Một trong những yếu tố để xây dựng một chiến dịch Marketing thành công đó việc xác định đúng mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết xác định mục tiêu Marketing chính xác để có thể đo lường hiệu quả. Vậy mục tiêu marketing là gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí tầm quan trọng của mục tiêu marketing trong doanh nghiệp mà bạn nên biết nếu muốn xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
1. Mục tiêu marketing là gì?
Mục tiêu Marketing là mục tiêu được đặt ra để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ
Mục tiêu Marketing là mục tiêu được đặt ra khi thương hiệu muốn đạt được điều gì đó trong một thời gian cụ thể. Thông thường, mục tiêu Marketing sẽ liên quan đến mục tiêu quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng tiềm năng trong thời gian nhất định. Có thể hiểu đơn giản, mục tiêu marketing là nền tảng được xây dựng trong chiến lược tiếp thị đặt ra để đạt mục tiêu chung của tổ chức.
Mục tiêu Marketing cho một doanh nghiệp cụ thể như tăng nhận thức sản phẩm cho người tiêu dùng, cung cấp thông tin về tính năng của sản phẩm. Ngoài ra, mục tiêu marketing còn tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu Marketing không chỉ giới hạn trong việc xác định những gì doanh nghiệp muốn đạt được.
2. Tầm quan trọng của mục tiêu marketing trong doanh nghiệp
Mục tiêu Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp
Các mục tiêu Marketing có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược Marketing trong doanh nghiệp. Bởi vì mục tiêu Marketing sẽ cung cấp cho bộ phận tiếp thị và công ty phương hướng và tầm nhìn về các hoạt động. Với các mục tiêu được xác định cụ thể, các nhóm tiếp thị sẽ xác định chiến dịch hoặc nỗ lực của họ có hiệu quả không.
Với mục tiêu Marketing được xác định, các nhóm tiếp thị sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu đó và cách đo lường thành công. Khi đáp ứng được các mục tiêu này chính, công ty sẽ có sự gia tăng về doanh thu và mức độ tăng trưởng doanh thu tương xứng.
3. Áp dụng mô hình Smart hiệu quả trong việc đặt mục tiêu marketing
Để xây dựng một mục tiêu Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể triển khai theo mô hình S.M.A.R.T theo các yếu tố cụ thể dưới đây:
Áp dụng mô hình S.M.A.R.T để xây dựng chiến lược Marketing cụ thể
Specific: Mục tiêu nên được xây dựng từ các số liệu cụ thể để có cơ sở dữ liệu chắc chắn. Bạn không nên đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng mà hãy đặt mục tiêu cụ thể theo số hóa. Ví dụ tăng 15% doanh số so với tháng trước.
Measurable: Các mục tiêu Marketing cần được đo lường một cách chính xác hiệu quả. Ví dụ mục tiêu Marketing của bạn là tăng nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, mục tiêu này cần được đo lường bằng mức tăng trưởng lượng follow trong tìm kiếm thương hiệu không mất chi phí hoặc lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
Achievable: Trước khi xây dựng mục tiêu cụ thể, bạn nên cân nhắc liệu rằng mục tiêu đó có khả năng đạt được không. Doanh nghiệp cần xây dựng các điểm chuẩn để chứng minh mục tiêu hợp lý có thể đạt được. Đồng thời, bạn cần phác thảo những bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Relevant: Các mục tiêu marketing cần có sự liên quan với nhau và tác động đến toàn bộ chiến lược Marketing chính.
Timed: Cuối cùng, mục tiêu Marketing cần đạt được khung thời gian phù hợp để đạt được tiêu chí cụ thể. Thời gian thực hiện mục tiêu Marketing có thể là tháng, quý hoặc năm. Tuy nhiên, thời gian thực hiện mục tiêu có thể được thay đổi theo khối lượng công việc để đạt được tiêu chuẩn.
4. Những loại mục tiêu marketing phổ biến
Dưới đây là một số mục tiêu Marketing phổ biến trong năm 2023 mà bạn có thể tham khảo, cụ thể như:
Một số loại mục tiêu Marketing phổ biến
Mục tiêu tăng doanh số kinh doanh
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất thường được các doanh nghiệp hướng đến khi xây dựng chiến lược Marketing. Bởi vì mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận, thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số. Để xây dựng mục tiêu Marketing tăng doanh số tốt và chính xác, doanh nghiệp nên cụ thể hóa những số liệu này. Ban đầu, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi chỉ nêu ra mục tiêu tăng doanh số theo tỷ lệ nhất định. Do đó, mục tiêu Marketing cần được xây càng cụ thể, càng tốt.
Mục tiêu tăng nhận thức về sản phẩm
Đây là một mục tiêu Marketing được xây dựng với mục đích chính nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đã có mặt trên thị trường một thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới nhiều khách hàng trong phân khúc target audience.
Mục tiêu tăng sự nhận diện thương hiệu
Đây là một mục tiêu Marketing thể hiện hiện ý nghĩa liên quan đến tương tác với thương hiệu và cho biết rằng khách hàng tiềm năng sẽ có ấn tượng với sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu của bạn ghi dấu ấn trong tâm trí của khách hàng và họ sẽ luôn nghĩ đến bạn khi có ý định mua sắm ngành hàng của bạn.
5. Những mẹo để thiết lập mục tiêu marketing hiệu quả
Để xác định mục tiêu Marketing hiệu quả, thương hiệu cần xác định nhu cầu chính khi xây dựng chiến lược Marketing là gì. Hiện nay, mục tiêu marketing có thể được chia thành ba dạng khác nhau bao gồm kinh doanh, tiếp thị và truyền thông. Dưới đây là những mẹo để thiết lập mục tiêu Marketing hiệu quả dựa trên 3 khía cạnh.
Một số mẹo để xây dựng mục tiêu Marketing hiệu quả
Dựa theo truyền thông
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm hoặc dịch vụ được nhiều người biết đến. Do đó, mục tiêu truyền thông sẽ là sự lựa chọn phù hợp nếu doanh nghiệp mong muốn thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc thay đổi nâng cao nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, để thiết lập mục tiêu truyền thông cần thực hiện các yếu tố khác nhau. Cụ thể như nhận thức, đánh giá tỷ lệ khách mua hàng trả lại,những đặc trưng gắn liền với tài sản thương hiệu. Đồng thời khả năng tạo ấn tượng và chất lượng tương tác của khách hàng.
Dựa theo kinh doanh
Đối với những tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu tăng lợi nhuận, tăng doanh số thì mục tiêu kinh doanh sẽ là mục tiêu marketing phù hợp nhất. Đây là mục tiêu bám sát với mục tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng được các kế hoạch tiếp thị phù hợp để giải quyết vấn đề về doanh thu mà doanh nghiệp gặp phải. Để xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần bám sát dựa trên 3 yếu tố sau doanh số, thị phần và sự tăng trưởng.
Dựa theo tiếp thị
Bạn có thể xây dựng mục tiêu Marketing dựa trên yếu tố mục tiêu tiếp thị. Đây là một dạng mục tiêu quan trọng hướng tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi thể hiện các giá trị sau khi bị tác động. Một số yếu tố có thể tham khảo khi xây dựng yếu tố Marketing cụ thể như lượng tiêu thụ, mức độ gia nhập thị trường, giá trị sử dụng sản phẩm và mức độ trung thành của khách hàng.
6. Sự khác biệt giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing
Mục tiêu kinh doanh là mục tiêu được xác định để hoàn thành cho những kết quả công ty muốn đạt được. Mục tiêu kinh doanh sẽ bao gồm khung thời gian và nguồn lực sẵn đó. Bên cạnh đó, mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo được tính rõ ràng, cụ thể và có khả năng đo lường kết quả từ quá trình thực hiện lên kế hoạch.
Trong khi đó, mục tiêu Marketing sẽ liên quan đến việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Để xây dựng mục tiêu kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing trước khi bắt đầu. Mục tiêu marketing được xác định chính xác sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ. Đặc biệt, mục tiêu Marketing sẽ thúc đẩy vai trò định hướng chiến dịch, thu hút và tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng.
7. Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu marketing là gì và một số mục tiêu phổ biến hiện nay thường bắt gặp trong các chiến dịch. Bên cạnh đó, bài viết đã hướng dẫn bạn có thể xây dựng mục tiêu Marketing dựa theo công thức S.M.A.R.T. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có thể xây dựng được một mục tiêu Marketing hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
-------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết: