Những điều nên biết trước khi muốn khởi nghiệp với Beauty Salon

Ngày nay, các cô cậu đến beauty salon hay tiệm uốn tóc như là một cách để thư giãn, “chiều chuộng” bản thân,một phần thưởng cho mình sau những ngày mệt mỏi. Nhu cầu này ngày một cao, không có dấu hiệu dừng lại từ tiệm tóc nhỏ đến những salon lớn. Thẩm chí đã có công ty nước người vào Việt Nam đầu tư mảng này. Tiềm năng lầ cực lớn tuy nhiên đây không phải là nghề dễ dàng, trải ngàn hoa như tên của nó. Nghề này đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui và nguồn thu nhập khá ổn định nếu bạn có tay nghề tốt và tạo được một lượng khách quen.

Bí quyết thành công trong nghề tóc phụ thuộc vào khả năng duy trì chất lượng dịch vụ ổn định và mức độ làm hài lòng khách hàng. Bởi khách hàng sử dụng các dịch vụ làm đẹp luôn sẵn sàng trả mức giá cao hơn nếu nhu cầu cải thiện vẻ đẹp bên ngoài và thư giãn tinh thần của họ được thỏa mãn và đáp ứng một cách tốt nhất.

Ngoài những “bề nổi” như: đây là một nghề không quá vất vả, không bị gò bó về mặt thời gian lại có thu nhập tương đối cao hay đơn giản vì đây là nghề thời thượng, nghề hot, nghề dễ tạo ra danh tiếng,… Hãy tự phân tích lý do thực sự khiến bạn chọn ngành tóc, nó sẽ giúp thúc đẩy tình yêu nghề của bạn một cách mạnh mẽ. Đây là điều quan trọng và cần thiết nhất để bạn sớm tạo dựng được chỗ đứng trong nghề.

Và sau đây là một số bước bạn có thể trang bị trước khi bắt đầu:

1. Chuẩn bị kiến thức chuyên sâu về nghề

Lĩnh vực này được gọi là “nghề”. Chữ nghề này đòi hỏi bạn có một số chuyên môn nhất định để có thể giữ chân khách. Vì đây là một nghề “nhanh thợ, chóng thầy". Nó đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật và học hỏi những cái mới mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu học ở một trung tâm sau đó tự học hỏi ở các trang tạp chí thêm. Đây cũng là thước đo đánh giá beauty salon của bạn có thể đi được bao xa.

Cần có kiến thức chuyên sâu khi mở Beauty Salon

2. Lập kế hoạch kinh doanh mở salon

Có lẽ những bạn làm mảng này sẽ không được giỏi tuy nhiên đây là một phần nhứt thiết phải làm trước khi bắt đầu. Tầm quan trọng của một bảng kế hoạch kinh doanh thì không phải bàn nữa, nó không những là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doan mà còn là chìa khóa giữ lửa cho các thành viên làm cùng với nhau. Ở bảng kế hoạch này bạn phải vạch ra được những thách thức và cơ hội của công việc kinh.

Một bảng kế hoạch kinh doanh bao gồm vài thứ cơ bản sau:

  • Kế hoạch tài chính: Bước này nên liệt kê ra tất các thứ cần thiết có thể chi tiền và thiết lập vòng xoay vốn.

  • Kế hoạch marketing: Bạn cần xác định được chân dung khách hàng, cũng như những nơi nào có họ để phân phối quảng cáo hợp lí. Đồng thời đặc biệt đối với ngành này bạn cần có hẳn một bảng kế hoạch chăm sóc khách.

  • Kế hoạch nhân sự: Bạn nên tuyển những kỹ thuật viên, thợ tạo mẫu tóc có tay nghề tốt, được đào tạo bài bản: “Thật ra thạo nghề cũng là cái tốt nhưng sẽ có hai mặt vì mình đào tạo từ đầu họ sẽ theo concept của mình, còn nếu họ đã thạo nghề, theo form nào đó rồi thì học lại cũng được thôi nhưng khó hơn, nhiều khi làm vẫn bị lỗi. Tuyển nhân viên với chị đó là cái duyên, không nhất thiết phải là thợ lành nghề hay không, quan trọng nhất là đạo đức người thợ còn dần dần theo thời gian chị có thể uốn nắn họ cả về kỹ năng nghề và phong cách sống, giao tiếp với khách”. Là thợ làm tóc thì phải có năng khiếu, có khiếu thẩm mỹ, biết nhận định đâu là đẹp, đâu là xấu. Làm tóc không nên chỉ để ý mỗi khuôn mặt mà cả phong cách, dáng người của khách hàng. Khuôn mặt chỉ là một phần thôi chứ cổ, bờ vai, dáng người cũng rất quan trọng. Dáng đi, phong cách ăn mặc cũng ảnh hưởng nhất định đến mái tóc. Khiếu thẩm mỹ của từng người thợ sẽ giúp họ có thể tư vấn, thiết kế, tạo kiểu tóc đẹp và phù hợp nhất cho khách hàng”

>> Tham khảo thêm: 6 cách cạnh tranh lành mạnh giúp xây dựng đội ngũ và cải thiện năng suất

3. Tiến hành kế hoạch

Có một số dự định mãi là dự định nếu bạn không bắt đầu ngay.

Nào cùng tiến hành!

3.1 Huy động số vốn cần thiết

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia ngành tóc để mở một quán cắt tóc gội đầu thông thường có kèm theo dịch vụ sơn sửa móng tay đơn giản thì bạn chỉ cần số vốn tối thiểu là 30 triệu đồng. Đối với việc mở một salon tóc với các trang thiết bị hiện đại và có cải tạo nội thất như dịch chuyển tường ngăn, lắp đặt hệ thống điện nước, ván sàn gỗ sẽ cần ít nhất là 200 - 300 triệu đồng.

3.2 Lựa chọn địa điểm

Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến dự án kinh doanh của bạn thành công hay thất bại. Nhiều người cứ nghĩ mở địa điểm đắc đỏ, trung tâm thì sẽ có lãi to nhưng có thể đó là một quan niệm sai lầm. Thử nghĩ: bạn mở ở một nơi đắc đỏ như quận 1, trong khi hầu hết dân cư quận 1 sinh sống không nhiêu chủ yếu là người đi làm, họ sinh sống lân cận đó. Thói quen đi làm rồi về, sinh hoạt ở gần nhà với chi phí rẻ hơn. Thì bạn mở đó chỗ đó với chi phí cao và lượt khách không nhiều, có ổn không? Vì thế lựa chọn một địa điểm phù hợp với tài chính và có khách hàng luôn được ưu tiên đầu tiên.

3.3 Thiết kế không gian tiệm

Là một trong những điều kiện thu hút khách. Tuy nhiên không gian salon tóc nên được thiết kế theo phong cách càng đơn giản càng tốt, tiêu chí tiện nghi, sang trọng, gọn gàng và thuận tiện cho thợ thao tác nên được đặt lên hàng đầu.

Diện tích của salon sẽ tùy thuộc vào khả năng triển khai dịch vụ của bạn. Bạn không nên bố trí quá nhiều ghế cắt tóc vì như vậy có nghĩa là bạn đã chi quá tay cho trang thiết bị và địa điểm. Mách nhỏ: bạn cũng không nên bố trí quá ít ghế cắt tóc dẫn đến việc mất khách hàng do phải chờ đợi quá lâu hoặc đã kín lịch hẹn.Bạn không thể kiểm soát được mật độ khách hàng, thỉnh thoảng khách hàng sẽ phải đợi và thỉnh thoảng cửa hàng của bạn sẽ rơi vào tình trạng thưa vắng khách. Vì vậy, thiết kế không gian hiệu quả chính là bước đầu tiên giúp bạn kiểm soát tốt tình hình tài chính của salon mình.

Mách nhỏ: Bạn có thể kham khảo thêm những thiết kế đẹp trên Pinterest hoặc một số tạp chí.

3.4 Mua sắm trang thiết bị cho salon

Tùy thuộc vào các loại dịch vụ trong salon mà bạn mua sắm các trang thiết bị. Tìm hiểu những người làm chung lúc bạn học nghề, thử lâng la trong các cộng đồng về nghề để mua được những món đồ cũ có thể sử dụng được hoặc liên hệ với các nhà cung cấp các trang thiết bị dành cho salon để chọn cho mình những trang thiết bị phù hợp nhất và giá cả phải chăng nhất. Tiết kiệm là thượng sách nhé. Bạn nên cân nhắc thật kỹ các chi phí mua sắm trang thiết bị, ban đầu chỉ cần mua những thứ thật sự cần thiết, khi bắt đầu có lợi nhuận hãy mua sắm thêm. Bạn nhớ để dành ra một khoản để chi trả tiền thuê địa điểm mở cửa hàng và tiền thuế nữa.

4. Thiết kế dịch vụ

Là một trong những điểm đặc biệt để tăng doanh số. Phần này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ khách hàng cũng như hiểu về các dịch vụ mình có thể cung cấp.

Thiết kế dịch vụ cho Beauty Salon

Một gói dịch vụ trọn gói tại một salon tóc hay beauty salon sẽ bao gồm những dịch vụ sau:

  • Tóc: cắt tóc, tỉa và tạo kiểu; uốn giả xoăn; chữa trị tóc và da đầu bị hư tổn; relaxers, uốn xoăn; nhuộm màu; gội và xả tóc;

  • Chăm sóc móng: cắt sửa móng chân, móng tay, đánh bóng, vẽ móng, sửa chữa móng tay và dưỡng da tay.

  • Chăm sóc da: da mặt, body waxing, massage.

  • Bán các sản phẩm chăm sóc làm đẹp tóc chuyên nghiệp: Nhiều salon cũng cung cấp nhiều sản phẩm làm đẹp và các sản phẩm chăm sóc tóc để đáp ứng mọi thứ khách hàng cần. Bạn có thể bán các sản phẩm làm đẹp như dầu gội, dầu xả chữa trị chuyên sâu và hằng ngày, các sản phẩm tạo kiểu tóc như mousse, gel, sáp bôi tóc, và các sản phẩm chăm sóc tóc đặc biệt khác. Bán lẻ các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp là một chiến lược quan trọng để giữ khách hàng và tăng thêm lợi nhuận.

Một số salon tóc và beauty salon còn cung cấp dịch vụ spa, một xu hướng ngày càng thịnh hành trong các salon. Các Day spa chuyên cung cấp các dịch vụ như xông nóng toàn thân, làm trắng da, đắp thảo dược, mát-xa/ xoa bóp, tẩy da chết, chữa rạn da và các vùng da xấu, chống lão hóa da, điều trị da mặt, trang điểm, chăm sóc da, waxing, đánh bóng và chống mụn.

5. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là điểm là cho salon của bạn khác với những chỗ khác.

Định vị thương hiệu bản thân rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên bạn không nên đầu tư quá nhiều tiền vào việc này. Hãy tìm một nhà thiết kế trẻ freelancer, mới vào nghề có khả năng vẽ được một logo đẹp cho salon tóc của bạn với thù lao không quá nhiều.

Định vị thương hiệu cho Beauty Salon

Việc xây dựng một website trông như bộ mặt của salon trên online là một điều vô cần thiết. Không những thế nó còn giúp khách hàng có thể đặt dịch vụ hẳn luôn trên đấy. Hạn chế việc chờ đợi của khách, cũng như bạn có thể phát triển thêm nhiều chương trình lúc vắng khách. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể dùng nền tảng thiết kế website bán hàng đa kênh của Haravan.

Từ nền tảng website và có bộ nhận diện thương hiệu. Bạn có thể dễ dang lan truyển để kể cho khách hàng nghe các câu chuyện về nghề, về những dịch vụ bạn đang bán.

6. Phát triển và chăm sóc khách

Một khi đã có những khách hàng đầu tiên thì việc còn lại là làm sau có nhiểu khách hơn nữa và giữ chân khách hàng cũ. Theo ý kiến chuyên gia chia sẻ: “Chất lượng dịch vụ của mình phải xứng đáng với đồng tiền của khách bỏ ra. Mình lấy giá cao nhưng chất lượng không đạt được như vậy thì không được, trái với đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai là thái độ phục vụ khách hàng, phải luôn cởi mở, đối xử bình đẳng với mọi khách hàng cả về thái độ cũng như cung cách phục vụ.

Thứ ba, vào các dịp ngày lễ lớn như Noel, tết Tây, 20/10, 8/3, salon của chị sẽ có chương trình giảm giá đặc biệt cho khách hàng, nhất là khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ.

Tiếp đến là chị có những món quà nhỏ tặng khách nhân ngày sinh nhật. Đấy là những việc chị làm để giữ khách hàng”.

>> Tham khảo thêm: 5 Bước follow-up khách hàng sau mua khiến khách quay lại nhiều lần hơn nữa

7. Tối ưu hóa bộ máy

Trong quá trình hoạt động, chắc hẳn sẽ lãng phí một phần nguồn lực nào đó. Sau một khoảng thời gian bạn cần xem xét lại và tối ưu chúng. Điều này là cần thiết để bạn có thể phát triển thêm nữa.

Trên đây là những điều bạn cần xem xét trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Làm nghề thì điều quan trọng phải đến từ tâm mới có thể giữ chân được khách hàng. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ mang lại những dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng hơn là bạn sẽ kiếm được bao nhiêu. Điều này giúp bạn nhẹ nhàng trong tư tưởng và thu hút khách hơn.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Kinh nghiệm bán hàng điện thoại trên website

Kinh nghiệm bán hàng xách tay từ dân buôn lâu năm

Những lưu ý cho ngành Mẹ & Bé trong và sau Covid: Mọi hoạt động hướng về ngôi nhà

Y Hân

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

TOP 12 ý tưởng kinh doanh tại nhà ít vốn, hiệu quả cao

23/04/2018 Haravan Học Viện

3 thách thức doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt

09/05/2018 Haravan Học Viện

10 câu hỏi nên được đặt ra nếu muốn kế hoạch kinh doanh thành công

24/05/2018 Haravan Học Viện