để kết luận ROI là tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ số lý tưởng hơn cả vẫn là 5:1 và ROI cao hoặc thấp hơn 5:1 sẽ còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất sản phẩm của từng doanh nghiệp.

ROI là gì

Chỉ số ROI dương là một tín hiệu minh chứng cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Bí thuật giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ ROI trong marketing

Vậy bạn đã biết cách để nhanh chóng cải thiện chỉ số ROI cho doanh nghiệp hay chưa? Hãy cùng xem qua một số cách bên dưới và chọn ra cách phù hợp với doanh nghiệp của bạn ngay nhé!

Phân bổ ngân sách phù hợp cho từng dự án hay chiến dịch marketing

Bí thuật đầu giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ ROI đó chính là phân bổ ngân sách phù hợp cho mỗi chiến dịch marketing hay dự án khác nhau. Nhưng sẽ thật khó khăn để doanh nghiệp có thể làm tốt điều này nếu không biết phải dành nhiều ngân sách vào hạng mục nào nhằm mang về lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy, doanh nghiệp cần học cách đầu tư thông minh và có chiến lược.

Dưới đây 2 chiến lược phân bổ ngân sách hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Tăng ngân sách đầu tư đối với những dự án/chiến dịch hiệu quả, giảm hoặc ngừng đầu tư ngân sách cho dự án/chiến dịch kém hiệu quả.

  • Chuẩn bị tốt nguồn ngân sách dự trù để chủ động ứng phó khi có phát sinh bất ngờ và hạn chế tối đa rủi ro cho chiến lược kinh doanh.

ROI là gì

Muốn cải thiện ROI thì doanh nghiệp cần đầu tư cho những dự án có tiềm năng sinh lời cao

Hiểu rõ mục tiêu của mỗi chiến dịch marketing trước khi triển khai

Trước khi triển khai bất kỳ chiến dịch marketing nào, doanh nghiệp đều cần hiểu rõ về mục tiêu của chiến dịch. Hay nói cách khác là trả lời được câu hỏi sau đây:

  • Mục tiêu của chiến dịch/dự án lần này là gì?
  • Cách thức để đo lường mục tiêu như thế nào?

Mục tiêu càng rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ càng dễ trong khi triển khai. Một mô hình thiết lập mục tiêu đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đó là SMART. Với mô hình này bao gồm 5 tiêu chí riêng biệt này, doanh nghiệp có thể đánh giá chính được:

  • Tính cụ thể hay Specific.
  • Có thể đo lường được hay Measurable.
  • Tính khả thi hay Actionable.
  • Sự liên quan hay Relevant.
  • Thời hạn đạt được mục tiêu hay Time bound.

Thử nghiệm nhiều kênh tiếp thị khác nhau để chọn kênh tốt nhất

Đây cũng là một việc quan trọng mà doanh nghiệp cần triển khai nếu mong mỏi cải thiện tỷ lệ ROI. Hiện có rất nhiều kênh tiếp thị để doanh nghiệp thử nghiệm như:

  • Email.
  • Truyền thông xã hội.
  • Tiếp thị video.
  • Tiếp thị phản hồi trực tiếp.
  • Quảng cáo có trả phí.

Thông qua hiệu suất của từng chiến dịch, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xác định chính xác những kênh tiếp thị được khách hàng mục tiêu phản hồi tốt nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chọn ra kênh tiếp thị hiệu quả để tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng cũng như tăng giá trị vòng đời của khách.

ROI là gì

Doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ mục tiêu của mỗi chiến dịch thì mới có thể cải thiện chỉ số ROI

Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhóm khách hàng trung thành

Giá trị vòng đời của khách hàng hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc lôi kéo khách hàng mới mà bỏ qua khách hàng trung thành. Nhưng khách hàng thường xuyên dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mới đem lại lượng doanh thu “khủng”.

Đối với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp phải dành rất nhiều chi phí để triển khai hoạt động marketing. Trái lại, doanh nghiệp chỉ cần nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng trung thành. Họ sẽ sớm trở thành đại sứ thương hiệu tự nguyện giới thiệu sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cho nhiều người xung quanh. Bằng cách này, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có thể tăng doanh thu để cải thiện chỉ số ROI.

Xây dựng kế hoạch theo dõi chỉ số ROI

Như đã chia sẻ ở trên, ROI là một chỉ số rất quan trọng trong marketing bởi dựa vào ROI thì doanh nghiệp mới có phương hướng điều chỉnh chiến dịch để đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, tạo kế hoạch cụ thể chính là cách giúp doanh nghiệp:

  • Theo dõi sát sao chỉ số ROI và đánh giá chiến dịch thành hay bại.
  • Đo lường và cân đối ngân sách phù hợp cho mỗi chiến dịch đang chạy.

ROI là gì

Chăm sóc tốt khách hàng cũ là cách giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số ROI vô cùng hiệu quả

Kết luận

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu rõ ROI là gì và những ưu điểm, hạn chế cũng như công thức tính của chỉ số ROI. Dù ROI phản ánh khả năng sinh lời của một khoản đầu tư nhưng bạn cũng không nên vội ra quyết định “rót tiền” khi chưa nghiên cứu kỹ về tính khả thi của dự án/chiến dịch. Chúc bạn sẽ đánh giá, phân tích ROI hiệu quả để tìm ra những định hướng đúng đắn!

----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Tagline là gì

Có thể bạn quan tâm:

Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng

Wifi Marketing là gì? Giải pháp Wifi Marketing cho doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Above the line và Below the line là gì?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: