Cách đăng ký bán hàng online theo quy định chuẩn nhất

Ngày nay, kinh doanh online là một xu hướng bán hàng phổ biến bởi ưu điểm linh hoạt về thời gian, chi phí đầu tư thấp và dễ dàng quản lý. Mặc dù vậy, để bắt đầu bán hàng qua mạng thì yêu cầu cá nhân - doanh nghiệp phải chuẩn bị một số thủ tục cần thiết. Như vậy, cách đăng ký bán hàng online như thế nào là chuẩn và có phải đăng ký giấy phép kinh doanh hay đóng thuế không? Tất cả thắc mắc được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng Haravan tìm hiểu ngay nhé!

1. Bán hàng online có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?

Thông thường, các thương nhân, tổ chức hay cá nhân điều hành website thương mại điện tử, sàn giao dịch và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (có thể hiểu là các website có trang bị giỏ hàng, thanh toán và thông tin về sản phẩm) mới cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh với Bộ Công thương. Điều này nhằm thực thi quản lý, đánh giá và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong môi trường thương mại điện tử hiện nay.

cách đăng ký bán hàng online

Người bán hàng online qua website, trang thương mại điện tử bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.

Đối với người bán hàng trên diễn đàn, trang thương mại điện tử hoặc nền tảng mạng xã hội thì không phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương. Ngoài ra, tùy vào hình thức đăng ký bán hàng online mà có hay không đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định. Để tìm hiểu rõ hơn thì Haravan mời bạn cùng tham khảo thông tin ở phần tiếp theo.

2. Một số hình thức đăng ký kinh doanh online phổ biến

Hiện nay có ba hình thức đăng ký bán hàng qua mạng phổ biến, đó là:

2.1 Bán hàng online với quy mô nhỏ - lẻ

Khi kinh doanh online với quy mô nhỏ, theo hình thức tự phát thì đa phần cá nhân - chủ cửa hàng không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh hay kê khai thuế.

Tuy nhiên, nếu như cơ quan chức năng đột ngột kiểm tra thì các đối tượng này dễ bị xử phạt hành chính, bị xem là trốn thuế hoặc hoạt động kinh doanh trái phép. Do đó, lời khuyên là bạn vẫn phải đăng ký giấy phép bán hàng để có thể kinh doanh online lâu dài.

2.2 Bán hàng online với quy mô hộ cá thể

Hình thức kinh doanh hộ cá thể phù hợp với quy mô nhỏ, ít nhân viên, ít hàng hóa và không có chi nhánh. Khi bắt đầu với loại hình này, người bán phải đăng ký giấy phép kinh doanh với UBND quận/huyện - nơi hoạt động bán hàng được diễn ra.

Đồng thời, hộ kinh doanh cá thể phải hoạt động dưới quản lý và giám sát của cơ quan thuế, đồng thời có nghĩa vụ kê khai thuế, cũng như đóng thuế khoán hàng năm theo doanh thu ước tính được quy định.

2.3 Bán hàng online với quy mô doanh nghiệp

Nếu bạn có ý định đầu tư bán hàng online chuyên nghiệp hoặc sử dụng website, trang kinh doanh thương mại điện tử thì hãy thành lập công ty riêng, bởi ưu điểm về mặt quản lý hoạt động doanh nghiệp, cũng như hạn chế các xử phạt không đáng có.

Theo đó, với quy mô doanh nghiệp, tất nhiên bạn phải đăng ký giấy phép kinh doanh rõ ràng, đồng thời phải kê khai thuế mỗi quý và làm báo cáo tài chính cuối năm. Người bán hàng online quy mô doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy định pháp luật, nhưng bù lại bạn có thể được pháp luật bảo vệ quyền lợi, có thể mở rộng và phát triển lâu dài hơn.

cách thức đăng ký bán hàng online

Tùy vào loại hình đăng ký bán hàng online mà có hoặc không đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định.

3. Cách đăng ký bán hàng online như thế nào?

Để đăng ký kinh doanh qua mạng thành công, cá nhân - doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh online bao gồm những gì?

Tùy vào loại hình đăng ký bán hàng online, người bán nên chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Theo đó, nếu đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì bạn nên đảm bảo có đầy đủ giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể với thông tin như tên, địa chỉ, ngành nghề, vốn;

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ kinh doanh và các thành viên;

  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đăng ký HKD cá thể;

  • Biên bản họp thành viên về việc thành lập HKD cá thể (nếu có nhiều thành viên trong hộ gia đình góp vốn);

  • Giấy đăng ký thuế.

Trường hợp bạn đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp bán hàng online thì hồ sơ chuẩn bị phức tạp hơn nhiều so với thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, để thành lập doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về người đại diện theo pháp luật, quy định về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ. Ngoài ra, còn có một số giấy tờ quan trọng như sau:

  • Điều lệ công ty;

  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (nếu là doanh nghiệp tư nhân);

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

  • Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

  • Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần);

  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người nộp không phải đại diện pháp luật);

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông và người ủy quyền nộp hồ sơ.

3.2 Hướng dẫn các bước đăng ký kinh doanh online

Điều 44, 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, cá nhân - doanh nghiệp nên tuân theo cách đăng ký kinh doanh online với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp kinh doanh online.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin và tải văn bản điện tử, sau đó ký xác thực hồ sơ, cũng như nộp phí theo quy định.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và tiến hành giải quyết hồ sơ. Lúc này:

  • Người nộp hồ sơ nhận được giấy biên nhận hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đạt điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc này.

  • Trường hợp hồ sơ chưa đạt điều kiện cấp đăng ký kinh doanh online, phòng đăng ký kinh doanh tiến hành gửi thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết.

Trước đây, sau khi phòng đăng ký kinh doanh đưa ra thông báo chấp nhận thì doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ bằng giấy và nộp lên thì mới nhận được giấy chứng nhận đăng ký bán hàng online thành công. Hiện nay, doanh nghiệp không cần phải nộp hồ sơ bằng giấy nữa, nhưng vẫn phải đến phòng đăng ký kinh doanh, để nhận về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kinh doanh hộ cá thể.

đăng ký bán hàng online

Bạn nên chuẩn bị hồ sơ và tuân theo các bước đăng ký bán hàng online để nhận được kết quả như mong muốn.

4. Cá nhân kinh doanh trên mạng có phải nộp thuế không?

Đối với vấn đề nộp thuế kinh doanh trên mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử, Thông tư 47 không có quy định về việc người bán hàng là cá thể kinh doanh trên hình thức này phải đóng thuế. Tuy nhiên, theo quy định từ Luật thuế thu nhập cá nhân, nếu cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ; hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh có giấy phép theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành nộp thuế đầy đủ theo định kỳ.

Trong đó, các khoản thuế phải đóng khi cá nhân bán hàng online bao gồm: thuế môn bài và thuế khoán.

Đối với thuế môn bài

Thuế môn bài là khoản tiền mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh online phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công cụ quản lý nhà nước.

Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, cá nhân bán hàng online phải nộp thuế môn bài tương ứng với mức doanh thu theo từng năm:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Đối với thuế khoán

Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh online. Do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có quyền ước tính một khoản thuế cố định dựa trên hồ sơ của người nộp thuế, ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn thuế hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

5. Các câu hỏi thường gặp khác khi đăng ký bán hàng online

Ngoài thắc mắc về cách đăng ký bán hàng online như thế nào, nhiều cá nhân - doanh nghiệp còn có một số câu hỏi khác, như là:

5.1 Mã ngành kinh doanh bán hàng online là gì?

Hiện nay có hai mã ngành kinh doanh online là 4791 và 4799. Trong đó:

  • Mã ngành 4791: Nhóm này bao gồm bán lẻ qua bưu điện, internet, trang thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada), đấu giá qua mạng, bán trực tiếp qua phát sóng thường ngày trên tivi hoặc các phương tiện truyền thông khác (báo, đài, điện thoại).

  • Mã ngành 4799: Nhóm này bao gồm bán hàng trực tiếp, đại lý bán lẻ hoặc giao hàng tận nơi.

Lưu ý, bên cạnh hai mã ngành bắt buộc trên đây, tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn có thể đăng ký thêm mã ngành khác. Ví dụ:

  • Mã ngành 4649: Kinh doanh online mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, nước hoa.

  • Mã ngành 4641: Kinh doanh online mặt hàng vải, hàng may sẵn, giày dép các loại.

5.2 Nên mở công ty hay đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể khi bán hàng online?

Thông thường, hộ kinh doanh cá thể là loại hình phù hợp nếu như bạn có dự định bán hàng quy mô nhỏ, ít hàng hóa. Nhưng, nếu quy mô kinh doanh lớn, nhiều hàng hóa, có mục tiêu bán hàng qua website, sàn thương mại điện tử và mở rộng nhiều chi nhánh hơn thì thành lập doanh nghiệp là một ý tưởng đáng cân nhắc.

việc đăng ký bán hàng online

Tùy vào chiến lược kinh doanh hiện tại mà bạn có thể lựa chọn mở công ty bán hàng online hoặc bán hàng theo quy mô hộ cá nhân.

Qua thông tin trên đây, hi vọng bạn đã nắm rõ cách đăng ký bán hàng online như thế nào thì đúng quy định pháp luật. Haravan chúc bạn có thể thực hiện thành công và đạt kết quả tốt nhất trong công việc kinh doanh của mình. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm bí quyết hữu ích khi kinh doanh online, hãy thường xuyên theo dõi và khám phá góc chia sẻ thông tin TẠI ĐÂY!

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: