Bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhưng không có một kế hoạch phù hợp về cách bắt đầu kinh doanh? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn cung cấp thông tin về cách lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và các thông tin liên quan khác để việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.
1. Thế nào là kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh của bạn có kết quả như thế nào và tìm ra những triển vọng để phát triển trong tương lai; hỗ trợ xác định thu nhập dự kiến, cũng như đề xuất hướng đi giúp bạn tránh các rủi ro.
Mỗi doanh nghiệp cần lên kế hoạch kinh doanh để đảm bảo mọi hoạt động đúng với định hướng phát triển
2. Vì sao lập kế hoạch kinh doanh quan trọng?
Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò như một lộ trình để thiết lập, điều hành và phát triển doanh nghiệp mới của bạn vì:
2.1 Đảm bảo nguồn vốn hoặc các khoản vay
Lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết về tài chính doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng sự phát triển của mình. Việc xác định tài chính giúp doanh nghiệp dễ dàng lập ra chiến lược đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Ngoài ra, còn đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Đạt được đầu tư hoặc huy động vốn đầu tư
Một doanh nghiệp có bản lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ tạo được sức hút với các nhà đầu tư. Những nhà đầu tư thường đánh giá cao những doanh nghiệp biết định hướng và có mục tiêu cụ thể. Việc lập kế hoạch kinh doanh chính là bước quan trọng giúp bạn thu hút được nguồn vốn đầu tư.
2.3 Hướng dẫn chiến lược tiếp cận thị trường của bạn
Việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định và điều chỉnh mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với thị trường. Chỉ khi nào xác định được mục tiêu rõ ràng thì doanh nghiệp mới dễ dàng vạch ra được bước đi để đạt được mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
3. Các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Quy trình lập kế hoạch kinh doanh bao gồm các bước chuẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu, cải thiện hiệu quả của công ty. Đề ra được các bước kinh doanh hiệu quả sẽ tăng phần cạnh tranh với các công ty đối thủ trong tương lai và đặt ra các mốc tiến bộ để có thể đo lường được chúng.
Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng rất quan trọng khi bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh, nó chính là nền tảng, là mục tiêu mang đến thành công cho bạn. Vì vậy, đầu tiên là hãy tạo ra một ý tưởng kinh doanh thật sự độc đáo. Khi bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh hãy tìm một ý tưởng độc đáo, mới lạ và tiềm năng, ít "đụng hàng" nhất.
Xây dựng ý tưởng kinh doanh là bước đi đầu tiên trong việc lộ trình kinh doanh hoàn hảo
Bước 2: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu kinh doanh là xác định những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và dự đoán điều đó sẽ đạt được gì trong một khoảng thời gian được xác định. Để có thể lên kế hoạch mục tiêu kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải nắm rõ được các yếu tố căn bản bao gồm doanh số, thị phần, sự tăng trưởng và lợi nhuận.
Đặc biệt bạn phải có kiến thức chuyên sâu về mô hình kinh doanh. Vì đây sẽ là cách giúp bạn có thể lên kế hoạch cụ thể để thu được lợi nhuận, thúc đẩy các chiến lược marketing phát triển đúng hướng và góp phần tăng doanh thu.
Bước 3: Phân tích, nghiên cứu thị trường
Phân tích vĩ mô: Bao gồm kinh tế, nhân khẩu học, văn hóa – xã hội, công nghệ, chính trị – pháp luật… Từng yếu tố có tác động hay ảnh hưởng như thế nào.
Phân tích vi mô: Bao gồm quy mô thị trường, phân khúc khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, đối tác / nhà cung cấp, định hướng tương lai của ngành…
Bước tiếp theo trong bản kế hoạch, chúng ta cần phân tích, nghiên cứu kỹ thị trường
Bạn cần hiểu về thị trường mình hướng đến, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy nghiên cứu và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể.
>> Tham khảo ngay: Nghiên cứu thị trường là gì? Tại sao lại cần thiết cho doanh nghiệp
Bước 4: Thiết lập mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn có một ý tưởng độc đáo, xây dựng được kế hoạch lớn nhưng liệu bạn có thể làm chúng một mình? Chắc chắn là khó có thể làm được nếu bạn chỉ một mình. Vì vậy, bạn cần có người cùng chí hướng, những người có chuyên môn khác nhau… Sau đó cần phân chia công việc một cách hợp lý, có sự trao đổi, phối hợp giữa các bộ phận để mang lại hiệu quả tốt nhất.
>> Đọc thêm: Top mô hình kinh doanh mới nhất mà các startups phải biết
Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing
Kế hoạch Marketing vạch ra chiến lược với các hành động cụ thể qua một số công cụ như: Content Marketing, Social Media, quảng cáo… Mục tiêu cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần hướng đến đó là tiếp cận khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng và thu hút họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
Ngoài ra, một kế hoạch Marketing tốt còn cần dự trù trước cả vấn đề chi phí cùng với thời gian thực hiện kế hoạch và hiệu quả cần đạt được sau mỗi giai đoạn. Ngay từ lúc mới bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, một chiến lược hấp dẫn và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh, mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Đây chính là cách lập kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất, bạn lưu ý nhé!
>> Tìm hiểu: Tổng quan chiến lược Marketing là gì? Làm sao để tạo một chiến lược Marketing thành công?
Đừng quên xây dựng chiến lược marketing trong kế hoạch kinh doanh của mình để khai phá thị trường và tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa
Bước 6: Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính
Kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính chính là xương sống của toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Chỉ khi có kế hoạch rõ ràng từ trước, bạn mới có thể quản lý và nắm được đầu việc của từng cá nhân cũng như giúp bạn không rơi vào tình cảnh vừa làm vừa lo thiếu hụt tiền, tồn kho công nợ chồng chất dồn ứ, mất kiểm soát thu – chi,…
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên, bạn sẽ không thể quản lý trực tiếp mỗi người được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.
Quản lý tài chính cho doanh nghiệp rất quan trọng, nếu không phân bổ chi phí hợp lý thì rất có thể lãi không đủ để bù lỗ. Việc cần những khoản phí gì, khi nào thì chi, khi nào thì thu… tất cả những vấn đề này cần phải có một kế hoạch cụ thể để đo lường, kiểm soát các hoạt động tài chính xuyên suốt toàn bộ dự án.
Việc quản lý nhân sự, tài chính của công ty cần có hệ thống bài bản và phần mềm hỗ trợ khi cần thiết
Bước 7: Triển khai kế hoạch
Khi mọi đường đi, nước bước đã được vạch ra rõ ràng, việc làm tiếp theo của bạn chính là triển khai từng bước và cần đảm bảo rằng mọi thứ đều theo một quỹ đạo mà bạn đã hoạch định sẵn. Không phải lúc nào kế hoạch cũng tuân theo đúng quỹ đạo đã vạch trước. Khi nhận thấy có rủi ro hoặc điểm vướng mắc, người đứng đầu cần phát hiện điểm “nghẽn” để chủ động xử lý giúp quy trình làm việc không gián đoạn.
4. Những lưu ý khi lập bảng kế hoạch kinh doanh
Dưới đây là những nguyên tắc “vàng” bạn cần lưu ý:
4.1 Nghiên cứu, phân tích sản phẩm, thị trường càng nhiều càng tốt
Đây là giai đoạn tiêu hao nhiều thời gian nhất. Bạn cần phải tập trung nghiên cứu, phân tích thị trường và sản phẩm. Vì bạn đang khởi nghiệp, nên cần phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm và ngành bạn đang định kinh doanh.
4.2 Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọc
Xu hướng lập kế hoạch kinh doanh ngày nay là ngắn gọn và rõ ràng. Các nội dung chính và ý tưởng trong bảng kế hoạch kinh doanh cần đảm bảo dễ hiểu và ngắn gọn để dễ dàng thu hút sự chú ý của người đọc. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo rằng kế hoạch của bạn linh hoạt và có thể sửa đổi dễ dàng theo mục đích và theo từng mốc thời gian hàng tháng, hàng năm.
4.3 Có một chiến lược kế hoạch tiếp thị hay ho, hấp dẫn
Một bảng kế hoạch kinh doanh sẽ trở nên nổi bật hơn nếu như có một chiến lược tiếp thị hay ho và hấp dẫn. Một kế hoạch tiếp thị thường bao gồm: giới thiệu sản phẩm mới, cách thức cải tiến sản phẩm,... Và đương nhiên là bạn cần phải có một khoản ngân sách nhất định đi kèm với ngân sách dự tính và các chi phí bên ngoài.
Trên đây là toàn bộ cách lập kế hoạch kinh doanh mà bạn cần lưu ý trước khi bắt tay vào thực hiện. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp ích cho bạn lên kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: