Shoppertainment là gì? Vì sao Shoppertainment thu hút khách hàng?

Sau đại dịch Covid-19, xu hướng mua sắm kết hợp giải trí đang là xu hướng tiêu dùng bùng nổ tại thị trường Việt Nam. Thấy được tiềm năng của xu hướng shoppertainment, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương thức này trong thương mại điện tử. Vậy shoppertainment là gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn xu hướng shoppertainment giúp nâng cao hiệu quả Marketing và gia tăng doanh số bán hàng.

1. Định nghĩa shoppertainment là gì?

Shoppertainment là gì

Shoppertainment là hình thức mua sắm kết hợp với giải trí trên nền tảng trực tuyến

Shoppertainment được định nghĩa là xu hướng mua sắm kết hợp với giải trí khi người tiêu dùng mua sắm một sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm sự mới lạ qua các hình thức giải trí trò chơi khi mua sắm. Ví dụ như trò chơi tích điểm, quay thưởng nhận quà, săn deal chớp nhoáng.

Shoppertainment có thể là hình thức kết hợp với cửa hàng truyền thống bổ sung yếu tố giải trí. Điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm trực tiếp của khách hàng. Tuy nhiên, hình thức Shoppertainment lại phổ biến nhất đối với các nhà bán lẻ thương mại điện tử. Shoppertainment là hình thức phát triển nhờ vào các tiến bộ trong thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số.

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương tiện giải trí cho con người nên người tiêu dùng không còn mua sắm trên những nền tảng quen thuộc. Người tiêu dùng sẽ không còn cảm thấy hứng thú khi mua sắm ở những nền tảng quen thuộc. Thay vào đó, họ có xu hướng mua sắm ở các trang mạng xã hội như Instagram, Tiktok. Bởi vì đây là những nền tảng có những tin tức giải trí nhiều hơn so với các nền tảng bán hàng khác.

2. Đặc điểm của xu hướng shoppertainment

Shoppertainment là gì

Shoppertainment là hình thức mua sắm mang đến tính trải nghiệm cao cho người tiêu dùng

Shoppertainment là một hình thức mua sắm có sự kết hợp giữa online và giải trí. Khi trải nghiệm hình thức Shoppertainment , không chỉ đơn thuần khách hàng mua sắm mà còn được tham gia tương tác trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ hàng hóa. Có thể nói Shoppertainment tương tự với hình thức mua bán hàng qua điện thoại trước đây. Một nhóm người sẽ thuyết trình giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Thay vì chỉ tiếp cận một chiều, khách hàng sẽ được tiếp cận hai chiều.

Đặc điểm của xu hướng Shoppertainment đó là tạo ra cơ hội để khách hàng tham gia trò chuyện và đặt câu hỏi mà họ quan tâm đến sản phẩm. Trong những buổi tương tác trực tiếp, người ta sẽ lồng ghép một số hoạt động giải trí như khách hàng nào trả lời câu hỏi đúng sẽ nhận được ưu đãi mã giảm giá.

3. Đối tượng mà xu hướng shoppertainment nhắm đến là ai?

Shoppertainment là gì

Đối tượng mà Shoppertainment hướng tới là nhóm khách hàng trẻ từ 18 - 34 tuổi

Đối tượng mà xu hướng mua sắm kết hợp giải trí nhắm đến là khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34. Nhóm khách hàng này được cho là tiềm năng, thường xuyên tham gia mạng xã hội. Đồng thời, nhóm khách hàng trẻ này có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao hơn các đối tượng còn lại.

Theo một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy nhiều khách hàng quan tâm đến Shoppertainment. Do đó, hình thức mua sắm kết hợp giải trí được cho là cơ hội lớn cho những nhà bán hàng lẻ hoặc những thương hiệu muốn tập trung triển khai chương trình mua sắm kết hợp với giải trí.

4. Vì sao xu hướng shoppertainment ngày được ưa chuộng?

Hiện nay, sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm vừa qua thể hiện được xu hướng Shoppertainment được ưa chuộng. Dưới đây là một vài lý do cho thấy tại sao xu hướng mua sắm kết hợp giải trí ngày càng được ưa chuộng:

Shoppertainment là gì

Xu hướng Shoppertainment hiện nay được nhiều nhà bán lẻ ưa chuộng

4.1 Dễ dàng đo lường cho các nhà bán lẻ

Trong thế giới mua sắm, xu hướng Shoppertainment sẽ giúp nhà bán lẻ trên sàn thương mại điện tử nổi bật giữa đám đông. Đồng thời tăng khả năng nhận diện thương hiệu và chuyển đổi. Đây là một trong những phương pháp giải trí mua sắm cải thiện đáng kể khả năng kết nối với khách hàng mục tiêu.

Việc kết nối và tương tác cải thiện lòng trung thành của khách hàng sẽ nâng cao tỷ lệ mua lại và duy trì.Khi các nhà bán lẻ thương mại điện tử tạo ra những trải nghiệm mua sắm kỹ thuật số có tương tác sẽ nhận lại được phản hồi và thông tin chi tiết giá trị từ khách hàng.

4.2 Hành vi của khách hàng thay đổi

Trong vài năm vừa qua, nhất là sau Covid 19 thì cách người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể và nhận thấy được sự tăng trưởng lớn trong mua sắm trực tuyến. Có thể nhận thấy người mua sắm ngày càng trở nên kén chọn hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên mua hàng với những thương hiệu mà họ cảm thấy hài lòng và được đánh giá cao.

Khi người tiêu dùng ưu tiên trải nghiệm, điều đó sẽ thể hiện được quan điểm rằng việc mua sắm chỉ nên dựa trên trải nghiệm. Nếu người tiêu dùng muốn có thời gian vui vẻ hơn, nhà bán hàng cần phá vỡ sự nhàm chán và thay vào đó là những trải nghiệm thú vị khi mua sắm.

5. Những lợi ích mà shoppertainment mang đến cho người tiêu dùng

Hình thức Shoppertainment ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi vì những lý do cụ thể sau:

Shoppertainment là gì

Shoppertainment là hình thức giúp người mua sắm tiếp cận một cách dễ dàng hơn

5.1 Tiếp cận sản phẩm dễ dàng

Với xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm sản phẩm. Thông qua đó, người tiêu dùng sẽ có được những lựa chọn và trải nghiệm được sản phẩm chất lượng phù hợp.

Người tiêu dùng có xu hướng thích mua sắm thông qua những hoạt động giải trí như Livestream. Shoppertainment là một hình thức mua sắm cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử. Bởi vì họ luôn muốn mang đến những điều mới mẻ và thú vị.

5.2 Thuận tiện hơn trong việc mua sắm

Hiện nay khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm ngày càng cao với nhiều mặt hàng ngày càng đa dạng. Khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian mua sắm bằng cách xem video, giới thiệu sản phẩm trong luồng livestream, chia sẻ và đánh giá sản phẩm từ những người tiêu dùng khác. Đây là cách cực kỳ đơn giản giúp họ tiết kiệm được thời gian một cách hiệu quả nhất.

Mua được sản phẩm yêu thích sau khi được những người tiêu dùng trước đó review và sử dụng. Sự kết hợp giữa hình thức mua sắm và giải trí sẽ giúp cho người tiêu dùng được tìm hiểu, so sánh và đưa ra được quyết định mua sản phẩm trên nhiều kênh và điểm bán hàng khác nhau.

5.3 Cảm thấy vui vẻ và thoải mái

Khi sử dụng hình thức Shoppertainment, người tiêu dùng sẽ được phép tương tác với người bán thông qua việc chia sẻ thông tin.Đồng thời cả hai bên sẽ dễ dàng tương tác trực tiếp trên livestream, video và trò chơi điện tử được tích hợp với các trang web bán hàng. Những hình thức này sẽ giúp cho khách hàng được dễ dàng hỗ trợ và trả lời câu hỏi của người tiêu dùng nhanh chóng.

Một cuộc phỏng vấn của các khách hàng trên sàn Lazada cho biết việc tham gia mua sám hay xem livestream là cách để họ có trải nghiệm thú vị sau giờ làm việc. Họ cảm thấy được thư giãn và giải trí khi được tặng quà và các chương trình giảm giá, khuyến mãi khác.

6. Những hình thức của shoppertainment

Dưới đây là một số hình thức phổ biến của xu hướng Shoppertainment mà bạn có thể tham khảo:

Shoppertainment là gì

Livestream là một trong những hình thức Shoppertainment phổ biến hiện nay

6.1 Hình thức livestream bán hàng

Bán hàng qua hình thức Livestream trong những năm gần đây đã trở nên khá quen thuộc với những người mua và bán tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Thông qua đó có thể thấy được đây là một hình thức tốt nhất khi áp dụng xu hướng Shoppertainment. Dưới đây là một số lý do tại sao livestream bán hàng lại được ưa chuộng đến như vậy:

  • Hình thức này có thể mở rộng với rào cản gia nhập thấp, tức là người bán hàng có thể livestream theo quy mô nhỏ, thử nghiệm và phát triển sản xuất của mình.
  • Hình thức livestream có tính linh hoạt, cho phép các nhà bán lẻ thử nghiệm nhiều loại hình giải trí mua sắm.
  • Người phát livestream trực tiếp có thể tương tác trực tiếp hoàn toàn với khán giả, giải đáp những thắc mắc và nhận phản hồi từ phía người xem.
  • Hình thức phát trực tiếp là nội dung tức thời mà bạn có thể tái sử dụng để đưa vào các kênh khác.

Các nhà bán lẻ sẽ cung cấp trải nghiệm mua sắm ủy quyền cho người tiêu dùng bằng cách tương tác với sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà bán hàng sẽ cung cấp mô tả theo thời gian thực và trả lời câu hỏi của người xem. Người xem trực tiếp sẽ có cảm giác mua sắm trực tiếp gần gũi so với người mua sắm thông qua việc chọn lựa trên danh sách.

6.2 Hình thức Augmented reality

Hình thức Augmented reality là hình thức thực tế ảo tăng cường, là một giải pháp Shoppertainment tương đối mới mẻ và hấp dẫn. Hình thức này được gọi là “thực tế ảo tăng cường” thường sử dụng máy ảnh trên điện thoại thông minh.

Thực tế ảo tăng cường có các thành phần kỹ thuật số được xếp lớp trên cùng một không gian vật lý. Bạn sẽ thường xuyên thấy hình thức AR trong môi trường thương mại điện tử, đặc biệt nếu đã mua sắm các mặt hàng thời trang hoặc làm đẹp trực tuyến.

6.3 Hình thức Gamification

Hình thức Gamification là giải pháp phổ biến thú vị trên ứng dụng để hỗ trợ trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua các trò chơi bao gồm: các yếu tố tương tác thu hút khả năng cạnh tranh hoặc sự tò mò vốn có của người mua sắm. Người tiêu dùng thường có ý tưởng về một trò chơi hoặc khả năng chiến thức một điều gì đó. Do đó, bạn cần tập trung vào điều này để giải trí cho khách hàng khi mua sắm sản phẩm.

7. Những lý do tại sao doanh nghiệp nên chú trọng vào xu hướng shoppertainment?

Hiện nay xu hướng Shoppertainment đã bùng nổ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với hình thức thương mại điện tử trực tuyến. Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp nên xây dựng trải nghiệm mua sắm kết hợp với giải trí cho khách hàng:

Shoppertainment là gì

Doanh nghiệp nên chú trọng Shoppertainment bởi vì những lợi ích mà nó mang lại

7.1 Thúc đẩy doanh thu

Hiện nay, đối tượng khách hàng tiềm năng trên sàn thương mại điện tử và trực tuyến đó là gen Z. Đây là thế hệ thích được tương tác trên mạng xã hội trong thời đại ngày nay. Do đó, các thương hiệu cần phải loại bỏ những quy tắc bán lẻ cũ, đó là đổi mới hoặc chết. Gen Z được đánh giá là phân khúc khách hàng có sức ảnh hưởng, mối quan hệ với những người có ảnh hưởng đích thực lâu dài sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.

7.2 Tạo nhiều chiến lược cho kênh

Khi kết hợp trải nghiệm mua sắm trực tuyến với giải trí, người tiêu dùng đã cảm thấy ấn tượng, thú vị và hấp dẫn. Shoppertainment là chìa khóa kết hợp hài hòa giữa mua sắm và trải nghiệm thông qua áp dụng những công nghệ và giải pháp mới. Đây là một cách tiếp cận toàn diện, hiện diện nhất quán và là một chiến lược chu đáo cho các kênh khác nhau cuối cùng mang lại thành công.

7.3 Tạo nhiều trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng

Khi mua sắm sản phẩm, người tiêu dùng mong muốn được trải nghiệm tương tác với con người hơn. Thực tế, thương mại điện tử vẫn còn nhiều nhược điểm như trung tâm thương mại mang đến cho con người mua sắm, sự tham gia của bạn bè, chạm và dùng thử sản phẩm và phản hồi trực tiếp từ bộ phận hỗ trợ bán hàng và bạn bè. Khi kết hợp hình thức Shoppertainment, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm tốt hơn, nhiều cảm xúc hơn khi mua sắm.

8. Ý nghĩa xu hướng shoppertainment vào thương mại điện tử

Shoppertainment là gì

Shoppertainment có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến thương mại điện tử

Sau thời kỳ đại dịch Covid-19, hình thức mua hàng trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là thương mại điện tử. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cảm thấy thích thú với sự kết hợp mua sắm trực tuyến và các hình thức giải trí. Xu hướng mua sắm kết hợp với tiêu dùng được mọi người ưa chuộng bởi vì thiên về tính giải trí và kết nối nên sẽ dẫn đến quyết định mua sắm ngoài kế hoạch. Theo khảo sát gần đây của TikTok cho thấy được một số dữ liệu như sau:

  • 82% người tiêu dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi nào sử dụng.
  • 55% người tiêu dùng thường mua sắm ngoài kế hoạch.
  • 89% người tiêu dùng mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên Tiktok.
  • ½ người tiêu dùng thừa nhận đã khám phá ra thương hiệu mới khi xem video trên Tiktok.
  • Trong 3 người sẽ có 1 người mua hàng trên Tiktok Shop bởi vì họ cảm thấy vui.
  • Trong 3 người sẽ có 1 người tiêu dùng muốn việc mua sắm trở nên thú vị hơn.

Nhận thấy được tiềm năng của Shoppertainment trong ngành thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ, thương hiệu tại Việt Nam cần chuyển đổi chiến lược để thu hút khách hàng mua sắm theo hình thức này.

9. Kết luận

Có thể thấy hình thức mua sắm Shoppertainment ngày càng được phổ biến rộng rãi và bùng nổ trong những năm gần đây. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ khái niệm Shoppertainment là gì. Đặc biệt bài viết còn cung cấp những hình thức Shoppertainment phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của hình thức này trong thương mại điện tử. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức mới về Shoppertainment cho bạn đọc!
-----------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: