Những tin tuyển dụng Bartender đến từ nhà hàng và khách sạn uy tín trên cả nước ngày càng nhiều. So với những vị trí khác thì Bartender nhận được mức lương cùng chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, công việc này còn mang đến cơ hội thăng tiến cao nên dễ dàng thu hút sự chú ý từ những người trẻ tuổi. Hãy cùng tìm hiểu Bartender là gì qua bài viết, bạn nhé!
1. Nghề Bartender là gì?
Bartender là công việc đang được nhiều bạn trẻ tại Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt
Top những nghề hot tại Việt Nam trong những năm gần đây hiện có sự góp mặt của nghề Bartender. Vậy bạn đã biết Bartender là nghề gì hay chưa?
Trong tiếng Việt, Bartender mang ý nghĩa “người pha chế”. Nhưng cách định nghĩa chính xác nhất phải là người pha chế đồ uống có cồn, chủ yếu là rượu, Cocktail và Mocktail. Bartender thường sẽ làm việc ở quầy bar của quán bar, nhà hàng và khách sạn.
2. Những bạn nữ có thể tự tin theo đuổi nghề Bartender không?
Phần lớn chúng ta chỉ bắt gặp nam giới làm Bartender nên lầm tưởng nghề này không dành cho nữ giới. Thực tế, ngày càng có nhiều bạn nữ đam mê và theo đuổi nghề Bartender.
Trong xã hội hiện đại, nữ giới ngày càng trở nên cá tính và mạnh mẽ hơn. Đa số họ đều tin rằng nếu thật sự yêu thích công việc pha chế những thức uống có cồn thì họ vẫn có thể làm tốt. Ngoài ra, nghề Bartender còn giúp họ thêm hấp dẫn và “ngầu” trong mắt mọi người. Nếu bạn là nữ và đã “trót yêu” nghề Bartender thì hãy mạnh dạn theo đuổi đến cùng nhé!
3. Phân biệt sự khác nhau giữa nghề Bartender và Barista
Hiện nay, rất nhiều người vẫn còn nhầm tưởng nghề Bartender và Barista là một bởi trong tiếng Việt thì cả 2 từ này đều có nghĩa nhân viên pha chế. Tuy nhiên, Bartender và Barista rất dễ để phân biệt bởi:
- Bartender là pha chế những loại đồ uống có cồn.
- Barista là pha chế cafe và nước ép.
Không chỉ nam giới mà cả nữ giới cũng có thể theo đuổi nghề Bartender nếu có đam mê
4. Thời gian và địa điểm làm việc của Bartender
Bạn đang quan tâm đến thời gian và địa điểm làm việc của Bartender phải không? Bài viết sẽ tiết lộ ngay để bạn có thêm căn cứ quyết định có nên dấn thân vào nghề Bartender.
4.1 Thời gian làm việc
Khác với công việc văn phòng, đặc thù của nghề Bartender đó chính là làm việc theo ca và phần lớn là ca đêm từ 18 - 23 giờ hoặc muộn hơn. Bên cạnh đó, Bartender còn phải làm việc năng suất hơn trong những ngày lễ, Tết. Vì vậy, khi chọn theo nghề Bartender thì bạn phải đảm bảo một sức khỏe tinh thần và thể chất tốt, không quản ngại khó khăn và vất vả.
4.2 Địa điểm làm việc
Môi trường làm việc của Bartender cũng rất đa dạng. Bartender có thể chọn là việc tại:
- Nhà hàng.
- Khách sạn.
- Khu du lịch.
- Khu nghỉ dưỡng.
- Quán bar.
- Pub.
- Club.
- …
5. Công việc của Bartender thường làm mỗi ngày bao gồm những gì?
Bartender là nhân viên pha chế nhưng công việc thực tế của Bartender bao gồm nhiều đầu việc khác nhau. Càng trải nghiệm nhiều việc thì Bartender sẽ càng tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực chiến.
5.1 Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ pha chế đồ uống
Trước mỗi ca làm việc, Bartender cần làm sạch khu vực quầy Bartender với những dụng cụ pha chế, đảm bảo mọi thiết bị vẫn hoạt động “ổn áp”. Sau đó, Bartender tiếp tục chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu dùng để pha chế nhằm tránh xảy ra tình trạng bị thiếu nguyên liệu khi khách hàng order:
- Rượu.
- Soda.
- Syrup.
- Hoa quả.
- Đá viên.
- …
Bartender phụ trách nhiều công việc khác nhau ngoài việc pha chế để phục vụ yêu cầu từ khách hàng
5.2 Tư vấn loại đồ uống phù hợp cho khách hàng
Công việc tiếp theo của một Bartender chuyên nghiệp đó chính là tư vấn đồ uống cho khách. Menu có quá nhiều đồ uống sẽ khiến khách hàng phân vân không biết nên chọn loại nào. Ngay lúc này, Bartender cần trợ giúp kịp thời để khách hàng sớm chốt được đồ uống phù hợp với tính cách, sở thích,...
5.3 Pha chế đồ uống theo order từ khách hàng
Ngay khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, Bartender sẽ bắt đầu quá trình pha chế. Đối với công việc này, Bartender bắt buộc phải nhớ chính xác công thức pha chế, danh sách nguyên liệu và định lượng. Nếu không thì họ không thể tạo ra một ly đồ uống hoàn hảo. Bên cạnh đó, Bartender cũng phải trang trí đồ uống thật bắt mắt để ghi điểm với khách hàng.
5.4 Một số công việc có liên quan khác dành cho Bartender
Ngoài 3 công việc trên, Bartender cũng sẽ đảm nhận thêm một vài công việc khác như:
- Tham gia hoạt động tìm kiếm và pha chế những đồ uống mới.
- Phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ nhân viên phục vụ, bar trưởng,... để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và giải quyết những sự cố phát sinh.
- Chủ động tìm kiếm và đề xuất những ý tưởng mới nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như kỹ thuật pha chế đồ uống.
Bartender chuyên nghiệp là người biết cách sử dụng thành thạo những dụng cụ hỗ trợ
6. Đồ dùng Bartender cần dùng có những gì?
Dụng cụ làm nghề được ví như “vũ khí đắc lực” của mỗi Bartender. Để hoàn thành tốt công việc thì Bartender cần chuẩn bị:
- Bình shaker.
- Dao cắt sợi.
- Ly định lượng.
- Muỗng khuấy.
- Dụng cụ lọc.
- Dụng cụ mở nút rượu vang.
- May xay sinh tố.
- …
7. Hé lộ về mức lương của Bartender để biết lý do nhiều người theo đuổi
Như đã chia sẻ trước đó, Bartender hiện là một trong những ngành nghề có mức thu nhập dẫn dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Theo thông tin tuyển dụng từ một số nhà hàng và khách sạn lớn trong nước, mức lương trung bình của Bartender mới vào nghề sẽ dao động từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản thì Bartender khi phục vụ tốt còn có cơ hội nhận thêm:
- Service charge hàng tháng khoảng 10% tổng hóa đơn.
- Tiền tip trực tiếp từ khách.
Đặc biệt, với những Bartender dày dặn kinh nghiệm và sở hữu kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp thì chắc chắn mức thu nhập không nằm dưới 8 chữ số. Dưới đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến mức lương của Bartender, mời bạn tham khảo để có thể thông tin:
- Năng lực cá nhân.
- Kỹ năng pha chế.
- Địa điểm làm việc.
- Thời gian làm việc.
- Quy mô của quán bar, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,...
- …
Nghề Bartender vừa có mức thu nhập hấp dẫn lại vừa có cơ hội thăng tiến cao
8. Học Bartender có khó không và cần trau dồi những kỹ năng nào?
Bartender là một công việc đòi hỏi bạn phải hội tụ nhiều kỹ năng khác nhau. Điều này sẽ tạo tiền đề vững chắc để bạn sớm trở thành một Bartender thực sự chuyên nghiệp vừa có thể pha chế thức uống ngon lại vừa có những màn biểu diễn nghệ thuật đẹp mắt và điêu luyện khiến khách hàng thích thú.
8.1 Kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp
Nhiệm vụ quan trọng của mỗi Bartender là phải luôn tạo ra không khí vui vẻ và hứng khởi trong quá trình pha chế đồ uống. Vì vậy, Bartender cần có kỹ năng giao tiếp cũng như phục vụ khách hàng tốt. Nếu có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh thì Bartender càng thuận lợi hơn trong việc xử lý phàn nàn của khách hàng, giải quyết những vấn đề phát sinh ngay tại quầy bar,...
8.2 Khả năng sáng tạo và làm mới thức uống
Sản phẩm chính của Bartender là đồ uống nên kỹ năng sáng tạo và làm mới đồ uống là một trong những kỹ năng bắt buộc. Bartender chuyên nghiệp là người am hiểu chuyên sâu về đồ uống và pha chế thành công những loại đồ uống lôi cuốn khiến khách hàng “nghiện”.
Bên cạnh đó, Bartender cũng nên học cách sáng tạo câu chuyện thú vị đằng sau mỗi ly đồ uống. Cách này sẽ giúp khách hàng cảm thấy hứng thú hơn khi thưởng thức thành phẩm do chính đôi tay tài hoa của Bartender tạo ra.
Ngoài kỹ năng pha chế thì Bartender còn phải có kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng tốt
8.3 Kỹ năng pha chế đồ uống từ cơ bản đến nâng cao
Dù khả năng sáng tạo của Bartender có “bay cao và bay xa” đến đâu thì cũng phải đảm bảo những nguyên tắc và kỹ thuật pha chế. Đấy là lý do trước khi “hành nghề”, Bartender cần thành tạo từ kỹ thuật cơ bản như: lắc, khuấy,... cho đến: tạo khói cho đồ uống, layering, flamming,...
Khi có kỹ năng pha chế tốt, Bartender sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay để hiện thực hóa những thức uống trong mơ thu hút sự chú ý của khách hàng. Đồng thời, mở ra nhiều cánh cửa cơ hội việc làm mới giúp thăng tiến trong nghề Bartender.
8.4 Kỹ năng biểu diễn để tạo nên sự chuyên nghiệp
Kỹ năng trình diễn những thao tác pha chế và trang trí đồ uống có cồn cũng vô cùng quan trọng đối với người làm nghề Bartender. Đây được ví như một ranh giới phân biệt Bartender bình thường và Bartender chuyên nghiệp. Để có được màn trình diễn hút mắt khách hàng thì bạn phải thành thạo những kỹ năng dưới đây:
- Quăng chai (quăng 1 chai, quăng 2 chai, quăng 1 shaker,...).
- Biểu diễn chai lửa.
- …
8.5 Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm
Thêm một kỹ năng cần thiết khác đối với Bartender đó chính là kỹ năng làm việc nhóm. Vào những thời điểm quầy bar đông khách, Bartender phải phối hợp nhịp nhàng với quản lý quầy, nhân viên phục vụ quầy bar, nhân viên thu ngân,... để đảm bảo phục vụ những đồ uống chất lượng nhất cho khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất, tránh mắc phải những sai sót.
Kỹ năng làm việc nhóm cũng là bí quyết giúp Bartender trở nên chuyên nghiệp hơn qua từng ngày
9. Bartender học ở đâu thì mới đảm bảo uy tín?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Bartender ngày càng cao nên nhiều cơ sở đào tạo nghề Bartender được mở ra liên tục cũng là điều dễ hiểu. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm địa chỉ đào tạo Bartender chuyên nghiệp để theo học thì hãy tham khảo những gợi ý mà bài viết sắp giới thiệu dưới đây:
- Hà Nội: Trung tâm đào tạo My Lifestyle, Trung tâm dạy nghề nấu ăn Bách Khoa, Trung tâm giải pháp đồ uống quốc tế Interbeso,...
- Đà Nẵng: Trường dạy ẩm thực Netspace.
- TP. Hồ Chí Minh: Trường cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn, Trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist,...
Việc lựa chọn địa chỉ theo học nghề Bartender còn phụ thuộc vào những yếu tố như: nhu cầu của thị trường; sở thích, khả năng tài chính, điều kiện đi lại và lưu trú của bản thân,... Ngoài việc học tại trường hay trung tâm, bạn cũng có thể chọn cách vừa học vừa làm trong quầy bar của những cơ sở chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bằng cách này, bạn sẽ tiếp xúc nhanh chóng và trực tiếp với công việc thu thực tế, có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống.
Bạn có thể học nghề Bartender tại trung tâm đào tạo hoặc vừa học vừa làm ngay tại quán bar
10. Nghề Bartender có cần ngoại hình sáng hay không?
Một mối quan tâm khác được nhiều người đặt ra cho nghề Bartender chính là yếu tố ngoại hình. Hay nói cách khác, người làm nghề pha chế đồ uống tại quầy bar có cần ngoại hình sáng không?
Thực tế, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngoại hình với người làm Bartender. Bartender sở hữu phong cách khác biệt và độc đáo càng dễ dàng được ưu ái hơn nếu sở hữu thêm ngoại hình sáng. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả cho nhà hàng, khách sạn và quán bar.
11. Gợi ý những đầu sách hay mà Bartender không nên bỏ qua
Trong cuộc sống, càng học được nhiều thì bạn càng đi được nhiều nơi hơn và càng đọc nhiều thì bạn càng biết nhiều điều hơn. Do đó, bạn hãy coi trọng việc đọc những cuốn sách hay về nghề Bartender nếu muốn bản thân có cơ hội phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Sau đây là một số cuốn sách kinh điển trong nghề Bartender mà bạn nên dành thời gian để nghiền ngẫm:
- Nâng cao nghiệp vụ Bartender & pha chế Cocktail rượu Việt Nam gồm 5 chương trình bày về: cách lựa chọn, định lượng thành phần nguyên liệu, xác định phương pháp pha chế và bí quyết trang trí để có một ly Cocktail hoàn hảo.
- Mocktail - 210 công thức pha chế Mocktail tuyệt đỉnh giúp bạn tìm ra loại đồ uống phù hợp với từng vị khách để phục vụ khách tốt hơn.
Bartender sẽ tiến xa hơn trong nghề nếu chịu khó nghiên cứu và tích lũy kiến thức từ sách
- Bí quyết pha chế các loại rượu Cocktail đem đến bạn nhiều công thức pha chế rượu đơn giản kết hợp với các loại trái cây có sẵn.
- Rượu vang món quà của Thượng Đế bao gồm 9 chương đề cập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về rượu vang. Đồng thời, chia sẻ về những lợi ích của rượu vang đối với sức khỏe con người.
- Meehan’s Bartender Manual - cuốn sách đầu tiên trình bày về sự phát triển của ngành công nghiệp bar hiện đại. Khi đọc xong cuốn này, bạn sẽ biết được: lịch sử và cách pha chế của Cocktail, cách thiết kế quán bar, phát triển thực đơn,...
- Bartender’s Black Book sẽ giới thiệu với bạn cách pha chế 100 loại đồ uống kèm những mẹo và kỹ thuật vô cùng tuyệt vời.
- The Bartender’s Field Manual là một cuốn sách mà những người mới bắt đầu với công việc này cần đọc. Cuốn sách này sẽ mang đến những hướng dẫn đầy đủ và thiết thực nhất giúp bạn giỏi hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực pha chế đồ uống.
- The Joy of Mixology gửi đến bạn một cái nhìn tổng quan nhất về nghề pha chế nói chung và pha chế Cocktail nói riêng. Ngoài ra, sách còn hỗ trợ bạn cách để phân loại và ghi nhớ các loại Cocktail cùng danh sách công thức pha chế vô cùng phong phú.
- The Bar Book là cuốn sách lý tưởng nếu bạn đang tìm kiếm cách thức và lý do áp dụng những kỹ thuật pha chế khác nhau.
- The Beer Bible lại giúp bạn tìm hiểu mọi thứ về bia từ phong cách nấu bia đến những loại bia ngon.
- …
Đọc sách là cách mang đến Bartender những thông tin vô cùng giá trị để áp dụng khi làm việc
12. Một số định kiến về nghề Bartender đã đến lúc cần thay đổi
Nghề Bartender vốn dĩ có rất nhiều định kiến khiến những người làm nghề này chịu nhiều thiệt thòi và hay phải chịu ánh mắt soi xét từ người khác. Dù vậy, hầu hết thông tin đều không chính xác nên cần được thay đổi sớm.
12.1 Bartender phải giỏi uống rượu
Không thể phủ nhận công việc hằng ngày của Bartender cần tiếp xúc với đồ uống có cồn. Bartender phải pha chế và phục vụ đồ uống cho khác nhưng họ không bị bắt buộc uống cùng khách. Để nâng cao trình độ pha chế cũng như thử nghiệm nhiều loại đồ uống mới thì họ chỉ cần:
- Có khả năng uống và thẩm định rượu bia, đồ uống.
- Có vị giác chuẩn.
12.2 Môi trường làm việc của Bartender không lành mạnh
Bartender làm việc tại quầy bar - nơi nhiều người mặc định rằng rất lộn xộn và không lành mạnh. Thậm chí, họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rắc rối như: khách hàng say xỉn và gây sự, bị khách hàng quấy rối và tấn công,... Tuy nhiên, tại đây luôn có đội ngũ nhân viên an ninh giám sát để kịp thời xử lý những vấn đề đó. Vì vậy, Bartender có thể an tâm để làm tốt công việc.
Ngay cả khi làm Bartender thì bạn cũng không cần phải là người uống rượu bia quá giỏi
12.3 Nghề Bartender rất khó xin việc
Trái ngược với định kiến này, nghề Bartender đang trở nên hot hơn bao giờ hết bởi nhu cầu vui chơi và giải trí của người dân ngày càng tăng. Thông tin tuyển dụng Bartender trên những nền tảng tìm việc online vô cùng đa dạng và phong phú. Chỉ cần có chứng chỉ và kỹ năng cùng đam mê cháy bỏng với nghề thì Bartender không lo bị thất nghiệp.
12.4 Không dễ dàng thăng tiến trong công việc khi làm Bartender
Nghề Bartender không quá đề cao trình độ hay bằng cấp, yếu tố quan trọng hơn cả vẫn là kỹ năng. Trong quá trình làm việc, Bartender càng thể hiện tốt năng lực của bản thân thì càng dễ dàng thăng tiến. Những vị trí hấp dẫn như giám sát thức uống và bar trưởng vẫn luôn chờ đợi Bartender ở phía trước.
Nghề Bartender hiện rất dễ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập đáng mơ ước
13. Kết luận
Qua bài viết này, bạn đã biết Bartender là gì và cần những kỹ năng nào để có thể tự tin bước vào nghề này rồi phải không? Rõ ràng nghề Bartender rất hấp dẫn và hứa hẹn sẽ trở thành một nghề nghiệp hot trong tương lai. Mong rằng bạn sẽ thêm yêu nghề này cũng như chủ động hoạch định kế hoạch chi tiết để tiến xa hơn trong nghề.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!