Kinh doanh theo chuỗi hẳn là mô hình kinh doanh không quá xa lạ đối với nhiều chủ kinh doanh lâu năm, đây cũng là chuỗi mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, bởi nó đem lại nguồn doanh thu cực lớn, tuy nhiên nó cũng mang đến rất nhiều rủi ro nếu kinh doanh không đúng cách. Vậy kinh doanh chuỗi là gì? Những lợi ích cũng như cách ứng dụng phù hợp cho doanh nghiệp để đem về lợi nhuận lớn. Xem ngay!
1. Mô hình kinh doanh chuỗi là gì
Mô hình kinh doanh theo chuỗi chỉ một chủ thể đầu tư quản lý nhiều đơn vị kinh doanh
Business Chain hay còn được gọi là mô hình kinh doanh theo chuỗi, là khái niệm dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh đầu tư, sở hữu và quản lý nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, các đơn vị này bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ.
Thông thường, ở mỗi đơn vị kinh doanh, chủ thể đầu tư sẽ có đội ngũ nhân sự đảm nhận việc quản lý và kiểm tra nhân viên tại các điểm bán. Những người này có thể sẽ là người quản lý chính và tiến hành báo cáo lại hoạt động kinh doanh cho chủ doanh nghiệp theo quy định.
2. Đặc điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi
Thông thường, mô hình kinh doanh theo chuỗi sẽ sở hữu những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Sẽ có một văn phòng/cửa hàng chính/trụ sở, đây sẽ là nơi kết nối và là trung tâm kiểm soát, quản lý các cửa hàng con/chi nhánh. Các cửa hàng sẽ được thiết lập tại các địa điểm mục tiêu được lựa chọn từ trước.
- Một hệ thống kinh doanh gồm hai hoặc nhiều cơ sở được quản lý chung, các cửa hàng này có thể kinh doanh một hoặc nhiều nhóm mặt hàng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào định hướng của công ty sẽ có những danh mục kinh doanh phù hợp cho từng địa điểm.
- Khi tiềm lực và định hướng của công ty đủ tốt, họ có thể cân nhắc việc mở thêm cửa hàng để mở rộng quy mô và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
- Hội nhập theo chiều dọc: Thông qua các trung tâm phân phối, họ có thể mua hàng hoặc sản xuất hàng hóa. Hàng hóa bán ra sẽ được lưu trữ trong một kho chung, sau đó phân phối xuống các cửa hàng để bán cho người tiêu dùng.
- Hội nhập theo chiều ngang: Khi công ty mở một cửa hàng mới, tức là hướng đến một phân khúc khách hàng khác nhau.
3. Phân loại các mô hình kinh doanh chuỗi phổ biến
3.1 Kinh doanh theo sản phẩm kinh doanh
3.2 Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi
Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ
Cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ
3.3 Theo phương thức tổ chức kinh doanh
Mô hình kinh doanh theo tổ chức kinh doanh
- Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain): hệ thống do một doanh nghiệp sở hữu
- Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain): Các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng lĩnh vực, tự nguyện liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.
- Hợp tác xã của nhà bán lẻ
- Nhượng quyền thương mại
3.4 Theo phương thức bán hàng
3.5 Theo phương thức sản phẩm cung ứng
- Cửa hàng tiện lợi
- Chuỗi siêu thị
- Chuỗi cửa hàng bách hóa
- Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
- Trung tâm thương mại
4. Ưu nhược điểm của mô hình
4.1 Ưu điểm
Có lợi thế cạnh tranh về giá: Những cửa hàng kinh doanh theo mô hình chuỗi thường sẽ được tổ chức bài bản, vì vậy sự cạnh tranh về giá cũng cao hơn. Các sản phẩm bán tại các chuỗi bán lẻ thường có mức giá thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc quyền.
Phân tán rủi ro: Một ưu điểm nổi bật của kinh doanh theo chuỗi đó chính là các cửa hàng có thể bù trừ doanh số cho nhau. Một cửa hàng hao hụt vốn và bán hàng không hiệu quả, điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu chung nhưng không gây tác động nặng nề đến toàn hệ thống.
Linh hoạt trong quá trình vận hành: Chủ kinh doanh có thể dễ dàng điều nhân viên sang các cửa hàng khác nhau để linh hoạt trong quá trình quản lý, vận hành cửa hàng. Kinh doanh theo chuỗi cũng có được nhiều lợi thế trong các hoạt động chăm sóc khách hàng, bởi khách hàng sẽ có thể lựa chọn địa điểm để nhận được dịch vụ.
Kinh doanh theo chuỗi giúp linh hoạt trong quá trình vận hành
Giảm chi phí quảng cáo: Thông thường, doanh nghiệp sẽ chỉ cần gộp các cửa hàng vào một chiến dịch để quảng cáo, trừ khi khai trương cửa hàng mới. Điều này tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo cho thương hiệu.
Hiệu quả quản trị cao: Các hệ thống kinh doanh theo chuỗi thường sẽ thực hiện các giao dịch trực tiếp tại một điểm, không phải qua quá nhiều trung gian. Điều này giúp hiệu quả quản lý và kiểm tra tiến độ bán hàng được nâng lên đáng kể.
4.2 Nhược điểm
- Nếu quá trình vận hành không khoa học, hợp lý sẽ gây thiệt hại rất lớn về tài chính, quá nhiều cửa hàng cũng trở thành một áp lực lớn cho công tác quản lý.
- Quản lý cửa hàng cho ít quyền lực và thiếu tính chủ động, linh hoạt, không thể đưa ra các quyết định quan trọng mà phải tuân theo chỉ thị của doanh nghiệp chính.
- Do tính chất mua hàng và dự trữ tập trung, nguy cơ “dự trữ chết” khá cao do nhà cung cấp khó có khả năng điều chỉnh chủng loại, số lượng, chất lượng…sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng và đồng thời cho toàn bộ hệ thống.
- Không chủ động trong việc lựa chọn mặt hàng để kinh doanh, thiếu sự đa dạng về chủng loại. Do các cửa hàng thường tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp.
5. Những yếu tố quan trọng khi mở kinh doanh chuỗi
5.1 Năng lực
Năng lực là yếu tố cần được xem xét hàng đầu khi định hướng mô hình kinh doanh theo chuỗi, cần đảm bảo được các tiêu chí cụ thể sau:
- Thị phần của phân khúc khách hàng mục tiêu
- Khối tượng bán hàng và nhịp độ tăng trưởng
- Tỷ trọng và thị phần là số lượng và cơ cấu người mua, tỷ lệ mức bán buôn và bán lẻ
- Sự xâm nhập thị trường giúp chỉ ra số lượng, vị trí cửa hàng và thị phần của khách hàng tại vị trí đó
- Thực trạng cơ cấu bán hàng là tất cả những người bán trên cùng thị trường, bao gồm người bán theo giá niêm yết và hiệu quả kinh doanh của họ.
5.2 Hình ảnh
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
Việc quảng bá hình ảnh giúp cho danh tiếng và uy tín của thương hiệu không ngừng gia tăng. Nếu hình ảnh phù hợp với tệp khách hàng có thể gia tăng lợi nhuận và ngược lại, một cửa hàng nếu có hình ảnh không tốt thì các cửa hàng còn lại cũng bị ảnh hưởng.
Yếu tố hình ảnh cũng cần được xác định dựa trên nhiều tiêu chí: sự đồng nhất và phù hợp về hình ảnh cho toàn bộ cửa hàng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp nên nhất quán trong hoạt động kinh doanh
- Hình ảnh cửa hàng
- Tác phong nhân viên
- Tiêu chuẩn mặt bằng
- Chất lượng mặt bằng
- Địa điểm kinh doanh
5.3 Thực trạng các chỉ số tài chính
Các chỉ số tài chính thường có liên quan đến các yếu tố như:
- Độ quay vòng dự trữ kho
- Giá trị và biến động công nợ
- Nhu cầu vốn lưu động
- Điều khoản đối với người
- Khả năng thanh toán
5.4 Chỉ số về công tác hậu cần
Một mô hình kinh doanh theo chuỗi nếu muốn đạt được hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp cần chú trọng đến các chỉ số về công tác hậu cần. Thông số này đặc biệt quan trọng trong tình hình thị trường có dấu hiệu thay đổi, cụ thể như:
- Diện tích và tình trạng nhà kho
- Đặc điểm về giao thông vận tải
- Chu kỳ cung ứng và số hàng lưu kho bị hỏng
- Mặt bằng nhà kho
5.5 Thương hiệu, hệ thống cửa hàng
Tạo tính nhất quán trong hệ thống cửa hàng
Các chuỗi hệ thống, cửa hàng cũng phải nhất quán với nhau, tránh việc quản lý rời rạc, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn đúng địa điểm kinh doanh, nghiên cứu nhu cầu khách hàng để mang đến thương hiệu, sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu của người dùng nhất.
Kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh phát triển các điểm bán đang hoạt động tốt, nhanh chóng đóng cửa các địa điểm làm ăn thua lỗ, không đem lại lợi nhuận.
5.6 Hệ thống vận hành
Hệ thống vận hành bao gồm các tiêu chí như: nguồn nhân lực, quy trình kiểm soát và phần mềm quản lý. Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành chuỗi cửa hàng, bởi nó đảm bảo hệ thống vận hành một cách nhất quán, giúp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Một nguồn nhân lực tốt phải đảm bảo được các yếu tố như:
- Quản lý có kinh nghiệm, năng lực, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm gắn bó và được đào tạo bài bản
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đã qua đào tạo bài bản và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kiểm soát, đánh giá cho doanh nghiệp.
5.7 Sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp luôn phải được đảm bảo về chất lượng cũng như ổn định giá bán. Các sản phẩm phải phong phú, đa dạng và phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng tại địa điểm bán đó.
5.8 Chương trình chăm sóc khách hàng
Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp nên xây dựng các chiến dịch Marketing, chương trình chăm sóc khách hàng để kịp thời nắm bắt nhu cầu và xu hướng hành vi của khách hàng, đồng thời giải quyết nhanh chóng các khiếu nại để giữ chân họ ở lại lâu hơn.
Doanh nghiệp cũng nên có những chiến lược Marketing, quảng cáo truyền thông sản phẩm cụ thể, rõ ràng cho từng tháng, từng quý và năm cho mỗi điểm bán hàng khác nhau để gia tăng độ nhận diện và doanh thu cao nhất.
6. Những lưu ý khi kinh doanh theo chuỗi
6.1 Quản trị nhân viên bán lẻ
Đây là hoạt động khó khăn và quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh theo chuỗi. Doanh nghiệp cần phải đào tạo được một đội ngũ nhân sự giỏi, có tiềm năng. Không những thế, doanh nghiệp cũng phải khai thác đúng khả năng của nhân viên, tạo môi trường thoải mái, lành mạnh để thúc đẩy họ cống hiến. Các chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ yếu tố có thể gắn kết nhân viên với thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên ưu tiên sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ làm tăng độ chính xác trong việc kiểm kho, tìm hàng, in hóa đơn, lưu trữ data khách,...
6.2 Tiếp thị
Cách để khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu một cách nhanh chóng đó chính là thông qua bộ nhận diện thương hiệu. Không những thế, các chiến dịch quảng bá và xúc tiến cũng cần được triển khai một cách rõ ràng và hiệu quả.
Với kinh doanh chuỗi, tốc độ thâm nhập thị trường sẽ nhanh hơn. Vì vậy, việc hợp tác với những thương hiệu khác cũng có thể thúc đẩy danh tiếng cho doanh nghiệp, tạo nên lợi thế.
6.3 Tài chính
Doanh nghiệp cần tạo dựng được tính minh bạch trong hoạt động của toàn hệ thống, đặc biệt là trong các báo cáo tài chính. Điều này giúp cho mô hình kinh doanh phát triển thuận lợi trên thị trường. Ngoài ra, việc kiểm soát được tình hình tài chính kịp thời cũng rất quan trọng, bởi dựa trên cơ cấu tổ chức công ty theo hệ thống, việc quản lý tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn.
6.4 Tổ chức hành chính nhân sự
Phát triển đội ngũ quản lý có năng lực, giàu kinh nghiệm
Để có thể phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi từng bước lên cao, đòi hỏi đội ngũ quản lý cấp trung của doanh nghiệp phải có năng lực. Trong một số trường hợp, nhiều quản lý không đủ trình độ làm cho hoạt động của chuỗi không hiệu quả. Điều này khiến nhân viên dễ mất đi nhiệt huyết, thiếu động lực làm việc, không thể phát triển công ty.
7. Kết luận
Sau đây là tất cả những kiến thức mà Haravan muốn chia sẻ với bạn về khái niệm “Kinh doanh theo chuỗi là gì?” cũng như những lợi ích và cách ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh giúp đem lại lợi nhuận cao. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, có chiều sâu và có thể ứng dụng tốt vào hoạt động kinh doanh. Chúc bạn thành công!
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
4 phần mềm quản lý tiệm nails hiệu quả và tiện lợi nhất 2023
Điểm danh 6 phần mềm quản lý quán trà sữa phổ biến nhất hiện nay
Kinh nghiệm khi mở quán kinh doanh bida cafe nhất định phải biết