Thị hiếu khách hàng là gì? Phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng

Khi kinh doanh bất kỳ một sản phẩm, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là thấu hiểu được thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để nắm bắt được thị hiếu khách hàng là một bài toán khó của nhiều tổ chức và doanh nghiệp.Vậy thị hiếu khách hàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng kinh doanh trong năm 2023.

Thị hiếu khách hàng là gì?

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Thị hiếu khách hàng là cảm giác mong muốn được sở hữu một loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu cá nhân

Thị hiếu của khách hàng là cảm giác mong muốn được tiếp cận được sở hữu một loại hàng hóa, dịch vụ của một người hay một nhóm người. Thị hiếu khách hàng xuất phát điểm từ việc thỏa mãn yêu cầu của các giác quan, theo xu hướng ngày càng đề cao tính thẩm mỹ, tiện dụng và hoàn thiện.
Thông qua việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp hoặc nhãn hàng sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp với khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ lựa chọn được giải pháp tốt nhất thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. Doanh nghiệp sẽ thông qua việc tiếp cận thị hiếu khách hàng để thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm của mình.

Những đặc điểm cơ bản của thị hiếu khách hàng

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Thị hiếu khách hàng phụ thuộc vào những yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, vùng miền

Thị hiếu khách hàng thường phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Trình độ văn hóa và xã hội: Những khách hàng có trình độ văn hóa cao thường thiên về thị hiếu có chọn lọc. Ngược lại, những người có trình độ văn hóa thấp thường thiên về thị hiếu không chọn lọc.
  • Yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội của các cá nhân, dân tộc được biểu hiện quá mức sống, môi trường hoạt động và sự yêu thích cá nhân của khách hàng.
  • Yếu tố về sự giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, các dân tộc chắt lọc những nét đẹp và đa dạng các nền văn hóa.
  • Truyền thống văn hóa và xã hội của một dân tộc, biểu hiện thông qua cách ứng xử, ăn mặc và quan điểm sống.

Tại sao cần phân tích thị hiếu khách hàng

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị hiếu khách hàng bởi vì những lợi ích mà nó mang lại

Hiện nay, các doanh nghiệp rất quan trọng trong việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Vậy tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích thị hiếu khách hàng? Dưới đây là một số lý do tại sao cần nghiên cứu và phân tích thị hiếu khách hàng trong thời đại kinh doanh dưới đây:

Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý

Phân tích thị hiếu khách hàng là một trong những bước đầu tiên trước khi lập một chiến lược kinh doanh. Khi hiểu được thị hiếu người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược phù hợp. Bạn cần phải hiểu được khách hàng muốn gì thì mới có thể tạo ra sản phẩm phù hợp và cũng như lựa chọn cách marketing tương ứng. Tất nhiên không có một doanh nghiệp nào muốn cung cấp sản phẩm mà không dựa vào thị hiếu khách hàng.

Giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng mục tiêu

Phân tích thị hiếu khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, sở thích và nhiều yếu tố liên quan đến khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, để hiểu được khách hàng mục tiêu cũng cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, thị hiếu khách hàng là yếu tố mấu chốt giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược để phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Khi hiểu được thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ triển khai chiến lược, sản xuất sản phẩm theo đúng quy trình. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch kinh doanh theo đúng hướng. Đây là một cách tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ không được lựa chọn trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến sự thất bại của chiến chiến lược và làm giảm ngân sách của công ty.

Giúp doanh nghiệp linh hoạt thay đổi chiến lược phù hợp với thị hiếu khách hàng

Thị hiếu khách hàng của thị trường thay đổi không ngừng qua từng ngày, từng thời điểm nên chúng ta cần linh hoạt thay đổi theo từng trường hợp. Doanh nghiệp nên thường xuyên khảo sát thị trường để có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng hiện tại. Từ đó, sẽ xây dựng một chiến lược phù hợp dựa trên thị hiếu người tiêu dùng. Đây là là một yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thành công khi giới thiệu sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng đến với thị trường.

Các loại thị hiếu khách hàng

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Thị hiếu chọn lọc và không chọn lọc là các loại thị hiếu khách hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có hai loại thị hiếu khách hàng phổ biến mà doanh nghiệp cần quan tâm để xây dựng chiến lược phù hợp cụ thể như:

Thị hiếu có chọn lọc

Thị hiếu có chọn lọc là những khách hàng ưa thích và hiểu được giá trị của cái đẹp biết cách chọn lọc và áp dụng những gì đẹp nhất cho bản thân và làm phong phú thêm cuộc sống của mình. Do đó, những người có thị hiếu chọn lọc thường quan tâm chất lượng và thẩm mỹ hơn là chú trọng đến giá cả.

Thị hiếu không có chọn lọc

Thị hiếu không chọn lọc thường là những người không thật sự yêu thích hay am hiểu cái đẹp. Họ thường lựa chọn những sản phẩm mang tính chất ngắn theo xu hướng thị trường. Những người có thị hiếu không chọn lọc thường mua sản phẩm khi thấy người khác có gì thì mình cũng phải có. Người tiêu dùng có thị hiếu chọn lọc thường quan đến số lượng sản phẩm và giá cả hơn.

Những xu hướng thị hiếu khách hàng tại Việt Nam 2023

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Những xu hướng về thị hiếu khách hàng tại thị trường Việt Nam trong năm 2023

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, dưới đây là top 3 xu hướng thị hiếu khách hàng sẽ bùng nổ tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 cụ thể:

Xu hướng tiêu thị hàng FMCG không còn được ưa chuộng

Sự sụt giảm doanh thu của ngành FMCG đã được thể hiện rõ rệt trong sáu nhóm ngành lớn trên toàn tỉnh thành Việt Nam. Cụ thể nhóm ngành đồ uống, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá. Trong sáu ngành hàng này, các nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá đạt tốc độ tăng trưởng dương, cụ thể là 0,6%. Bốn nhóm ngành hàng còn lại đều có sự giảm sút rõ rệt.

Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng ở mức giai đoạn hai con số trong giai đoạn 2011- 2014 thì ngành hàng FMCG chỉ tăng từ 6 - 11% ở khu vực nông thôn. Chỉ có duy nhất 0 - 6% ở khu vực thành thị từ năm 2015. Ngành hàng FMCG tiêu thụ ở nông thôn có xu hướng bị ảnh hưởng do thời tiết, còn ở thành thị cao hơn một chút so với lạm phát. Điều này cho thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Xu hướng sử dụng những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân

Hiện nay, thị hiếu khách hàng có nhu cầu hướng đến những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân do thiết yếu đã được đáp ứng đầy đủ. Những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cá nhân như quần áo, mỹ phẩm, nội thất gia đình, smartphone, du lịch.

Những sản phẩm này được ưa chuộng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một trong những cách làm hài lòng và khẳng định bản thân của người tiêu dùng hiện nay. Một giả thiết được đặt ra đó là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) bị tụt dốc, liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân hay không?

Thương mại truyền thống vẫn giữ ưu thế - thương mại điện tử đang tăng sẽ lên ngôi.

Theo thống kê năm 2017 kênh thương mại truyền thống chiếm 80%, kênh thương mại hiện đại chiếm 18% và 2% đến từ thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong năm 2022 thương mại điện tử đã tăng trưởng không ngừng và vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023. Bởi vì, người tiêu dùng ngày càng bận rộn hơn, thị hiếu khách hàng có xu hướng lựa chọn kênh thương mại điện tử do sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng mà nó mang lại.

Khi Internet trở nên đa dạng với tốc độ phát triển chóng mặt, Việt Nam hiện có 64 triệu người sử dụng Internet với 73% dân số sử dụng điện thoại di động. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các trang web thương mại điện tử như (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,..) và các nền tảng mạng xã hội khác như Zalo, Facebook thì người tiêu dùng có xu hướng ưu thích sự tiện lợi và dễ dàng giao dịch. Do đó, thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng và lên ngôi trong năm 2023.

Top 3 phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Top 3 phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng

Để phân tích thị hiếu khách hàng một cách chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện 3 phương pháp bao gồm phương pháp trắc nghiệm ý niệm, phương pháp phân tích kết hợp và phương pháp phân tích qua giá thành. Dưới đây là nguyên tắc hoạt động cụ thể của từng phương pháp mà bạn nên biết:

Phương pháp trắc nghiệm ý niệm

Phương pháp trắc nghiệm ý niệm là phương pháp trình cho khách hàng tiềm năng một ý tưởng nào đó. Nếu đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu sẽ là đại diện cho từng khách hàng trong thị trường mục tiêu. Các câu trả lời của họ sẽ giúp bạn nhận biết về mức độ phần trăm thành công trong ý tưởng định đưa ra. Để có được câu trả lời chính xác, bạn cần tìm hiểu nhiều thông tin bằng cách đặt nhiều câu hỏi cụ thể hơn cho nhiều đối tượng khách hàng.

Nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ được mô tả như một tập hợp thuộc tính nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm ý niệm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được thuộc tính nào mà khách hàng trong thị trường mục tiêu đánh giá cao. Dựa vào các câu trả lời, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh và thiết kế sản phẩm có thuộc tính đáp ứng được tệp khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, phương pháp trắc nghiệm ý niệm có nhược điểm không rõ ràng. Ví dụ, những người được phỏng vấn trả lời phủ định đối với các ý tưởng bạn đưa ra thì câu trả lời sẽ không phản ánh rõ về sự đánh giá đối với ý tưởng của mình. Doanh nghiệp có thể khắc phục nhược điểm bằng cách kết hợp phương pháp phân tích kết hợp.

Phương pháp phân tích kết hợp

Phương pháp phân tích kết hợp giúp giải quyết tình trạng khó khăn khi nhiều sản phẩm, dịch vụ có quá nhiều thuộc tính phức tạp khiến khách hàng cần đưa ra các giá trị khác nhau cho những thuộc tính ấy. Ví dụ: sản phẩm kính viễn vọng có các thuộc tính được các nhà thiên văn sử dụng bao gồm:

  • Lỗ ống kính, hay đường kính của ống kính chính.
  • Chất lượng quang học (khả năng của hệ thống quang học đối với những vật thể riêng biệt).
  • Chất lượng khung giá (mức độ ngăn chặn rung động giúp hình ảnh quan sát không bị vết rạn).
  • Hệ thống định vị bằng máy tính (điều khiển phạm vi theo dõi đến những tọa độ theo lý thuyết trên bầu trời).

Phương pháp phân tích qua giá thành

Phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng qua giá thành là phương pháp cung cấp những sản phẩm có mức giá khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xem xét và phân tích thái độ của khách hàng thông qua từng mức giá.

Ví dụ, khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm laptop. Đầu tiên, khách hàng sẽ nhìn nhận những thuộc tính của sản phẩm cùng mức giá. Lưu ý, họ sẽ muốn mua được chiếc laptop phù hợp với tác vụ văn phòng thì sẽ cần mỏng, nhẹ để dễ mang đi. Nếu mong muốn một chiếc laptop có thể phục vụ công việc làm đồ họa thì phải có cấu hình tốt, màu được hiển thị phải chuẩn.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm có giá thành quá cao thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng từ bỏ thuộc tính này lấy thuộc tính kia. Bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ phức tạp nào như khách sạn, nhà nghỉ, máy ảnh kỹ thuật số, tới các dịch vụ ngân hàng và thẻ tín dụng. Những dịch vụ này đều cung cấp những thuộc tính liên quan bắt buộc khách hàng lựa chọn và cân nhắc.

Những lưu ý cần biết để phân tích thị hiếu khách hàng hiệu quả

thi-hieu-khach-hang-la-gi

Những lưu ý khi phân tích thị hiếu khách hàng mà doanh nghiệp nên biết

Để phân tích thị hiếu khách hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần để ý những bước dưới đây:

  • Lựa chọn các thuộc tính liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ. Tức là, doanh nghiệp nên lựa chọn những thuộc tính được khách hàng đánh giá cao. Lưu ý, doanh nghiệp cần thực hiện chính xác bởi vì đây là bước vô cùng quan trọng.
  • Kết hợp nhiều thuộc tính khác nhau cho những người tham gia nghiên cứu sản phẩm. Ví dụ phương án A là nhà có ba phòng ngủ, hai phòng tắm, một sân vườn, và một ga ra để được hai xe hơi với giá 350.000 đô la; phương án B là nhà có hai phòng ngủ… giá 275.000 đô la.
  • Đặt ra yêu cầu cho những người tham gia xếp loại các cách kết hợp thuộc tính khác nhau theo sự ưu tiên của cá nhân.
  • Nên áp dụng phương pháp phân tích thống kê về các câu trả lời của những đối tượng tham gia.

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn định nghĩa cơ bản về thị hiếu khách hàng là gì? Thông qua đó, bạn cũng có đã nắm thêm được những kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng hiệu quả cho thương hiệu của mình. Hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích hơn về tư duy phân tích insight khách hàng của mình.

----------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Chiến lược chi phí thấp

Có thể bạn quan tâm:

Lead là gì trong marketing? Cách đánh giá Lead hiệu quả nhất năm 2023

4 hình thức trung gian marketing phổ biến hiện nay cho doanh nghiệp

Tổng quan IMC là gì? Cách xây dựng truyền thông marketing tích hợp

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: