Hiện nay, rất nhiều người Việt đặt mua hàng từ nước ngoài với mong muốn sẽ tìm được hàng ngoại chính hãng và đảm bảo chất lượng. Tuy phải trả mức phí cao hơn và chờ đợi lâu hơn nhưng người tiêu dùng vẫn vui vẻ chấp nhận. Bạn có đang tìm hiểu về cách mua hàng nước ngoài để mua hàng “xách tay”? Khi biết cách mua, việc mua và thanh toán sẽ diễn ra một cách suôn sẻ.
1. Có nên mua hàng từ nước ngoài hay không?
Mua hàng từ nước ngoài là xu hướng tiêu dùng mới của người Việt Nam
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics và thương mại điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng Việt mua hàng online từ nước ngoài. Nhưng vẫn còn không ít người băn khoăn có nên mất công order hàng tận “ở bển” về. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm những người này thì có thể cân nhắc một vài lý do bên dưới:
- Mua được sản phẩm thật có chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm nội địa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,...
- Tìm thấy sự đa dạng cả về mẫu mã và kiểu dáng của sản phẩm.
- Nhận được nhiều giảm giá và chương trình ưu đãi hấp dẫn.
- Nâng cao giá trị của sản phẩm khi sản phẩm được gắn mác: “hàng xách tay”, “hàng ngoại”.
2. Những cách mua hàng nước ngoài về Việt Nam phổ biến nhất
Không phải ai cũng có cơ hội và điều kiện tài chính để ra nước ngoài du lịch, mua sắm những món đồ yêu thích. Đừng lo, ngay cả khi chỉ ngồi tại ngôi nhà nhỏ của mình thì bạn vẫn có thể “săn hàng quốc tế” với chi phí “hạt dẻ”. Dưới đây là top 4 cách giúp bạn giải đáp làm thế nào để order hàng từ nước ngoài về nhé!
2.1 Nhờ người quen sống ở nước ngoài mua hàng
Đây là cách mua hàng từ nước ngoài được khá nhiều người lựa chọn vì người thân có thể trực tiếp kiểm chứng chất lượng của hàng hóa. Bởi vậy, bạn không phải lo lắng về việc mất một khoản tiền lớn mà mua phải hàng “ối dồi ôi”.
Tuy nhiên, cách mua hàng này lại có một nhược điểm bạn nên cân nhắc đó là khá tốn thời gian. Nếu bạn là người hay sốt ruột hoặc đang cần mua hàng gấp thì cảm giác chờ đợi hàng về sẽ không dễ chịu chút nào. Họ sẽ gửi cho bạn khi nào thấy “”tiện” chuyến bay, “tiện” đường đi ra bưu điện,...
Ngoài ra, việc bạn thường xuyên nhờ mua đồ cũng dễ khiến họ thấy khó chịu, phiền phức. Bạn đừng quên “không gì quý hơn độc lập, tự do”, hãy tự order và thanh toán hóa đơn cho những đơn hàng của mình.
Bạn có thể nhờ người thân mua hàng từ nước ngoài để kiểm tra kỹ chất lượng của hàng hóa
2.2 Mua hàng từ nước ngoài qua website của thương hiệu
Với cùng một sản phẩm như: túi xách, giày dép, mỹ phẩm, đồ điện tử,... sẽ có rất nhiều thương hiệu bán. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm tốt thì bạn nên lựa chọn thương hiệu uy tín, có nhiều đánh giá cao từ khách hàng cũ. Tiếp đó, bạn truy cập website của thương hiệu và thao tác 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Gõ tên sản phẩm bạn muốn mua vào ô tìm kiếm.
- Bước 2: Nhấn xem chi tiết sản phẩm để xem sản phẩm có đúng với nhu cầu của bạn hay không trước khi ấn “Mua ngay”/”Thêm vào giỏ hàng”.
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại,... ) để bên bán có thể gửi hàng về Việt Nam cho bạn.
- Bước 4: Tiến hành thanh toán hóa đơn bằng cách sử dụng một trong số các loại thẻ Visa Card, Master Card,...
- Bước 5: Hoàn tất thanh toán và chờ nhận hàng qua bưu điện.
Truy cập trang chủ của thương hiệu khi cần hàng từ nước ngoài giúp bạn tránh hàng giả
2.3 Mua hàng nước ngoài qua công ty chuyên nhận order
Thêm một cách đơn giản nữa để bạn có thể mua hàng từ nước ngoài đó chính là sử dụng dịch vụ trung gian - đặt hàng qua các công ty chuyên vận chuyển. Khi tiếp nhận yêu cầu từ bạn, công ty sẽ có trách nhiệm mua và giao hàng tận nơi cho bạn.
Bạn đang thắc mắc tại sao nên chọn mua hàng nước ngoài theo cách này phải không? Đây là những ưu điểm vượt trội rất đáng để bạn cân nhắc:
- Không cần tạo tài khoản và thẻ thanh toán quốc tế.
- Thao tác đặt hàng đơn giản: bạn chỉ cần gửi hình ảnh, thông tin và link của sản phẩm bạn muốn mua cho phía công ty.
Dù đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng Việt khi muốn đặt hàng ở nước ngoài nhưng cách mua này cũng có điểm hạn chế. Nếu bạn chọn công ty vận chuyển không uy tín thì sẽ phải chờ đợi lâu, nhận hàng “dở tệ”,... Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về công ty mà mình sẽ đặt mua hàng hộ.
Bạn cũng có thể mua hàng từ nước ngoài bằng cách đặt qua các công ty vận chuyển quốc tế
2.4 Mua hàng nước ngoài bằng qua những trang thương mại điện tử lớn
Ngoài 2 cách trên, bạn còn có thể mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam bằng cách truy cập những sàn thương mại điện tử lớn. Đó có thể là Amazon, Ebay, Aliexpress, Shopee,...
- Order hàng qua Ebay
Ebay được biết đến là một trang web đấu giá trực tuyến của Mỹ, trên thế giới hiện chưa có website nào có thể “vượt mặt” Ebay. So với những website hoặc sàn thương mại điện tử khác, Ebay có cách bán và mua hàng vô cùng độc đáo. Tất cả hàng hóa của những nhà bán lẻ và doanh nghiệp sẽ được đấu giá để có thể bán với mức giá cao nhất.
Quy trình mua hàng trên trang web này bao gồm 6 bước như sau:
- Bước 1: Truy cập Ebay.com.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân để mua hàng trên Ebay.
- Bước 3: Gõ tên sản phẩm bạn muốn mua vào ô tìm kiếm.
- Bước 4: Chọn hình thức mua hàng Ebay cung cấp: “Bid” (đấu giá) hoặc “Buy it now” (mua ngay). Nếu bạn chọn “Buy it now” thì mức phí phải trả sẽ cao hơn nhưng sẽ được mua nhanh chóng, không phải chờ đợi.
- Bước 5: Thanh toán bằng một trong số các loại thẻ: Visa Card, Master Card và Paypal.
- Bước 6: Hoàn tất thanh toán và chờ nhận hàng qua bưu điện.
Mua hàng từ nước ngoài trên Ebay giúp bạn mua hàng với mức giá tốt
- Order hàng qua Amazon
Khi cần mua hàng quốc tế, nhiều người Việt nghĩ ngay đến Amazon - website uy tín của Mỹ với nhiều mặt hàng chất lượng. Không riêng ở Việt Nam, tất cả người dân trên toàn thế giới đều có thể đặt hàng thông qua trang web này.
Đặc biệt, trên website Amazon còn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi lớn trong suốt cả năm. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua cơ hội “săn hàng” trên đây nhé!
- Bước 1: Truy cập Amazon.com.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân để mua hàng trên Amazon.
- Bước 3: Gõ tên sản phẩm bạn muốn mua vào ô tìm kiếm.
- Bước 4: Nhấp xem chi tiết sản phẩm để xem sản phẩm có đúng với nhu cầu của bạn hay không trước khi ấn “Mua ngay”/”Thêm vào giỏ hàng”.
- Bước 5: Lựa chọn hình thức ship hàng về Việt Nam, gói gửi hàng nhanh thì phí ship hàng cao.
- Bước 6: Thanh toán qua các loại thẻ quốc tế: Visa Card, Master Card,... hoặc Amazon Gift Card với mặt hàng có chú thích dòng chữ: “this item ships to Vietnam”.
- Bước 7: Hoàn tất thanh toán và chờ nhận hàng qua bưu điện.
Amazon cũng là một trang web uy tín để bạn mua hàng từ nước ngoài
- Order hàng qua Aliexpress
Aliexpress là một trong những kênh thương mại điện tử nổi tiếng trực thuộc Alibaba Group. Những khách hàng hoặc nhà buôn lẻ ở mọi quốc gia trên thế giới, gồm cả Việt Nam đều có thể kết nối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hàng hóa trên Aliexpress có sự đa dạng về mẫu mã, giá thành, thương hiệu,... Quy trình vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng vô cùng nhanh chóng. Để đặt hàng qua Aliexpress “một phát ăn ngay”, bạn hãy “bỏ túi” phần hướng dẫn chi tiết dưới đây:
- Bước 1: Truy cập https://vi.aliexpress.com/.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản mua hàng trên Aliexpress bằng cách ấn mục “Tài khoản” đặt ở góc trên phía bên phải của giao diện chính.
- Bước 3: Hoàn thiện phiếu đăng ký tài khoản.
- Bước 4: Tìm kiếm sản phẩm mà bạn cần mua trên Aliexpress.
- Bước 5: Thêm sản phẩm ưng ý vào giỏ hàng.
- Bước 6: Thanh toán hóa đơn và theo dõi lộ trình đơn hàng.
- Bước 7: Nhận món hàng đã mua tại Việt Nam.
Mua hàng từ nước ngoài có giá tốt vô cùng đơn giản với Aliexpress
- Order hàng qua Shopee
Trên sàn thương mại điện tử nổi tiếng Shopee, bạn không chỉ mua được hàng trong nước mà còn có thể đặt hàng từ nước ngoài. Hàng hóa trên Shopee vừa có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh lại vừa có sự hay ho và độc đáo. Rất nhiều sản phẩm bạn không tìm thấy trên thị trường nhưng lại thấy ngay trên sàn.
Với giao diện là tiếng Việt, bạn dễ dàng mua hàng mà không phải lo bất đồng ngôn ngữ. Ngoài ra, bạn cũng không cần chuẩn bị thẻ thanh toán quốc tế bởi bạn có thể thanh toán qua thẻ ATM nội địa, chuyển khoản, ví AirPay,...
Cách mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam thông qua Shopee được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản Shopee cá nhân.
- Bước 2: Chọn mục “Hàng quốc tế” để tìm kiếm hàng hóa. Hoặc bạn điền tên hàng bạn muốn mua rồi nhấn chọn mục “Nước ngoài” > “Xác nhận” hoặc “Áp dụng”.
- Bước 3: Lựa chọn hàng hóa ưng ý như cách mua hàng ở trong nước.
- Bước 4: Tiến hành thanh toán đơn hàng trên Shopee.
- Bước 5: Hoàn tất thanh toán và chờ nhận hàng được chuyển về.
Sàn thương mại Shopee cũng hỗ trợ bạn tính năng mua hàng từ nước ngoài
3. Hướng dẫn cách tính phí mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Một vấn đề được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đó là chi phí mua hàng quốc tế được tính như thế nào? Lời giải chi tiết cho thắc mắc này sẽ được bài viết chia sẻ với bạn ngay trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.
3.1 Bạn phải chịu những loại thuế nào khi mua hàng từ nước ngoài?
Đối với thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam, bạn phải thanh toán 3 loại thuế, gồm: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó, thuế:
- Nhập khẩu có sự khác nhau giữa mỗi quốc gia: nếu bạn mua hàng Nhật Bản hay Trung Quốc thì mức thuế sẽ được tính theo biểu mẫu thuế của hiệp định ASEAN, nếu là hàng Mỹ thì sẽ tính theo biểu thuế nhập khẩu của WTO,...
- Giá trị gia tăng: Mọi mặt hàng đều phải tính thuế này, mỗi mặt hàng lại có thuế giá trị gia tăng khác nhau từ 0 đến 5 hoặc 10%.
- Tiêu thụ đặc biệt: chỉ áp dụng với một số mặt hàng bị nhà nước hạn chế tiêu thụ, ví dụ như: thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô,...
3.2 Bạn được miễn thuế mua hàng nước ngoài trong trường hợp nào?
Thông tin này cũng đặc biệt quan trọng, nếu bạn bỏ qua thì bạn sẽ phải thanh toán rất nhiều tiền cho 3 loại thuế kể trên. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn sẽ được miễn thuế khi mua hàng quốc tế trong trường hợp:
- Đơn hàng của bạn có tổng giá trị dưới 1 triệu đồng.
- Đơn hàng không chưa những mặt hàng bị hạn chế tiêu thụ như trên.
Mua hàng từ nước ngoài bạn có thể phải trả thêm các loại thuế bắt buộc hoặc không
4. Bạn cần lưu ý những gì khi mua hàng online nước ngoài?
Dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội: mẫu mã đẹp, độ bền cao, giá cả phù hợp,... nhưng để chắc chắn mua được hàng “xịn sò” thì bạn cần lưu ý:
- Tìm hiểu về nguồn gốc và uy tín của người bán: Trước khi mua hàng, hãy xem xét nguồn gốc của người bán và đảm bảo rằng họ là nhà cung cấp đáng tin cậy. Đọc các đánh giá và phản hồi từ khách hàng trước đó để có cái nhìn tổng quan về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Kiểm tra chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng: Xem xét chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng để đảm bảo rằng nó phù hợp với yêu cầu của bạn. Bạn cũng nên tìm hiểu về chính sách hoàn trả và bảo hành của người bán trong trường hợp có sự cố xảy ra.
- Xác định thuế và phí nhập khẩu: Khi mua hàng nước ngoài, bạn có thể phải chịu thuế và phí nhập khẩu. Hãy xem xét các quy định và quyền lợi thuế nhập khẩu trong nước của bạn để đảm bảo rằng bạn đã tính toán chi phí phù hợp cho việc mua hàng.
- Kiểm tra danh sách hàng cấm hoặc hạn chế: Trước khi mua hàng, hãy kiểm tra danh sách hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế để đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua không vi phạm quy định của quốc gia.
- Bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán: Khi mua hàng trực tuyến, đảm bảo rằng bạn sử dụng các trang web và phương thức thanh toán an toàn. Kiểm tra xem trang web có đường dẫn bảo mật "https://" và xem xét việc sử dụng các phương thức thanh toán đáng tin cậy như PayPal.
5. Kết luận
Mong rằng với những thông tin có trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về cách mua hàng từ nước ngoài. Ngoài việc đặt hàng “ở bển” về sử dụng, bạn có thể cân nhắc ý tưởng kinh doanh đồ “xách tay”. Ý tưởng này đánh trúng xu hướng sắm đồ “ngoại” của người Việt, chắc chắn bạn sẽ kiếm được bội tiền. Chúc bạn có trải nghiệm mua hàng tuyệt vời với những cách trên nhé!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: