Sự phát triển của công nghệ giúp các phần mềm, ứng dụng ngày một “nở rộ”. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về các cài đặt, các liên kết giữa thiết bị để có thể sử dụng hiệu quả. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn một trong những phương thức kết nối dữ liệu an toàn, hiệu quả và có tính ứng dụng cao - API. Cùng khám phá API là gì bạn nhé!
1. API là gì? Phân loại API
API và phân loại API
API là viết tắt của Application Programming Interface, là một phương thức, giao thức giúp kết nối thư viện trong thiết bị của bạn với các ứng dụng khác. API đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp khả năng truy xuất từ ứng dụng nào đó đến một loạt các hàm hay dùng. Từ đó, tạo ra các trao đổi dữ liệu lẫn nhau giữa các ứng dụng.
Hiện nay, API được phân thành ba loại dựa trên quyền hạn truy cập gồm:
- APT mở: API mở sẽ công khai tất cả quyền truy cập cùng đặc tính của chúng. Nhờ vậy, bất kì người dùng nào cũng có thể thao tác với API mở.
- API đối tác: API đối tác này không công khai. Khi người dùng muốn truy cập thì phải có quyền, giấy phép truy cập.
- API nội bộ: API nội bộ là API riêng tư chỉ dùng trong hệ thống nội bộ của công ty, doanh nghiệp. Chỉ những người liên quan và có thẩm quyền mới có thể truy cập vào hệ thống API nội bộ.
2. Ví dụ về API
Ví dụ 1:
Khi bạn đang ngồi trong một quán ăn và gọi thực đơn. Nhà bếp là một phần của hệ thống phục vụ giúp hoàn thành thực đơn bạn đã gọi. Nhưng làm thế nào để kết nối giữa nhà bếp và bạn? Khi đó, bạn cần đến bộ phận phục vụ, những người mà sẽ nhận yêu cầu từ bạn và mang đến nhà bếp rồi mang các món ăn từ bếp đến bạn. Như vậy, API chính là “người phục vụ” kết nối các bộ phận, các ứng dụng liên quan với nhau.
Ví dụ 2:
Hiện nay, chúng ta thường đặt hàng qua website, từ nhu yếu phẩm đến máy bay, nhà hàng,...Bạn sẽ truy cập vào website để tìm kiếm hàng hóa, xác định thời gian phù hợp,...Trong quá trình bạn tìm kiếm trong website, API là là đơn vị trung gian tiếp nhận yêu cầu của bạn, gửi đến dữ liệu . Trong quá trình bạn đặt chỗ, chọn mua hàng, API sẽ là bên trung gian nhận diện, tiếp nhận yêu cầu của bạn. Sau đó, API sẽ gửi đến dữ liệu của web, sàng lọc và trả về cho bạn những kết quả phù hợp với nhu cầu.
Ví dụ về ứng dụng API trong thực tế
3. API dùng để làm gì?
Các ứng dụng của API đang trở thành một phần quan trọng của đời sống với những tác động trên nhiều lĩnh vực.
3.1 Web API
Web API là hệ thống API được sử dụng trong các website như Google, Facebook, Tik Tok,… Hầu hết các website hiện nay đều cung cấp hệ thống API giúp bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu và nhận về kết quả như mong muốn.
Ví dụ, khi bạn đăng nhập trên Facebook, Google, Twitter,...là khi bạn đang sử dụng dữ liệu của API để truy cập vào các website kia.
Ứng dụng của API: Web API
3.2 API trên hệ điều hành
API được ứng dụng trên hệ điều hành của Windows cùng một số hệ điều hành khác. API trên Windows sẽ gồm các hàm, các phương thức để kết nối. Từ đó, giúp lập trình viên tạo ra các phần mềm, ứng dụng tương thích với hệ đề điều hành của thiết bị.
Ứng dụng của API: API trên hệ điều hành
3.3 Thư viện phần mềm và ứng dụng framework
API của thư viện phần mềm (framework) sẽ là nhiệm vụ mô tả, quy định các hành động mong muốn mà thư viện cung cấp. Một API có rất nhiều cách triển khai để giúp chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ khác.
Ứng dụng của API: Thư viện phần mềm
4. Cách thức hoạt động của API
Ở dạng thức đơn giản nhất, API cho phép các ứng dụng “giao tiếp” với nhau thông qua những câu lệnh đơn giản. Các câu lệnh này đều được gửi, định dạng qua các thông tin được truy xuất trong API.
Để giúp các ứng dụng trong API giao tiếp, ứng dụng cần lấy thông tin của người dùng để cho ra kết quả phù hợp, tương thích với nhu cầu của người dùng.
Cách thức hoạt động của API
5. API có tốt không?
5.1 Ưu điểm của web API
- API được sử dụng và tương thích trên hầu hết các ứng dụng của desktop, ứng dụng mobile cũng như các ứng dụng website.
- API linh hoạt với các định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về cho người dùng, nhờ vậy, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi tìm kiếm dịch vụ nào đó.
- Đồng thời, với API, bạn có thể nhanh chóng xây dựng HTTP service và giúp cho công việc lập trình trở nên đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Với lợi thế sử dụng mã nguồn mở, API mang theo chức năng RESTful đầy đủ. Nhờ vậy, doanh nghiệp, cá nhân đều có thể sử dụng API bởi bất kỳ client nào hỗ trợ.
- API có thể giao tiếp 2 chiều và được xác nhận trong các giao dịch khác nhau. Nhờ vậy, độ tin cậy của web được cải thiện.
- API có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần của MVC như Unit Test, Model Binder, Controller, Action,…Sự đa dạng và độ nhận diện cao đã giúp API có mặt ở nhiều ứng dụng, phần mềm.
Ưu điểm của API
5.2 Nhược điểm của web API
Dù API có nhiều ưu điểm nhưng với nhiều người dùng API vẫn có những nhược điểm. Có thể kể đến như:
- Website API chưa hoàn toàn là RESTful service - hỗ trợ được mọi dịch vụ, ứng dụng. API chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST mà thôi.
- Để có thể ứng dụng API hiệu quả, người dùng cần phải có kiến thức về API, về công nghệ để ứng dụng và sử dụng hiệu quả.
- Quá trình phát triển, nâng cấp hay vận hành API là một quá trình lâu dài và có nhiều thách thức. Thực tế, để hiểu về API và tương thích, người dùng cũng tốn khá nhiều chi phí cho hoạt động vận hàng.
- Hệ thống bảo mật của API còn nhiều sơ hở nên chưa giúp tối ưu mọi hoạt động trong quy trình vận hành.
Nhược điểm của API
6. Mức độ bảo mật của API có tốt không?
6.1. Những lỗi thường gặp khi sử dụng API
Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia cho biết API hiện nay đang và đã gặp phải 2 lối như sau:
Đây là lỗi liên quan đến bảo mật của API. Những hacker máy tính sẽ tận dụng thiếu sót của API mà chèn các SQL vào để lôi kéo người dùng. Mục đích của họ chính là tiếp cận khách hàng, đánh giá nhu cầu khách hàng nhưng bằng hình thức “bất hợp pháp”.
Lỗi này xảy đến khi người dùng đã thành công khi đăng kí API. Hiện ra trên màn hình chính là tên người dùng, mật khẩu,...Người dùng có thể phải chặn các vấn đề, ting quảng cáo không nên quan và khiến khách hàng thấy phiền phức, quan ngại.
Thêm vào đó, khi máy chủ phải tiếp nhận những lỗi của API, nguy cơ thiết bị, chương trình nhiễm virus cũng khá cao. “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, đó mới là cách mà người dùng mong muốn bảo vệ máy tính, thiết bị của mình.
Lỗi thường gặp khi sử dụng API
6.2. Cách khắc phục các vấn đề liên quan
Để khắc phục những lỗi của API, cần xác định nguyên nhân gây nên vấn đề. Có thể là:
API được khuyến khích sử dụng Regular Expression để loại bỏ các ký tự đáng ngờ, sử dụng hàm có sẵn để giảm thiểu các lỗi xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Bạn nên cài đặt thêm nhiều yêu cầu đi kèm để quá trình hoàn thành trở nên phức tạp hơn. Chỉ khi ấy, người dùng mới có thể thoát khỏi nỗi lo “spam”.
Ngoài các cách khắc phục khi gặp SQL Injection và Spam Request, để hạn chế các vấn đề rò rỉ thông tin với API, có thể củng cố tính bảo mật giao diện lập trình ứng dụng này bằng một số cách như sau:
- Dùng những mật khẩu dài, phức tạp. Không nên sử dụng mật khẩu giản đơn hoặc mật khẩu ngắn để lưu trữ thông tin.
- Kiểm tra thẩm quyền sử dụng và xác thực ứng dụng bằng các thiết bị đăng nhập bắt buộc.
- Mã hóa dữ liệu được truyền đi nhờ chứng chỉ bảo mật SSL, một trong những chứng chỉ bảo mật an toàn, uy tín nhất hiện nay.
- Lưu phần chữ ký số trong cơ sở dữ liệu của bạn chỉ cung cấp thông tin trong trường hợp nhập chính xác tên, mật khẩu cùng chữ kí.
Cách khắc phục lỗi khi sử dụng API
7. Kết luận
Trên đây, chúng tôi đã đưa ra những thông tin cơ bản, chi tiết để giúp bạn giải đáp câu hỏi API là gì. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết về API và có cách sử dụng, ứng dụng API hiệu quả trong công việc của mình.
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Data khách hàng là gì? Chia sẻ bạn cách tìm data khách hàng hiệu quả
Đòn bẫy để thu thập data khách hàng
Điểm chạm khách hàng là gì? Cách xác định điểm chạm hiệu quả