Thông tin chi tiết và mới nhất về hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu yêu cầu nhiều thông tin nhằm đảm bảo quy trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người đã gặp khó khăn khi tạo lập hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn các thông tin chi tiết nhất về xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu.

1. Hàng xuất khẩu là gì? Hàng xuất khẩu nào cần lập hóa đơn điện tử

Hàng xuất khẩu và tầm quan trọng của việc lập hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được vận chuyển và bán ra ngoài quốc gia mục tiêu để sử dụng hoặc tiêu thụ. Đây là các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được xuất khẩu từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm thực hiện các giao dịch thương mại.
Các hình thức xuất khẩu hàng hóa hiện nay gồm:
  • Xuất khẩu trực tiếp: Bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương.
  • Xuất khẩu gián tiếp: Đơn vị có hàng hóa xuất khẩu sẽ ủy thác quyền xuất khẩu cho một đơn vị thứ 3 (bên trung gian) để đưa hàng hóa ra nước ngoài.
  • Gia công xuất khẩu: Công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (bao gồm các máy móc, thiết bị, linh kiện,...) từ công ty nước ngoài về để sản xuất dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng.
  • Xuất khẩu tại chỗ: Đơn vị mua và bán sẽ tiến hành giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển ra nước ngoài.
Dù là hình thức xuất khẩu nào thì việc lập hóa đơn điện tử cũng là một yêu cầu bắt buộc mà người bán hàng cần tuân thủ.
Trong việc lập hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu, quy định pháp luật thường áp dụng cho các trường hợp sau:
  • Hàng hóa xuất khẩu có giá trị thuế GTGT bằng hoặc vượt quá ngưỡng quy định.
  • Đối tượng xuất khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh nội địa có yêu cầu phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Hàng hóa xuất khẩu có giá trị thuế GTGT phải lập hóa đơn điện tử để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện giao dịch xuất khẩu theo quy trình chính xác và hợp pháp.

2. Quy định mới nhất về hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

2.1 Thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Phát hành hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu được quy định rõ ràng trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Điểm b và điểm c thuộc khoản 3, Điều 13 trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã nêu rõ về cơ sở để tiến hành lập hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu là:
  • Sau khi hàng hóa đó đã thực xuất khẩu và có xác nhận của hải quan với những trường hợp hàng hóa được ủy thác xuất khẩu
  • Sau khi các thủ tục hàng hóa xuất khẩu đã được kê khai và có xác nhận rõ ràng của hải quan, nộp thuế cần thiết.
Thời điểm phát hành hóa đơn điện tử với hàng xuất khẩu chính là sau khi người khai hải quan đã hoàn thành đầy đủ thủ tục xuất khẩu cho hàng hòa với bên hải quan.

Thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

2.2 Ngày hóa đơn điện tử được lấy trong hóa đơn của hàng xuất khẩu

Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau khi hoàn thành thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở sẽ tạo ra hóa đơn điện tử cho hàng hóa đã xuất khẩu.
Theo quy định pháp luật về thuế và hàng xuất khẩu, ngày mà doanh thu từ việc xuất khẩu hàng hóa được xác định để tính thuế là ngày mà việc hoàn tất thủ tục hải quan được xác nhận trên tờ khai hải quan.

2.3 Lưu ý khi làm hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Việc lập hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu cần tuân thủ và thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam. Còn hóa đơn thương mại quốc tế thì sẽ thực hiện theo thông lệ quốc tế.
Trong đó, cần chú ý rằng thời điểm phát hành của hai loại hóa đơn là khác nhau.
  • Hóa đơn thương mại phát hành trước khi doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục, giấy tờ hải quan, thường được tính là ngày hàng hóa ra khỏi kho của người bán
  • Hóa đơn điện tử phát hành sau khi làm thủ tục hải quan

Lưu ý khi làm hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

3. Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu

Với hàng xuất khẩu, mẫu hóa đơn điện tử cần xét đến cả hai loại là mẫu hóa đơn thương mại và mẫu hóa đơn điện tử thông thường:

3.1 Mẫu hóa đơn thương mại

Các nội dung mà doanh nghiệp cần ghi rõ trên hóa đơn thương mại sẽ bao gồm:
  • Thông tin người bán, người mua: Tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, người đại diện pháp luật.
  • Số hóa đơn.
  • Ngày xuất hóa đơn.
  • Phương thức thanh toán.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm.
  • Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước.
  • Giá của hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổng tiền, loại tiền, các chi phí liên quan,...

3.2 Mẫu hóa đơn điện tử

Mẫu hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu gồm các nội dung sau:
  • Tên loại hóa đơn
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
  • Liên hóa đơn
  • Số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán
  • Thông tin người mua
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
  • Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
  • Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn

Mẫu hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

4. Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu cần tuân theo công văn 2054/TCHQ-GSQL của Nhà nước với các lưu ý gồm:
  • Bước 1: Lập hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan. Thời điểm lập hóa đơn thương mại là ngày hàng hóa ra khỏi kho của người bán để đi đến cảng hàng hóa. Hóa đơn thương mại là tài liệu quan trọng thuộc bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan.
  • Bước 2: Kế toán lập hóa đơn điện tử ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan. Hóa đơn điện tử này phải có mã xác nhận của cơ quan thuế.
Ngày lập hóa đơn điện tử là ngày khai trên tờ xuất khẩu.

Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

5. Lưu ý về thông tin trên hóa đơn điện tử của hàng xuất khẩu

5.1 Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử xuất khẩu

Điểm c, Khoản 13, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã nêu rõ các yêu cầu về nội dung của hóa đơn, đặc biệt là về đơn vị của tiền tệ ghi trên hóa đơn:

  • Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam, kí hiệu “đ”.
  • Trong trường hợp có liên quan đến ngoại tệ, người lập hóa đơn được phép ghi bằng ngoại tệ, đơn vị của ngoại tệ đó. Đồng thời, người lập hóa đơn cần phải thể hiện thông tin tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam trên hóa đơn điện tử. Tỷ giá đã được quy định theo Luật quản lý thuế.
  • Mã ký hiệu ngoại tệ phải tuân theo thông tin chuẩn quốc tế.
  • Trong trường hợp bán hàng phát sinh ngoại tệ theo quy định về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ, tổng số tiền thanh toán khi đó sẽ được ghi trên hóa đơn là ngoại tệ mà không phải quy đổi ra tỷ giá theo giá trị đồng tiền Việt Nam.

Tiền tệ trên hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu

5.2 Sử dụng tiếng nước ngoài trong hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp được phép sử dụng tiếng nước ngoài trong hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu.
Các chữ nước ngoài phải đặt bên phải và bên trong ngoặc đơn, ngay bên dưới chữ tiếng Việt. Các chữ này có kích thước nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Tiếng nước ngoài trong hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu

6. Kết luận

Hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu có những quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ. Doanh nghiệp cần chú ý khi làm các hóa đơn điện tử liên quan đến xuất khẩu hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được xuất khẩu nhanh và tuân theo quy định pháp luật. Mong rằng những gợi ý từ chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về việc tạo các hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu nhanh chóng, chính xác.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: