Nhu cầu mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến thúc đẩy các dịch vụ website bán hàng online cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh tạo cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử, các doanh nghiệp còn có thể tự xây dựng website của riêng mình trên nền tảng đó, điển hình là Shopify. Trong bài viết sau đây, Haravan chia sẻ chi tiết đến bạn Shopify là gì và làm thế nào để tạo được tài khoản bán hàng trên nền tảng Shopify.
1. Shopify là gì?
Shopify là một giải pháp SaaS dành cho thương mại điện tử
Khởi đầu của nền tảng Shopify là một website online chuyên bán sản phẩm ván trượt tuyết. Sau đó, nhận thấy nhu cầu mua bán trực tuyến mang đến những cơ hội hấp dẫn, Shopify đã được chính thức được sáng lập bởi một lập trình viên Tobias Lutke vào năm 2006. Theo đó, Shopify được hoạt động như cơ chế của một sàn thương mại điện tử, dựa trên giải pháp Software as Services, viết tắt là SaaS. Nền tảng kinh doanh Shopify cho phép người dùng tạo website bán hàng trực tuyến với đầy đủ các tính năng như: trang sản phẩm, tạo giỏ hàng, tạo tài khoản mua hàng, thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh,...
Tính đến hiện tại, Shopify đã cán mốc hơn 2 triệu website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng Shopify. Riêng tại thị trường Việt Nam, có khoảng 2,000 website bán hàng sử dụng nền tảng Shopify đang hoạt động. Lý do Shopify nổi bật và cạnh tranh với hàng loạt các nền tảng thương mại cũng như công cụ website khác nhờ các tính năng vượt trội như:
- Có sẵn kho template miễn phí: Tương tự như việc tạo website bằng wordpress, khi tạo website bán hàng cho doanh nghiệp bằng nền tảng Shopify, bạn có thể sử dụng một số template miễn phí có sẵn của Shopify. Các template được cập nhật liên tục và bạn có thể thay đổi, chỉnh sửa website bất kỳ lúc nào.
- Được cung cấp hosting: Khác với tạo website bằng các nền tảng khác bạn phải mua thêm gói hosting thì Shopify cung cấp sẵn hosting cho bạn với dung lượng đủ lớn để chứa dữ liệu. Vậy nên bạn sẽ an tâm hơn nếu dữ liệu và sản phẩm của bạn quá nhiều.
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7: Nếu gặp khó khăn trong lúc triển khai sử dụng, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Shopify thông qua điện thoại, email, chat trực tuyến. Đối với các vấn đề thường gặp, bạn có thể tự mình xử lý nhờ vào các hướng dẫn sẵn có của Shopify.
2. Ưu điểm và hạn chế của Shopify
Mặc dù Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến và thân thiện với người dùng nhất hiện nay nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm khó tránh khỏi. Bởi vậy, ngay từ thời điểm tìm hiểu, bạn nên cân nhắc và xác định rõ nhu cầu kinh doanh của mình. Đặc biệt là dựa trên ưu điểm và hạn chế của nền tảng Shopify, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn hình thức kinh doanh online phù hợp cho mình.
2.1 Ưu điểm của Shopify
- Dễ dàng sử dụng: Đây là lý do lớn nhất khiến nhiều người lựa chọn Shopify để tạo website bán hàng đó là dễ dàng sử dụng. Với mỗi giao diện ở một quốc gia, sẽ được lắp đặt ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người dùng thao tác. Ví dụ như ở Việt Nam, bạn có thể thực hiện dựa trên các hướng dẫn bằng tiếng Việt. Từ đó, bạn dễ dàng tùy chỉnh website theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Được dùng thử miễn phí: Hiện tại Shopify cung cấp phiên bản miễn phí hỗ trợ người dùng trải nghiệm thử dịch vụ Shopify mang lại. Nếu bạn cảm thấy thích thú với nền tảng kinh doanh này, bạn có thể bắt đầu sử dụng các gói từ cơ bản đến cao cấp của Shopify.
- Đa dạng template website: Giống như các nền tảng khác, Shopify cũng cung cấp cho người dùng các mẫu website miễn phí và trả phí. Tùy vào nhu cầu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn template sao cho phù hợp. Trên thực tế, những bản miễn phí thường sẽ có giới hạn tính năng và không bắt mắt bằng các giao diện trả phí.
- Phù hợp cho mô hình Dropshipping: Điều này được hiểu là bạn không cần lo lắng đến với việc lưu trữ hàng hóa. Khi có khách hàng đặt sản phẩm trên website Shopify. Bạn sẽ yêu cầu nơi cung cấp vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Đây là hình thức kinh doanh mà nhiều sàn thương mại điện tử đang áp dụng thịnh hành.
- Liên hệ và hỗ trợ 24/7: Dịch vụ hỗ trợ của Shopify được đánh giá rất chất lượng. Bất kỳ thời điểm nào bạn gặp vấn đề cần hỗ trợ đều có thể liên hệ trực tiếp đến đội ngũ kỹ thuật của Shopify, thông qua tin nhắn, gọi điện hoặc email. Bạn cũng có thể chat trực tiếp trên giao diện của Shopify.
Bạn có thể yêu cầu trao đổi hỗ trợ với Shopify 24/7
2.2 Hạn chế của Shopify
- Một số tính năng còn hạn chế: Xét về mức độ phù hợp, các tính năng của nền tảng Shopify có sẵn phục vụ được những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hay các hộ kinh doanh online. Đối với một số doanh nghiệp lớn thì có thể Shopify sẽ không thể đáp ứng được trọn vẹn mong muốn từ doanh nghiệp. Nếu cần thiết, bạn bắt buộc phải mua thêm một số tiện ích bổ sung.
- Chi phí update cao: Vì Shopify chỉ cung cấp các tính năng cơ bản mà thiếu các tính năng nâng cao. Nên khi bạn cần nâng cấp tính năng thì sẽ phải tốn thêm tiền, chi phí nâng cấp hàng tháng có thể sẽ cao gấp đôi chi phí set up website ban đầu.
- Phí giao dịch: Nếu khách hàng chọn hình thức thanh toán trực tuyến hay qua thẻ thì bạn sẽ giúp một phần phí dịch vụ giao dịch. Mức phí sẽ dao động từ 0,5% đến 2,0% tùy thuộc vào số tiền mỗi lần giao dịch hoặc ưu đãi từ dịch vụ mà bạn ký với Shopify.
- Quá tải khi hỗ trợ: Mặc dù dịch vụ hỗ trợ Shopify được đánh giá là rất chất lượng và kịp thời. Tuy nhiên nếu lượng người cần hỗ trợ cùng lúc tăng cao, sẽ không tránh khỏi việc trả lời bị gián đoạn hoặc không kết nối được.
3. Các tính năng của Shopify dành cho người bán hàng
Không chỉ là giao diện của sàn thương mại điện tử, nền tảng Shopify còn cung cấp giải pháp thương mại toàn diện cho doanh nghiệp. Các tính năng của Shopify giúp cho công tác quản lý bán hàng của bạn trở nên tiện lợi hơn rất nhiều đối với thời đại công nghệ đang chiếm ưu thế.
3.1 Bán hàng đa kênh
Đây là một trong những tính năng vượt trội nhất của Shopify đối với doanh nghiệp cũng như người mua.
- Hỗ trợ mua bán trực tiếp tại cửa hàng: Khi khách hàng xem sản phẩm trên website sau đó lưu lại và có nhu cầu đến trực tiếp cửa hàng để xem xét và mua hàng.
- Hỗ trợ mua trực tuyến - đổi trả tại cửa hàng: Shopify đồng bộ hàng hóa từ kho đến hệ thống trực tuyến. Do vậy khi khách hàng mua hàng online nhưng lại có nhu cầu đổi trả hàng, bạn vẫn có thể quản lý và cập nhật được hàng hóa một cách chính xác.
- Lấy hàng và giao hàng tận nơi: Hiện tại, Shopify cung cấp tính năng Shopify POS, hỗ trợ bộ phận quản lý đơn hàng check đơn trực tiếp và giao hàng tận nơi cho khách hàng.
- Hỗ trợ gắn mã sản phẩm: mỗi sản phẩm được tạo trên Shopify đều có gắn thêm mã QR. Khách hàng có thể quét từ mã QR để được dẫn đến trang mua sắm trực tuyến trên Shopify để xem thêm các sản phẩm khác.
3.2 Quản lý hàng tồn kho thông minh
- Quản lý đơn đặt hàng: Shopify cho phép bạn quản lý đơn hàng bằng cách tạo đơn trực tuyến và lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm hoặc nhà vận chuyển phù hợp. Danh sách nhà cung cấp sẽ được cài đặt lần đầu tiên khi bạn thiết lập cửa hàng trên Shopify.
- Kiểm kê và báo cáo số lượng hàng hóa trong kho: Từ trên hệ thống kiểm kê hàng hóa của Shopify, bạn sẽ cập nhật được số lượng hàng hóa hiện đang có sẵn trong kho. Điều này sẽ mang tính chính xác nếu bạn số lượng nhập kho của bạn đúng với số lượng được cập nhật trên hệ thống Shopify. Bên cạnh đó, với mỗi đơn hàng được bán đi, hệ thống cũng sẽ tự cập nhật số lượng thực tế để bạn nắm được tình hình kinh doanh.
- Báo cáo hàng hóa lưu kho chi tiết: Bạn có thể xuất báo cáo hàng hóa của doanh nghiệp bất kỳ lúc nào với hệ thống của Shopify. Đây là tính năng quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến.
3.3 Quản lý nhân viên
Hiện tại, nền tảng trực tuyến Shopify có một tính năng vượt trội đó là Shopify POS. Tính năng này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý nhân viên. Mỗi nhân viên sẽ được cấp một tài khoản tương ứng với một mã PIN để đăng nhập. Đồng thời, bạn có thể phân quyền theo nhiệm vụ hoặc cấp bậc cho từng nhân viên.
Đối với nhân viên phụ trách bán hàng có chỉ tiêu về doanh số, bạn cũng sẽ quản lý được mỗi đơn hàng được bán đi sẽ là của ai. Từ đó đánh giá được hiệu suất làm việc của từng nhân viên để có chế độ phúc lợi nhân sự phù hợp hơn.
3.4 Thanh toán linh hoạt
- Chấp nhận tất cả hình thức thanh toán: Đây cũng là một tính năng lợi tế của Shopify. Website bán hàng hỗ trợ bạn chấp nhận thanh toán tất cả hình thức của khách hàng bao gồm: chuyển khoản, thanh toán tiền mặt, thanh toán hoàn toàn hoặc thanh toán một phần,… Như vậy sẽ giúp bạn bán được hàng cho tất cả các khách hàng ở khắp mọi nơi, trong nước và cả quốc tế. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể thanh toán ở trên tất cả các thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...
- Tùy chỉnh giảm giá: Website Shopify cho phép bạn thay đổi, điều chỉnh giá cả của từng sản phẩm. Tính năng này là một trong những chiến lược thu hút khách hàng quyết định mua hàng của bạn.
3.5 Quản lý sản phẩm
- Phân loại sản phẩm: Khi tạo cửa hàng trên Shopify, bạn sẽ được chủ động phân loại sản phẩm tùy vào chiến lược bán hàng của bạn. Bạn có thể phân loại hàng hóa theo đặc điểm, theo công năng, theo màu,.... Bạn có thể tạo bộ sưu tập nổi bật hoặc bán chạy nhất với một số sản phẩm chính để khách hàng có thêm thông tin mua hàng.
- Không giới hạn số lượng sản phẩm: Bán hàng trực tuyến trên nền tảng Shopify bạn không cần lo lắng về số lượng sản phẩm đăng tải trên website. Shopify không giới hạn số lượng hiển thị, bạn còn có thể chỉnh sửa, xóa hoặc ẩn đi sản phẩm nếu hàng hóa tạm hết hoặc không còn bán nữa.
Tiện lợi khi kinh doanh nhờ công cụ hỗ trợ của Shopify POS
3.6 Quản lý khách hàng
- Tạo hồ sơ khách hàng: Shopify hỗ trợ bạn tạo hồ sơ khách hàng khi họ đăng nhập thông tin và thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến hoặc được cập nhật khi mua tại cửa hàng. Từ đó, bạn có thể biết được đâu là khách hàng mới, đâu là khách hàng thân thiết của doanh nghiệp dựa vào lịch sử mua hàng, tổng số tiền mua sắm của họ.
- Chăm sóc khách hàng: Khi có thông tin khách hàng, bạn có thể thiết kế chương trình chăm sóc khách hàng tương ứng với từng nhóm khách hàng. Đối với khách hàng thân thiết, bạn có thể sáng tạo thêm một số sự kiện chương trình tri ân, ưu đãi giảm giá thành viên,... Đối với khách hàng mới, bạn có thể xây dựng chương trình dùng thử sản phẩm, tạo sự trải nghiệm làm quen ban đầu để thúc đẩy họ đến và mua hàng.
3.7 Báo cáo và phân tích hiệu quả kinh doanh
Shopify có tính năng báo cáo và phân tích hiệu quả kinh doanh cho bạn. Cụ thể là bạn có thể xuất báo cáo theo ngày, tháng, năm về các số liệu doanh số bán hàng, tỷ lệ tương tác, tỷ lệ tiếp cận khách hàng,... Từ báo cáo số liệu bán hàng, bạn có thể biết được lợi nhuận từ kênh bán hàng Shopify. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự cân nhắc điều chỉnh chiến lược bán hàng tiếp theo cho phù hợp.
4. Hướng dẫn cách tạo tài khoản trên Shopify
Tương tự như các thao tác tạo lập website bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử khác, để bán hàng trên Shopify, bạn có thể tham khảo 5 bước tạo tài khoản trên Shopify sau đây:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản Shopify
Có 2 cách ở phần đăng ký tài khoản. Một là bạn có thể chọn đăng nhập, sau đó ở giao diện đăng nhập chọn đăng ký tài khoản mới. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng cách chọn dùng thử phiên bản miễn phí 14 ngày của Shopify.
Tạo tài khoản Shopify đơn giản trên giao diện PC
- Bước 2: Đăng ký tên cửa hàng.
Sau khi đăng ký tài khoản bằng gmail hoặc số điện thoại, bạn bắt đầu tạo cửa hàng của mình. Tên cửa hàng cũng sẽ được dùng làm tên miền cho website của doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn đặt tên miền theo tên của doanh nghiệp, hoặc tên sản phẩm. Lưu ý nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ hiểu và liên quan đến sản phẩm dịch vụ của công ty.
Tên cửa hàng cũng chính là tên miền của shop
- Bước 3: Thiết lập thông tin cửa hàng
Bạn điền đầy đủ các thông tin như Shopify yêu cầu để hoàn tất thủ tục đăng ký gian hàng. Các thông tin cụ thể như: Quốc gia, địa chỉ, mã bưu chính số điện thoại, tên người đại diện,...
Điền đầy đủ thông tin để hoàn thành bước đăng ký tài khoản
- Bước 4: Thực hiện đăng sản phẩm
Sau khi đăng ký thành công tài khoản. Bạn sẽ được đăng sản phẩm lên website theo giao diện bạn đã lựa chọn. Thông thường, bạn có thể đăng sản phẩm dưới dạng file CSV hoặc thêm sản phẩm trực tiếp trên hệ thống.
- Bước 5: Thiết lập thanh toán
Phần thiết lập thanh toán của Shopify tương tự với các sàn thương mại điện tử trên thị trường. Ở mục thanh toán, tùy vào nhu cầu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cùng lúc nhiều hình thức thanh toán khác nhau tạo đa dạng trải nghiệm mua hàng cho người tiêu dùng. Hình thức thanh toán bao gồm: thanh toán tiền mặt, thanh toán bằng thẻ visa, thanh toán qua app liên kết, thanh toán trả góp,…
5. Chi phí sử dụng Shopify là bao nhiêu?
Hiện tại, ngoài phiên bản dùng thử miễn phí với các tính năng đang còn hạn chế, Shopify xây dựng 3 gói dịch vụ với mức khí khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Các gói sẽ khác nhau về số lượng tài khoản sử dụng. Tùy vào nhu cầu và số lượng nhân viên của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ tương ứng.
Trong đó:
- Gói gói cơ bản Basic Shopify: giá 19$/tháng. Gói Shopify cơ bản dành cho các doanh nghiệp nhỏ, số lượng người dùng từ 1 - 2 nhân viên, doanh số bán hàng trực tuyến vừa đủ, không quá lớn.
- Gói Shopify: giá 49$/tháng. Gói Shopify trung bình dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa tập trung phát triển doanh thu chủ yếu ở các nền tảng thương mại trực tuyến hoặc là bán trực tiếp tại cửa hàng.
- Gói nâng cao Advanced Shopify: giá 299$/tháng. Gói dịch vụ Shopify nâng cao sẽ dành cho các doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh, cần nhiều tài khoản quản lý website cùng lúc để đáp ứng đủ với nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.
Chi phí sử dụng Shopify được cập nhật chính thức trên website Shopify
6. Bán hàng trên Shopify có an toàn không?
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hay chủ cửa hàng vẫn rất lo lắng với hình thức kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử vì có rất nhiều rủi ro đang xảy ra. Tuy nhiên, với nền tảng đã được thịnh hành và ưa chuộng sử dụng rộng rãi trên thế giới như Shopify thì bạn có thể an tâm với độ an toàn cao của nền tảng.
Tất cả mọi giao dịch đều được xác nhận bằng mã PIN được cấp một lần duy nhất cho mỗi tài khoản. Hơn nữa, khi hợp tác với Shopify bạn sẽ được ký hợp đồng dịch vụ rõ ràng. Như vậy, khi có bất kỳ sự cố, lỗi hệ thống hay liên quan đến vấn đề thanh toán, Shopify luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
7. Kết luận
Sự tiện lợi của sàn thương mại điện tử Shopify mang đến trải nghiệm mua sắm mượt mà cho khách hàng của bạn, tại cửa hàng, trực tuyến và ở mọi nơi. Hi vọng những chi tiết trong bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn Shopify là gì và cách bán hàng online trên nền tảng trực tuyến này. Chúc bạn và doanh nghiệp kinh doanh thành công.
--------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Quản lý đơn hàng là gì? Bật mí cách quản lý đơn hàng hiệu quả nhất
Bí kíp chụp ảnh sản phẩm siêu đẹp để thu hút khách hàng
Quy trình xử lý đơn hàng Shopee cho người bắt đầu kinh doanh online