Đấu giá là gì? Điểm khác nhau giữa đấu giá và đấu thầu trong kinh doanh

Đấu giá tài sản là hình thức bán ra một sản phẩm bằng cách trả giá công khai giữa bên bán và bên mua. Hình thức này thường được tổ chức nhằm mục đích gây quỹ, buôn bán các mặt hàng quý giá có nhu cầu cao. Việc tổ chức đấu giá còn phải đảm bảo thực hiện đúng với các quy định của pháp luật. Để tìm hiểu thêm về những quy định mà Nhà nước đặt ra cho việc đấu giá cũng như hiểu sâu hơn về khái niệm “đấu giá là gì” mời bạn đọc hết bài viết sau cùng chúng mình nhé!

1. Đấu giá là gì?

Đấu giá là gì

Khái niệm của Đấu giá

Trước khi tiến hành đấu giá tài sản, người bán sẽ tiến hành đặt ra một mức giá sàn cho sản phẩm của mình. Sau đó, giữa người bán và người mua sẽ trả giá trực tiếp với nhau. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ là người sở hữu món đồ được đấu giá.

Đấu giá tài sản có hai hình thức chính là đấu giá bắt buộc (theo quyết định của những cơ quan có thẩm quyền) hoặc diễn ra tự nguyện (dựa trên nhu cầu và mong muốn của người bán).

Dẫu là hình thức đánh giá tự nguyện hay đấu giá bắt buộc, bạn cũng phải tuân theo những quy định của Pháp luật được quy định cụ thể trong mục Quy chế bán đấu giá tài sản thuộc Bộ luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam.

Ở Việt Nam, những người bán đấu giá sẽ do Sở Tư Pháp trực tiếp quản lý. Họ sẽ thay bạn tổ chức phiên đấu giá, đảm bảo phiên đấu giá diễn ra đúng với quy định của Nhà nước.

2. Người có tài sản đấu giá là ai?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016 định nghĩa về người có tài sản đấu giá, cụ thể như sau:

"5. Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật".

Để tiến hành bán đấu giá tài sản của mình, người bán đấu giá cần phải ký kết hợp đồng với các bên tổ chức bán đấu giá. Sau đó, họ sẽ tiến hành bàn bạc và thảo luận để đưa ra mức giá khởi điểm ban đầu cho tài sản đó. Mức giá này sẽ do người bán tài sản quy định, bên tổ chức đấu giá chỉ đóng vai trò gợi ý hoặc đưa ra những số liệu tham khảo cho người đấu giá.

3. So sánh đấu giá và đấu thầu

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa đấu giá và đấu thầu ta cần nắm được cụ thể định nghĩa của đấu thầu trong quy định của Pháp luật.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc thực hiện ký kết hợp đồng cũng như tiến hành thực hiện hợp đồng về việc cung cấp các dịch vụ như tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn cũng như trong việc lựa chọn được nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và đảm bảo được việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo đúng hình thức của phía đối tác công tư, những dự án đầu tư có áp dụng việc sử dụng đất trên cơ sở áp dụng nguyên tắc thực hiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cũng như đem lại hiệu quả tốt nhất về mặt kinh tế.

Đấu giá là gì

So sánh đấu giá và đấu thầu

3.1. Bản chất kinh tế

  • Đấu giá là hình thức bán hàng khi người mua đề ra mức giá cao nhất cho các tài sản được đưa lên đấu giá. Điều này có nghĩa là một người bán sẽ có nhiều người mua trong một phiên đấu giá.

  • Đấu thầu là hình thức bên mua được phép lựa chọn bên cung cấp cho mình dựa trên các điều kiện về mặt tài chính, lợi nhuận, chất lượng, thời gian,… Bên bán nào thể hiện được nhiều ưu thế hơn sẽ có xác suất giúp người mua lựa chọn đồng hành trong suốt dự án.

Đấu giá là gì

Bản chất kinh tế của đấu giá và đấu thầu là khác nhau

3.2. Đối tượng

  • Đấu giá: Đối tượng của hình thức đấu giá thường là tài sản, hàng hoá

  • Đấu thầu: Bên cạnh hàng hoá thì đối tượng của hình thức đấu thầu còn là các dịch vụ khác trong sản xuất, kinh doanh.

3.3. Mục đích

  • Đấu giá: Mục đích của việc tổ chức đấu thầu chính là tìm ra người mua sẵn sàng đề ra mức giá cao nhất cho tài sản.

  • Đấu thầu: Bên dự thầu cần phải đảm bảo sở hữu mức chi phí hấp dẫn khi thực thi dự án song song đó cần phải có dịch vụ chất lượng, bảo hành sau khi sử dụng dịch vụ uy tín,… để thuyết phục các doanh nghiệp lựa chọn doanh nghiệp của mình.

Đấu giá là gì

Đấu giá và đấu thầu hướng đến những mục đích khác nhau

3.4. Phân loại

  • Đấu giá: Gồm 2 phương thức chính là đấu giá lên và đặt giá xuống. Thông thường, các hình thức đấu giá tại Việt Nam chủ yếu là đấu giá lên.

  • Đấu thầu: Gồm 2 phương thức chính là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Nếu như đấu thầu rộng rãi thì bên tổ chức đấu thầu sẽ không giới hạn về bên dự thầu tham gia thì phương thức đấu thầu hạn chế lại giới hạn số lượng bên tham gia vào phiên đấu thầu. Dựa trên phương thức đấu thầu, ta sẽ có đấu thầu hai túi hồ sơ và một túi hồ sơ.

3.5. Ý nghĩa

  • Đấu giá: Ý nghĩa của hình thức đấu giá chính là tạo sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, việc bán đấu giá sẽ giúp tài sản đấu giá tiếp cận được đúng với khách hàng tiềm năng, mang đến lợi ích tốt nhất cho cả người bán và người mua. Một ý nghĩa khác của hình thức đấu giá chính là giúp mối quan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi.

  • Đấu thầu: Ý nghĩa của việc tổ chức đấu thầu chính là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các bên dự thầu. Đồng thời bên mua có thể cân nhắc và so sánh những lợi ích, chi phí giữa các dịch vụ dễ dàng và chính xác hơn do bên bán có thể trình bày trực tiếp và trực quan khả năng cũng như trình độ mà doanh nghiệp sở hữu tại phiên đấu thầu.

Đấu giá là gì

Ý nghĩa của việc đấu giá và ý nghĩa của việc đấu thầu

3.6. Hồ sơ

  • Đấu giá: Hồ sơ đấu giá bao gồm hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá, văn bản đấu giá,…

  • Đấu thầu: Hồ sơ của đấu thầu bao gồm hồ sơ dự thầu và mời thầu.

4. Các hình thức đấu giá tài sản

Người có tài sản đấu giá có thể lựa chọn một trong những hình thức đấu giá sau đây trong phiên đấu giá bao gồm:

  • Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá

  • Đấu giá tài sản bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá

  • Đấu giá tài sản bằng bỏ phiếu gián tiếp

  • Đấu giá tài sản trực tuyến

Đấu giá là gì

Có 4 hình thức đấu giá tài sản

5. Kết luận

Nhìn chung, đấu giá được tổ chức để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và cần phải tuân thủ theo những quy định của Pháp luật. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ nắm được rõ khái niệm “đấu giá là gì” và phân biệt được hình thức đấu giá và đấu thầu trong kinh doanh.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Phần mềm quản lý tiệm nail

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: