Outsource hiện đang là một giải pháp tuyệt vời dành cho những công ty cần giải quyết khối lượng công việc lớn nhưng lại thiếu nguồn lực hay nguồn lực không đủ mạnh. Hoặc khi công ty muốn tập trung giải quyết công việc chính thì cũng có thể lựa chọn Outsource. Nếu bạn vẫn chưa rõ Outsource là gì và lý do công ty cần đến Outsource thì hãy xem qua những thông tin bên dưới.
1. Công ty Outsource là gì?
Outsource là một giải pháp tuyệt vời dành cho những công ty không có đủ nguồn nhân lực
Outsource hay Outsourcing là từ tiếng Anh mang ý nghĩ là “thuê ngoài”. Bởi vậy, công ty Outsource được hiểu là đơn vị sẽ tham gia quá trình xử lý công việc, nhiệm vụ của một công ty khác thay cho đội ngũ nhân viên trong chính công ty đó.
Một ví dụ giúp bạn dễ hình dung hơn về công ty Outsource đó là bạn làm tại công ty công nghệ thông tin và công ty lại đang có quá nhiều dự án cần triển khai. Trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có thể thuê một cá nhân hay một đơn vị ở bên ngoài để phụ trách những hạng mục công việc như:
Thiết kế module.
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Lập trình phần mềm.
Kiểm nghiệm phần mềm.
…
2. Phân biệt 2 hình thức Outsourcing và Insourcing
Bên cạnh Outsource, chắc hẳn bạn cũng từng được nghe nhắc và biết đến từ Insource hay Insourcing. Tiền tố out và in trong 2 từ này đã đủ minh chứng cho sự trái ngược về ngữ nghĩa.
Theo đó, Insourcing là từ dùng để miêu tả về việc doanh nghiệp ủy quyền và giao nhiệm vụ cho một bộ phận nhất định trong doanh nghiệp. Bộ phận này vừa có sự tách biệt với những bộ phận còn lại, vừa tập trung thực hiện công việc chuyên môn.
Outsource và Insource là 2 phương án mà công ty có thể linh hoạt lựa chọn tùy theo mục tiêu
Đổi lại, Outsourcing không hề sử dụng đến nguồn nhân sự nội bộ của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ chọn cách thuê những đơn vị ở ngoài, không chịu sự quản lý của doanh nghiệp để hoàn thành công việc. Dựa theo mục tiêu, tiềm lực tài chính cũng như nguồn nhân lực, mỗi công ty sẽ quyết định lựa chọn Outsourcing hay Insourcing.
3. Hình thức Outsourcing đã hình thành và phát triển như thế nào?
Có thể bạn chưa biết, hình thức Outsourcing đã được tiến hành lần đầu vào năm 1989. Kể từ thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã coi Outsourcing như một chiến lược kinh doanh chủ chốt. Outsourcing càng lúc càng trở nên phổ biến hơn trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Tuy nhiên, hình thức Outsourcing cũng vấp phải sự không đồng tình từ một bộ phận chuyên gia. Họ cho rằng Outsourcing đã gây ra tình trạng thiếu việc làm cho chính người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng không hề đồng tình với quan điểm Outsourcing thúc đẩy mọi doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Nhưng hiện tại, hình thức Outsourcing vẫn là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm nâng cao:
Chất lượng công việc.
Năng suất lao động.
Hình thức Outsource đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng được nhiều công ty ưa chuộng hơn
4. Top 12 loại hình khác nhau của hình thức Outsourcing
Vậy là bài viết đã vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc Outsource là gì và chỉ điểm sự khác nhau giữa Outsourcing với Insourcing. Tiếp theo, mời bạn tìm hiểu về top 12 loại hình khác nhau của Outsourcing.
Hình thức Professional Outsourcing: là hình thức thuê ngoài yêu cầu có chuyên môn cao liên quan đến pháp lý, kế toán, quản trị kinh tế,...
Hình thức Labour Outsourcing: công ty thuê nhân lực bên ngoài nhằm chuyển đổi thành nhân lực tạm thời để hỗ trợ giải quyết công việc.
Hình thức IT Outsourcing: đề cập đến hình thức thuê công nghệ thông ở ngoài để hỗ trợ công ty về IT (duy trì bảo mật, quản lý mạng,...).
Hình thức Multi Outsourcing: hình thức thuê đa ngành có thể kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phù hợp với những công ty lớn.
Hình thức Project Outsourcing: đề cập đến việc thuê ngoài theo từng dự án, bạn có thể thuê ngoài toàn bộ dự án hoặc chỉ một phần.
Hình thức Process - Specific Outsourcing: thuê ngoài có một quy trình cụ thể. Công ty của bạn sẽ ký kết với những chuyên gia để xử lý những khó khăn có liên quan đến kiến thức, quy trình tuyển dụng, quy trình pháp lý,...
Hình thức Outsource bao gồm 12 loại hình khác nhau và mỗi loại hình lại mang đặc điểm riêng
Hình thức Business Process Outsourcing: đây là hình thức thuê ngoài dựa theo quy trình kinh doanh để xử lý những hoạt động kinh doanh liên quan đến việc lập lịch trình làm việc, tạo khách hàng tiềm năng,...
Hình thức Manufacturing Outsourcing: công ty sẽ thuê sản xuất ở bên ngoài để lắp ráp và sản xuất hoàn thiện một sản phẩm.
Hình thức Operational Outsourcing: dùng để chỉ về hình thức công ty bạn thuê ngoài dựa theo hoạt động, phổ biến hơn cả là hoạt động sửa chữa thiết bị.
Hình thức Nearshore Outsourcing: thuê gia công, sản xuất sản phẩm ở những nước láng giềng không quá chênh lệch múi giờ so với nước mà công ty bạn đang đặt trụ sở.
Offshore Outsourcing: thuê gia công, sản xuất hàng hóa ở những quốc gia có khoảng cách rất xa so với công ty bạn.
Hình thức Local Outsourcing: thuê công ty Outsourcing nằm ngoài địa phương mà công ty bạn đang đặt trụ sở.
Công ty có thể lựa chọn loại hình Outsource phù hợp với tiềm lực tài chính và định hướng kinh doanh
5. Những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của hình thức Outsourcing
Outsourcing mỗi lúc một phổ biến hơn nhưng không phải ai cũng nắm được ưu và nhược điểm của hình thức này. Cùng xem điều mà bạn đang nghĩ với điều mà bài viết sắp bật mí có trùng khớp với nhau không nhé!
5.1. Hình thức Outsourcing có ưu điểm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều công ty ưa chuộng hình thức Outsource. Nếu bạn đang thắc mắc về lý do Outsource “ghi điểm cao” trong mắt những người quản lý công ty thì dưới đây là top 7 lý do chính đáng.
5.1.1. Tính chuyên môn hóa cao
Đây chính là ưu điểm đầu tiên của những công ty Outsource bởi họ luôn chỉ tập trung vào một mảng duy nhất và nỗ lực để phát triển mảng đó một cách tốt nhất. Bởi vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhờ trình độ cũng như kinh nghiệm của họ. Nguồn nhân lực nội bộ chưa hẳn làm tốt điều này.
5.1.2 Tiết kiệm chi phí vận hành cho công ty
Nếu đặt chi phí thuê công ty Outsource cùng chi phí tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ nhân viên nội bộ lên bàn cân thì chi phí thuê thường thấp hơn nhiều. Lý do lý giải cho vấn đề này đó là những công ty Outsource đã trang bị tất cả nguồn lực và trang thiết bị để triển khai công việc.
Bên cạnh đó, công ty Outsource cũng không phải chi trả thêm một vài khoản khác như: lương, thưởng cho nhân viên; bảo hiểm;... Do đó, họ hoàn toàn có thể gửi đến công ty bạn một bảng báo giá vô cùng “mềm”.
Outsource mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mỗi công ty lựa chọn hình thức này
5.1.3. Tiết kiệm không gian làm việc
Như đã chia sẻ trước đó, công ty Outsource đã “bao tất” thiết bị làm việc và họ thường làm việc độc lập, không đến công ty bạn. Nhờ vậy mà bạn sẽ tiết kiệm được không gian làm việc, nhất là khi có ty có diện tích bị hạn chế. Nếu thuê thêm nhân viên mới, chắc chắn bạn sẽ rất “đau đầu” để giải bài toán mang tên “sắp xếp chỗ làm việc cho nhân viên”.
5.1.4. Cập nhật và tiếp cận với nguồn công nghệ hiện đại
Một điều mà bạn dễ dàng nhận thấy đó chính là những công ty hoạt động ở lĩnh vực công nghệ sẽ có xu hướng thuê công ty Outsource nhiều hơn những công ty khác. Lĩnh vực này đòi hỏi công ty của bạn phải liên tục cập nhật và tiếp cận công nghệ mới nhưng điều này lại đòi hỏi rất nhiều ngân sách.
Thuê Outsource là cách để công ty dễ dàng tiếp cận công nghệ mới nhất nhờ sự giúp đỡ từ những nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ không phải tiêu tốn qua nhiều kinh phí.
5.1.5. Nâng cao năng suất lao động của công ty
Nâng cao hiệu suất làm việc cũng là một trong những ưu điểm vượt trội của hình thức Outsourcing. Với sự trợ giúp của nguồn lực bên ngoài, công ty bạn có thể dành toàn bộ thời gian và sức lực để giải quyết những công việc quan trọng. Cả 2 bên cùng làm việc sẽ giúp công ty hoàn thành mọi tiến độ chung đã được đặt ra từ trước đó.
Outsource tiết kiệm tối đa chi phí vận hành cho công ty nhưng lại nâng cao hiệu suất lao động
5.1.6. Đảm bảo toàn bộ công việc được vận hành hiệu quả
Do làm việc dựa trên hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ nên những công ty Outsource buộc phải hoàn thành công việc theo đúng chất lượng và thời gian được thỏa thuận. Trong trường hợp vi phạm hợp đồng thì công ty cần bồi thường. Đây được xem như một cách để công ty Outsource có trách nhiệm hơn và công ty của bạn cũng cảm thấy an tâm hơn khi thuê ngoài.
5.1.7. Tạo động lực phấn đấu cho nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp
Một trong những lý do khiến nhiều công ty phải lựa chọn Outsource đó là vì nguồn lực nội bộ không có đủ khả năng để xử lý công việc. Điều này sẽ phần nào tác động vào tâm lý của họ để họ nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về; năng lực, trình độ và cả thái độ của bản thân. Từ đó, họ sẽ có thêm động lực để phát triển bản thân góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
5.2. Nhược điểm của hình thức Outsourcing doanh nghiệp cần nắm rõ
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà bài viết vừa đề cập ở trên, hình thức Outsourcing vẫn tồn tại nhiều hạn chế không thể phủ nhận. Phổ biến hơn cả là top 4 hạn chế sau đây:
5.2.1. Không thể đảm bảo tuyệt đối về vấn đề bảo mật
Bảo mật chính là nỗi trăn trở lớn nhất của mọi công ty khi có kế hoạch thuê nguồn lực bên ngoài. Dù trong hợp đồng luôn có điều khoản nghiêm cấm sử dụng và để lộ thông tin công ty nhưng sẽ không có gì chắc chắn rằng công ty mà bạn thuê luôn tuân thủ nghiêm ngặt.
Hình thức Outsource cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định khiến nhiều công ty thấy phân vân
5.2.2. Công ty Outsourcing làm việc thiếu trách nhiệm
Thực tế là không phải 10/10 công ty Outsource đều làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành những công việc đã thỏa thuận. Hiện có không ít công ty làm việc ẩu, trễ thời hạn,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như tiến độ công việc mà công ty bạn đã đề ra. Lời khuyên dành cho bạn đã là cần lựa chọn công ty Outsource thật kỹ trước khi thuê.
5.2.3. Chất lượng công việc không đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp đề ra
Thêm một hạn chế to lớn nữa của hình thức Outsource đó là tình trạng chất lượng công việc không được đảm bảo. Tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do nhưng chủ yếu là vì công ty Outsource không thật sự hiểu rõ nội dung và mục đích công việc của bạn. Từ đó mà họ dù rất nỗ lực để hoàn thiện nhưng lại không đáp ứng đúng những yêu cầu bạn đã đưa ra.
5.2.4. Phát sinh nhiều chi phí trong quá trình hợp tác
Chi phí thuê Outsource thường thấp nhưng đổi lại thì bạn có thể sẻ phải chi trả nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình là việc. Do đó, ngay từ khi lập hợp đồng thì cả 2 bên cần thỏa thuận rõ ràng về những điều khoản có liên quan đến chi phí.
Khi lựa chọn hình thức Outsource thì công ty cũng cần tính toán đến vấn đề phát sinh nhiều chi phí
6. Đâu là những yếu tố mang lại thành công cho hình thức Outsourcing?
Những năm trước đây, nhiều công ty chỉ tìm tới Outsource như một phương án để tiết kiệm tối đa chi phí phục vụ cho sản xuất và vận hành. Nhưng hiện nay, một bộ phận lãnh đạo công ty đã nhận ra rằng việc lựa chọn Outsource còn giúp họ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và góp phần cải thiện vị thế trên thị trường.
Bài toán nan giải được đặt ra cho mỗi công ty đó là là cách nào để thực hiện Outsourcing một cách thành công? Bài viết sẽ mách nhỏ một vài lưu ý quan trọng bên dưới, bạn hãy nhanh tay lưu lại ngay nhé!
6.1. Xác định rõ mục tiêu và kết quả muốn hướng đến
Trước khi thuê công ty Outsource, doanh nghiệp buộc phải xác định rõ mục tiêu cũng như kết quả mà chiến lược muốn hướng đến. Qua đó, công ty mới có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và điều chỉnh chiến lược kịp thời trong những trường hợp cần thiết.
6.2. Tăng cường mở rộng mối quan hệ với nhiều bên có liên quan
Đây cũng là một trong những bí quyết hay giúp công ty thực hiện Outsource thành công. Nhờ sở hữu mối quan hệ rộng rãi, nhà quản lý sẽ thu thập được nhiều ý kiến đánh giá mang tính khách quan về những công ty Outsource để chọn ra công ty uy tín. Nếu công ty có mối quan hệ tốt với bên Outsource thì việc hợp tác sẽ càng thuận lợi hơn.
Có rất nhiều cách để công ty có thể triển khai hình thức Outsource thành công như mong đợi
6.3. Sẵn sàng hỗ trợ đơn vị Outsourcing của doanh nghiệp
Bạn đừng lầm tưởng rằng khi thuê công ty Outsource thì bạn có thể an tâm phó mặc mọi việc cho họ. Thay vào đó, bạn nên đồng hành với họ để chia sẻ cụ thể về những mục tiêu, chiến lược, nội dung công việc,... Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn và hoàn thiện nhiệm vụ đúng với yêu cầu của bạn.
Bên cạnh đó, công ty của bạn cũng nên chủ động phân công một vài nhân sự bổ sung cho công ty Outsource trong trường hợp cần thiết. Nhờ vậy mà mọi việc sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ hơn.
6.4. Thiết lập hợp đồng thuê đơn vị Outsourcing có nội dung chặt chẽ
Thêm một lưu ý nữa giúp công ty thực hiện thành công Outsource đó chính là thiết lập hợp đồng chặt chẽ. Trong hợp đồng phải trình bày cụ thể về mọi điều khoản, cam kết và thỏa thuận giữa 2 bên. Hợp đồng vừa giúp bạn thấy yên tâm hơn về quyền lợi của mình lại vừa khiến công ty Outsource làm việc có ý thức và trách nhiệm hơn.
Công ty cần xác định rõ mục tiêu và kết quả của công việc trước khi quyết định thuê Outsource
7. Kết luận
Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn tìm hiểu xong Outsource là gì và những ưu điểm cũng như hạn chế của Outsource. Mong rằng bạn đã có thêm nền tảng kiến thức cơ bản để tiếp tục bước trên hành trình kinh doanh. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công và đừng ngần ngại chia sẻ thông tin hữu ích này đến những người đang có chung mối quan tâm giống bạn nhé!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm: