Hiện nay nhiều nhãn hàng và thương hiệu tập trung đầu tư cho KOC để thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả. Đây là một cách tiết kiệm chi phí thay vì sử dụng và đầu tư cho những người nổi tiếng KOLS để quảng cáo sản phẩm cho thương hiệu. Tuy nhiên, thuật ngữ KOC còn khá mới mẻ nên nhiều người còn nhầm lẫn với KOL. Vậy KOC là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa KOC và KOL thông qua nhiều khía cạnh khác nhau.
1. KOC là gì?
KOC là gì?
KOC được viết tắt của từ tiếng Anh Key Opinion Consumer mang ý nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. KOC là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường. Nhiệm vụ chính của KOC đó là đưa ra đánh giá và review những sản phẩm mình đã từng sử dụng ở các nhãn hàng một cách công tâm và chính xác.
Chính những trải nghiệm chân thực của KOC sẽ là yếu tố quan trọng khiến khách hàng hoặc những người tiêu dùng khác tin tưởng và mua sản phẩm. KOC sẽ đóng vai trò là yếu tố quan trọng quyết định việc mua hàng của người xem. Bên cạnh đó, những review hoặc đánh giá sẽ đưa sản phẩm đến gần hơn với người mua hàng.
Để trở thành KOC, bạn cần có số lượng người theo dõi trên các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc Tiktok ở mức trung bình. Bởi vì công việc này khá mới mẻ nên độ cạnh tranh chỉ đạt mức trung bình. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện và xây dựng kênh thì số lượng người theo dõi tăng lên gấp nhiều lần.
2. Sự khác biệt giữa KOC và KOL
Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường khá lâu nhưng thuật ngữ KOC vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Sau thời kỳ đại dịch Covid, mọi người quen thuộc với khái niệm KOLS hoặc Influencer hơn. Từ khi công việc review trên Tiktok dần phổ biến thì thuật ngữ KOC ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nhưng dễ bị nhầm lẫn với KOL. Dưới đây là 4 tiêu chí để đánh giá sự khác biệt giữa KOC và KOL mà bạn có thể tham khảo:
Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Mức độ phổ biến
So với KOC, KOLS là một công việc thịnh hành với mức độ phủ sóng nhiều hơn. Hãy thử gõ từ khóa về dịch vụ KOLS, bạn sẽ có được kết quả tìm kiếm về một loạt với giá cả khác nhau. Thông thường, các thương hiệu sẽ tìm kiếm và tự chủ động tiếp cận với KOLs phù hợp để ký hợp đồng hợp tác. Thương hiệu sẽ đầu tư cho KOLs để sử dụng sản phẩm miễn phí và quảng cáo sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, hiện nay công việc KOC vẫn chưa được thịnh hành và phổ biến so với KOLs. KOC là những người sẽ đứng trên khía cạnh của người tiêu dùng để sử dụng sản phẩm và đưa ra các đánh giá công tâm. Sau khi quá trình đánh giá sản phẩm của KOC diễn ra, học sẽ được nhận khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng. Nếu video đánh giá review được nhiều người xem quan tâm thì KOC càng được phần trăm chi phí cao.
Những người KOL sẽ chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn nhưng KOC sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động chi tiết. Cụ thể như hoạt động bán hàng và chăm sóc dịch vụ khách hàng. Tóm lại, KOC có tác động mạnh mẽ đến khách hàng tiềm năng nhưng độ phủ sóng thấp hơn.
Quy mô khán giả
KOLs thường sẽ được phân loại dựa trên những người Follower, cụ thể như những Influencer có ảnh hưởng Nano sẽ có lượng follow từ 1.000 đến 10.000 nghìn. Ngoài ra, những người theo dõi Macro sẽ có từ 10.000 đến 50.000 nghìn người theo dõi và trên 1.000.000 triệu người theo dõi sẽ được xếp vào nhóm mega. Đối với KOC, quy mô khán giả và lượng follow không quyết định sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều mới trở thành KOC nhưng mới bắt đầu công việc nên còn sở hữu lượng follow thấp.
Tính chuyên môn
KOLs là công việc đòi hỏi tính chuyên môn, kiến thức sâu về thị trường ngách để có thể dẫn dắt người dùng. Trong khi đó, KOC sẽ đặt mình ở khía cạnh người sử dụng sản phẩm để đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình.
Tuy nhiên, KOC sở hữu độ tin cậy cao trong tâm trí khách hàng và sẽ có tác động ảnh hưởng đến ý định mua hàng. Bởi vì các đánh giá này sẽ mang tính chân thực và công tâm mà không hề mang tính quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu. Một trong những thực trạng hiện nay đó là nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng PR lộ liễu nên người mua hoàn toàn nhận ra.
Tính chủ động
Những người có sức ảnh hưởng như KOLS sẽ được các nhãn hàng và thương hiệu chủ động tiếp cận để đưa ra lời mời quảng cáo. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hình dịch vụ booking KOL hoạt động. Những loại hình dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với KOL nhanh chóng. Doanh nghiệp sẽ trả booking cho KOL bằng tiền mặt hoặc sản phẩm dịch vụ mà họ quảng cáo.
Với KOC sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm nào để trải nghiệm từ đó đưa đến người dùng chất lượng đánh giá chính xác nhất. KOC có thể review những sản phẩm sử dụng hằng ngày hoặc tìm kiếm nhãn hàng tài trợ, quảng bá trên các nhóm. Vậy ý kiến của đối tượng này có phần chủ động hơn so với KOL.
3. Vì sao nên tận dụng KOC để làm Marketing?
Hiện nay, hình thức Marketing KOC được các thương hiệu nhãn hàng tận dụng và góp phần nhỏ trong chiến dịch Marketing. Mặc dù KOC là hình thức Marketing khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Nếu thực hiện trên quy mô lớn sẽ xây dựng được lòng trung thành dài hạn với khách hàng.
Những lý do doanh nghiệp nên tận dụng KOC để làm Marketing
Cầu nối quản lý quan hệ khách hàng và KOL
KOC là những người đóng một vai trò thiết yếu trong việc quản lý mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp cụ thể thông qua các giai đoạn như:
- Giai đoạn trước khi ra mắt: KOC sẽ dựa trên kiến thức trực tiếp về sản phẩm của thương để thu thập phản hồi khảo sát của khách hàng tiềm năng. Đồng thời, KOC sẽ hỗ trợ thương hiệu thử nghiệm thị trường với chi phí thấp hơn đáng kể.
- Giai đoạn sau khi ra mắt sản phẩm: KOC sẽ giúp xây dựng niềm tin thương hiệu giữa người tiêu dùng với thương hiệu. Điều này sẽ giúp tăng tác động chủ đề xu hướng và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
- Giai đoạn trưởng thành của thương hiệu: Lúc này KOC cần đảm bảo tiếp xúc và thay đổi xu hướng sản phẩm liên tục.
Việc quản lý quan hệ khách hàng rất cần thiết trong doanh nghiệp và là vũ khí mạnh mẽ để duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, KOC sẽ là yếu tố xúc tác để níu giữ khách hàng, tăng tỷ lệ khách hàng trung thành và thúc đẩy doanh thu. Ngoài ra, KOC sẽ kết hợp với KOLs để báo cáo hình ảnh thương hiệu để đánh mạnh vào người tiêu dùng chuyển đổi mua hàng.
Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng sẽ quyết định mua hàng sau khi xem các đánh giá hoặc review về sản phẩm họ đang muốn mua. Các đánh giá khá quyết định, hoàn toàn quyết định đến với việc mua hàng của người tiêu dùng. Do đó, KOC sẽ là người đứng dưới góc độ khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm để nói về ưu và nhược điểm. Sau khi xem qua những nhận xét hoặc đánh giá thì có khả năng cao sẽ sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó vì những lợi ích nó mang lại.
Chi phí Booking thấp hơn
So với các KOLs hoặc những người nổi tiếng thì chi phí booking KOC phải chăng và phù hợp hơn. Cụ thể chi phí ngân sách để booking 1 KOL sẽ dao động từ 20 - 30 triệu nhưng có thể đầu tư cho hàng chục KOC. Hiện nay, với nền tảng Tiktok thì các video review sẽ dễ viral nhất nên tỷ lệ mua hàng thông qua sẽ tăng cao hơn.
Ngoài ra, những thương hiệu nhỏ mới thành lập đều có thể booking KOC được. Với KOC có ít lượt tương tác thương hiệu có thể gửi sản phẩm miễn phí để trải nghiệm. Đây là một hình thức khá phổ biến trên Tiktok với các ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng hoặc đồ decor nhà cửa.
4. Làm thế nào để trở thành KOC kiếm tiền hiệu quả?
Hiện nay, KOC là một ngành nghề khá mới nhưng dần dần đã trở nên phổ biến trong thị trường reviewer Việt Nam. Bởi vì nguồn thu nhập của KOC cũng khá nhiều và không thua kém các KOLs. KOC có thể kiếm tiền hiệu quả bằng một số cách cụ thể như sau:
Những hình thức có thể trở thành KOC kiếm tiền hiệu quả
- Hình thức Affiliate Marketing: Các KOC sẽ review sản phẩm đã sử dụng và gắn link mua hàng trên bio Tiktok, Facebook, Instagram và Facebook. KOC sẽ được nhận hoa hồng từ thương hiệu khi người dùng mua hàng của những trang liên kết mà KOC giới thiệu.
- Hình thức Livestream trên mạng xã hội: Hiện nay, KOC có thể livestream trên các nền tảng như Tik Tok hoặc Facebook khi được chủ shop booking. Nhiệm vụ chính của KOC khi livestream đó là tương tác, trò chuyện với khách hàng và bán hàng. Đặc biệt, khách hàng có thể mua hàng ngay trên Tik Tok Shop mà KOC đã gắn khi livestream.
- Hình thức booking PR và tham gia sự kiện: Các KOC có lượt tương tác và follow cao có thể nâng cao thu nhập thông qua booking của các nhãn hàng nổi tiếng. KOC sẽ tham gia các sự kiện ra mắt sản phẩm để trải nghiệm dịch vụ và lên bài đánh giá mới nhất.
5. Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về KOC là gì và những lợi ích khi sử dụng KOC cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của KOC và KOLs dựa trên các tiêu chí đánh giá. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn về booking KOC nhé!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Cách tính ROI của chiến dịch KOL
KOL là gì? Tầm quan trọng của KOLs đối với doanh nghiệp
7 yếu tố để tạo một chiến dịch viral marketing