Quá trình phát triển của thương mại điện tử qua từng giai đoạn

Trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đấy là tiền đề giúp nhiều doanh nghiệp/cá nhân thu về lợi nhuận khổng lồ. Thương mại điện tử cũng được dự đoán còn tiếp tục tiến xa hơn nữa trong trương lai. Nếu bạn đang quan tâm đến quá trình phát triển của thương mại điện tử, đừng bỏ lỡ những thông tin bên dưới.

1. Khái niệm về mô hình thương mại điện tử là gì?

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Thương mại điện tử dần trở thành một mảnh ghép quan trọng trong cuộc sống hiện đại

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực đang ngày càng phát triển tính đến thời điểm hiện tại. Nhờ có thương mại điện tử mà người bán hàng có thể kết nối với khách hàng của họ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy theo bạn, thương mại điện tử được hiểu là gì?

Thương mại điện tử hay thương mại trực tuyến, thương mại internet (tiếng Anh: E-Commerce) là cụm từ được dùng để chỉ về một mô hình kinh doanh có liên quan đến những giao dịch diễn ra trên không gian mạng. Bạn sở hữu cửa hàng bán hàng trực tuyến thì cửa hàng của bạn là: cửa hàng thương mại điện tử hay doanh nghiệp thương mại điện tử, ví dụ:

  • Cửa hàng Tmall.

  • Cửa hàng Taobao.

  • Cửa hàng Amazon.

  • Cửa hàng AliExpress.

2. Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thương mại điện tử

Sự xuất hiện của thương mại điện tử đang từng bước thay đổi phương thức kinh doanh của người bán và cách thức mua sắm của khách hàng. Trong thế giới kinh doanh hiện đại, thương mại điện tử chắc chắn sẽ phát triển hơn và trở thành một mảnh ghép quan trọng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về đời sống.

Ở phần nội dung tiếp theo của bài viết, mời bạn khám phá thêm về lĩnh vực thương mại điện tử thông qua top 5 đặc trưng cơ bản nhất. Từ đó, bạn nhận ra được sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Đồng thời, hiểu rõ lý do thương mại điện tử càng lúc càng phát huy lợi thế trong đời sống kinh tế và xã hội hiện nay.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Thương mại điện tử có những đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với thương mại truyền thống

2.1. Thương mại điện tử hướng đến mô hình kinh doanh trực tuyến

Điều đầu tiên mà thương mại điện tử hướng đến đó chính là triển khai hoạt động mua bán, giao dịch mọi sản phẩm/dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Điều kiện quan trọng nhất đó là có những phương tiện trực tuyến và phần mềm điện tử được kết nối internet.

Dù khách hàng ở bất kỳ đâu, khách hàng và người bán không phải biết nhau từ trước thì giao dịch vẫn diễn ra một cách bình thường. Khách chỉ cần nhấp chuột để chọn mua, xác nhận đơn hàng và thanh toán là quá trình mua bán sẽ hoàn tất. Trong khi đó, hình thức thương mại truyền thống lại buộc 2 bên phải có một điểm tập kết trung để trưng bày sản phẩm, trao đổi thông tin,...

2.2. Thương mại điện tử không bị giới hạn về phạm vi kinh doanh

Thương mại điện tử đã hoàn toàn thu hẹp khoảng cách địa lý giữa địa điểm kinh doanh và khách hàng. Nói cách khác, thương mại điện tử không bị giới hạn về phạm vi kinh doanh, người bán có thể bán sản phẩm/dịch vụ “xuyên biên giới”. Cũng nhờ đặc trưng này mà thương mại điện tử mới hỗ trợ người bán mở rộng thị trường kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử có lợi thế là hoàn toàn không bị giới hạn về khoảng cách địa lý

2.3. Thương mại điện tử cũng không bị giới hạn về mặt thời gian

Một trong những nhược điểm cố hữu của thương mại truyền thống đó chính là bị giới hạn thời gian, khách hàng chỉ có thể mua hàng trong những khung giờ nhất định. Ngược lại, với thương mại điện tử thì họ thoải mái tìm kiếm, xem sản phẩm/dịch vụ và chốt đơn vào bất kỳ khoản thời gian nào. Toàn bộ quy trình xử lý đơn hàng của cửa hàng online đều diễn ra một cách tự động hóa.

2.4. Thương mại điện tử có sự tham gia của từ 3 - 4 chủ thể khác nhau

Trong thương mại điện tử luôn có sự tham gia của 3 chủ thể quan trọng là: người bán, người mua, nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực. Đối với trường hợp cần thêm sự hỗ trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa thì sẽ có thêm chủ thể thứ 4 đảm nhận nhiệm vụ này. Tất cả chủ thể cần liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo giao dịch luôn trôi chảy.

2.5. Thương mại điện tử muốn phát triển thì cần có mạng lưới thông tin

Trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, mạng lưới thông tin chính là một kho báu vô cùng quý giá. Nếu thiếu đi mạng lưới thông tin, người bán sẽ không có cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc kinh doanh. Ngoài ra, mạng lưới thông tin còn tạo ra không gian ảo giúp người bán và người mua triển khai mọi hoạt động mua bán, giao dịch một cách gián tiếp và nhanh chóng.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử cho phép khách hàng thoải mái mua sắm mọi lúc mọi nơi

3. Tóm lược về quá trình phát triển của thương mại điện tử

Vừa rồi, bài viết đã chia sẻ xong với bạn khái niệm cũng như top 5 đặc trưng của thương mại điện tử. Bạn có sẵn sàng để tiếp tục “ngược dòng thời gian”, quay về quá khứ nhìn lại toàn bộ hành trình thương mại điện tử hình thành và phát triển hay không?

3.1. Giai đoạn thương mại thông tin

Thương mại điện tử đã trải qua 3 giai đoạn chính và giai đoạn đầu tiên đó là thương mại thông tin hay I-Commerce. Sự xuất hiện của website được xem như dấu ấn đặc biệt nhất của giai đoạn này.

Thông qua website, mọi thông tin tổng quan về doanh nghiệp cũng như dịch vụ và sản phẩm doanh nghiệp đang muốn bán đều được đăng tải trên trang web. Nhưng nhìn chung thì thông tin chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, tham khảo còn toàn bộ quá trình đàm phán hay trao đổi về những điều khoản của hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách vẫn được tiến hành thông qua:

  • Chat room.

  • Diễn đàn.

  • Email.

Thêm một đặc điểm nổi bật nữa của giai đoạn I-Commerce chính là toàn bộ thông tin đều chỉ mang tính một chiều. Thông tin mang tính hai chiều tương tác giữa bên bán và bên mua vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế. Khách hàng vẫn có thể đặt hàng online nhưng buộc phải thanh toán theo cách thức truyền thống - đưa tiền mặt.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với nhiều bước tiến quan trọng

3.2. Giai đoạn thương mại giao dịch

Từ giai đoạn I-Commerce, thương mại điện tử đã có bước chuyển mình sang giai đoạn T-Commerce hay thương mại giao dịch. Giai đoạn này ghi nhận sự ra đời của phương thức thanh toán điện tử trong giao dịch.

Phương thức này đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm của giai đoạn trước, người mua có thể thanh toán online ngay khi mua bán, giao dịch sản phẩm, dịch vụ. Cũng trong giai đoạn này, thương mại điện tử còn ghi nhận một vài sự đổi mới khác như:

  • Những sản phẩm mới: sách điện tử, sản phẩm số hóa,... xuất hiện.

  • Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ để chia sẻ hệ thống dữ liệu giữa những bộ phận/phòng ban khác nhau.

  • Doanh nghiệp ứng dụng những phần mềm tiện lợi như: sản xuất, bán hàng, kế toán, logistics,...

  • Doanh nghiệp cũng có thể tiến hành ký kết hợp đồng điện tử.

3.3. Giai đoạn thương mại cộng tác

Giai đoạn thứ 3 trong quá trình phát triển của thương mại điện tử là thương mại cộng tác, tiếng Anh: C-Business. Đây được xem như giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử trong thời kỳ hiện đại.

C-Business đòi hỏi nội bộ mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp hay với khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước,... phải luôn có sự cộng tác và phối hợp chặt chẽ với nhau. Đồng thời, giai đoạn này còn đề cao tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động:

  • Sản xuất hàng hóa.

  • Phân phối hàng hóa.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử dần chuyển đổi từ phương thức thanh toán online thay vì dùng tiền mặt

Đấy là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quen với việc triển khai những phần mềm tiện lợi, ví dụ như:

  • Phần mềm quản lý khách hàng.

  • Phần mềm quản lý nhà cung cấp.

  • Phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp.

4. Đưa ra những dự đoán về tương lai của thương mại điện tử

Như bài viết đã chia sẻ trước đó, thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn nữa trong tương lai. Cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên hiện đại thì thương mại điện càng có bước đệm để phát triển. Cũng từ đó mà thương mại điện tử vẫn sẽ lấy đi thị phần từ những nhà bán lẻ truyền thống như cái cách mà mô hình kinh doanh này vẫn là trong thời gian qua.

Nhưng bên cạnh cơ hội thì thương mại điện tử cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với một vài thách thức lớn:

  • Mức độ bảo mật thông tin của cả doanh nghiệp và khách hàng.

  • Sự canh tranh gay gắt từ phía những doanh nghiệp đối thủ.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần

5. Review chi tiết quá trình phát triển thương mại điện tử của Amazon

Trong quá trình phát triển của thương mại điện tử có sự góp mặt của những “ông lớn” như: Amazon, eBay, Tmall, Taobao, AliExpress... Đây đều là những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế toàn cầu.

5.1. Amazon - một công ty thành công trong thị trường thương mại điện tử

Amazon hay Amazon.com, Inc. đã được Jeff Bezos chính thức thành lập vào năm 1994. Trụ sở của Amazon có địa chỉ tại Seattle, Washington nước Mỹ. Amazon chính là công ty tiên phong của Mỹ hoạt động theo mô hình thương mại điện tử, bán sản phẩm thông qua internet.

Tuy nhiên, thành công không tìm đến Amazon một cách dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ. Chịu ảnh hưởng nặng nề từ sau sự sụp đổ của dot-com, Amazon chỉ chính thức thu về lợi nhuận hằng năm đầu tiên kể từ năm 2003. Đó cũng là bàn đạp giúp Amazon phát triển mạnh mẽ trong những năm về sau.

Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Amazon là một trong những công ty góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử

5.2. Amazon chuyển dần từ bán sách sang bán nhiều mặt hàng khác

Thời gian đầu, Amazon chỉ trung thành với sản phẩm là sách nên rất nhiều người biết đến Amazon như một cửa hàng sách online. Sau này, Amazon mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc bán nhiều mặt hàng khác như:

  • Thiết bị điện tử.

  • Phần mềm.

  • MP3.

  • DVD.

  • CD nhạc.

  • Trò chơi video.

  • Giày dép.

  • Sản phẩm y tế.

Bên cạnh đó, Amazon còn nổi tiếng là một trong những công ty đầu tiên xây dựng chương trình tiếp thị liên kết đang rất phát triển ở thời điểm hiện tại. Có đến 40% doanh số của công ty đã được thu về từ hệ thống chi nhánh và những cộng tác viên bán hàng.

6. Kết luận

Quá trình phát triển của thương mại điện tử nói chung và của công ty Amazon nói riêng vừa được tóm lược trong bài viết. Mong rằng, bạn đã hiểu hơn về mô hình kinh doanh vô cùng tiềm năng này. Những doanh nghiệp và người bán lẻ cũng như người mua hàng đang cùng nhau góp từng viên gạch nhỏ để kiến tạo nền tảng vững chắc cho thương mại điện tử trong tương lai.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Một số mẹo giúp kinh doanh Ghost Commerce thành công

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: