Viral marketing là gì? 7 yếu tố để tạo một chiến dịch viral marketing

Trong thế giới tiếp thị ngày nay, Viral marketing là một thuật ngữ khá phổ biến. Nhưng đối với nhiều người, chưa rõ ràng về ý nghĩa của thuật ngữ này. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Viral marketing là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với chiến lược tiếp thị.

1. Viral marketing là gì?

Viral Marketing là gì?

Viral Marketing là một trong những hình thức marketing mà rất nhiều doanh nghiệp muốn hướng tới

Viral marketing là một chiến lược tiếp thị trực tuyến, nơi các công ty tạo ra nội dung thú vị và gây chú ý để người dùng tự động chia sẻ thông tin đó đến những người khác. Viral marketing được tạo ra với mục đích tăng độ phổ biến của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

Ví dụ về Viral marketing

Có rất nhiều ví dụ về Viral marketing trên thế giới, từ những chiến dịch quảng cáo đình đám trên mạng xã hội cho đến những video hài hước được chia sẻ trên YouTube.

Một trong những chiến dịch Viral marketing thành công nhất là chiến dịch ALS Ice Bucket Challenge. Trong chiến dịch này, những người tham gia sẽ đổ một xô nước đá lạnh lên đầu mình và chia sẻ video về việc đó lên mạng xã hội. Chiến dịch này đã nhanh chóng trở thành một trào lưu toàn cầu và thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Tại sao Viral marketing lại quan trọng?

Viral marketing là một phương tiện rất hiệu quả để tăng độ phổ biến và nhận diện thương hiệu. Khi một thông điệp được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội hoặc qua email, nó có thể đạt tới hàng triệu người chỉ trong thời gian ngắn. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận của công ty với khách hàng tiềm năng và thu hút sự quan tâm của họ.

Ngoài ra, Viral marketing còn là một phương tiện tiết kiệm chi phí trong chiến lược tiếp thị của công ty. Thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để quảng cáo truyền thống, Viral marketing cho phép công ty tạo ra nội dung thú vị và gây chú ý mà không tốn quá nhiều chi phí.

Tuy nhiên, Viral marketing cũng có những rủi ro và thách thức. Việc tạo ra một chiến dịch Viral marketing thành công đòi hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm. Nếu chiến dịch của công ty không thật sự hấp dẫn và gây chú ý, nó có thể bị đánh giá thấp và bị người dùng bỏ qua. Ngoài ra, Viral marketing cũng có thể gây ra những tiêu cực nếu nội dung được chia sẻ không phù hợp hoặc vi phạm các quy định của mạng xã hội.

Viral Marketing là gì?

Viral marketing là một phương tiện rất hiệu quả để tăng độ phổ biến và nhận diện thương hiệu

2. 7 yếu tố để tạo một chiến dịch viral marketing

Thực chất, gần như không thể đoán trước được khi nào một chiến dịch marketing sẽ lan truyền (Viral marketing) , và chiến dịch nào sẽ gặp phải “điểm dừng”. Tuy vậy, có một vài bước bạn có thể sử dụng để tăng thêm cơ hội biến chiến dịch marketing của mình thành một chiến dịch tạo ra hiệu ứng đông đảo.

Và dưới đây là 7 bước sẽ giúp chiến dịch của bạn “bắn trúng đích và tạo hiệu ứng lan truyền":

1. Sử dụng yếu tố thị giác

Những điều dễ dàng chia sẻ và dễ lan truyền chính là những thứ “bắt mắt” hay hấp dẫn người nhìn ngay lập tức. Sử dụng một video hay những bức ảnh vào chiến dịch là một trong những điều bạn cần để xây dựng một chiến dịch marketing có tính lan truyền cao.

Dù hầu hết thông điệp của bạn đều được thể hiện qua câu chữ, hãy tìm những hình ảnh hấp dẫn và thuyết phục hoặc tạo ra một video hay để song hành.

7-yeu-to-de-tao-mot-chien-dich-viral-marketing-hinh-anh-2

In tên khách hàng trực tiếp lên lon Coca để Viral

Khi chọn và sử dụng hình ảnh hoặc video minh họa, điều đầu tiên bạn cần làm chính là chắc chắn rằng chúng ăn khớp với thương hiệu của bạn. Không bao giờ sử dụng một video hay hình ảnh khiến thương hiệu của bạn xấu đi.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết và chắc chắn rằng những hình ảnh/video này sẽ khiến người ta phải chia sẻ. Hãy làm chúng hài hước, đầy đủ thông tin và khiến người khác ngạc nhiên. Chúng càng gây ngạc nhiên bao nhiêu, cơ hội được chia sẻ sẽ càng cao hơn bấy nhiêu.

2. Chuẩn bị thông điệp kỹ càng

Trong khi có một vài chiến dịch lan tỏa “một cách bất ngờ”, hầu hết các chiến dịch viral marketing đều được chuẩn bị kỹ càng để tạo ra đột phá. Bạn không thể lên kế hoạch để chắc chắn rằng những gì bạn tung ra sẽ tạo hiệu ứng đông đảo, nhưng bạn cần phải lên kế hoạch để đảm bảo thông điệp của mình được rõ ràng.

7-yeu-to-de-tao-mot-chien-dich-viral-marketing-hinh-anh-1

Một hình ảnh tạo hiệu ứng Viral của nhãn hàng Clear

Hãy chuẩn bị sẵn lời thoại thật cẩn thận cho video hoặc một kế hoạch kỹ càng cho những mẩu hình ảnh, đồ họa thông tin (còn gọi là infographic) để thông điệp cuối cùng của bạn được tiếp nhận một cách rõ ràng bởi người xem.

3. Tận dụng yếu tố cảm xúc

Những chiến dịch lan truyền chính là những chiến dịch đánh trúng cảm xúc của con người. Rất nhiều chiến dịch marketing tận dụng yếu tố hài hước, nhưng chiến dịch marketing của bạn cũng có thể tạo ra đột phá nếu nó thực sự khiến người xem xúc động. Khi bạn lên kế hoạch cho chiến dịch marketing sản phẩm hay thương hiệu, hãy đảm bảo chiến dịch sẽ tạo ra một cú hích cảm xúc cho khán giả.

Điều này không đồng nghĩa rằng những đăng tải mang tính thông tin sẽ không thể tạo ra hiệu ứng, nhưng thật không may, chỉ thông tin không sẽ không đủ. Bạn cần phải “chiếm” lấy khán giả bằng những ý tưởng nhiều cảm xúc.

Hãy đánh vào tâm lý của khán giả, niềm vui, nỗi buồn, hy vọng, ước mơ, sự hài hước của con người, và chiến dịch của bạn sẽ tạo ra tác động hơn cả một chiến dịch được chia sẻ khắp nơi.

4. Hiểu rõ khán giả của mình

Khi bạn cân nhắc tận dụng những yếu tố sẽ có thể “châm ngòi” cảm xúc của khán giả, hãy đảm bảo rằng những yếu tố “châm ngòi” khác có thể ảnh hưởng đến khán giả của bạn.

Họ sẽ muốn điều gì từ bạn? Có phải họ đang chờ đợi thông tin gì đó cực kỳ bí mật? Hay họ muốn bạn làm họ cười? Hay họ muốn bạn khiến họ cảm thấy mình là người hiểu biết và thông minh?

Nếu như bạn có thể định nghĩa những yếu tố “châm ngòi” này và phân tích, tích hợp chúng vào trong nội dung, bạn sẽ có thể đi xa hơn việc có một chiến dịch hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, khán giả của bạn không giống khán giả của công ty đối thủ, của thương hiệu khác hay công ty/cửa hàng bên cạnh.

Một chiến dịch sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng xuất hiện đẹp rạng rỡ mà không cần son phấn sẽ có thể hiệu quả cho một doanh nghiệp với những sản phẩm làm đẹp, nhưng không thể tác động đến những giám đốc ngân hàng. Bạn cần biết khán giả của mình là ai và điều gì sẽ châm ngòi cho thành công trước khi bắt đầu chiến dịch của mình.

5. Đảm bảo chiến dịch đơn giản

Chiến dịch của bạn không thể phức tạp. Việc này giống như việc nếu bạn đang đem đến cho khách hàng của mình một cuốn tiểu thuyết đầy triết lý, họ sẽ không thể tiếp nhận cũng như chia sẻ nó cho người khác.

Một đoạn video ngắn, một mẩu infographic đơn giản hay một bài viết cô đọng sẽ là những mục tiêu hợp lý nhất bạn có thể hướng tới cho một chiến dịch lan truyền. Hãy đảm bảo truyền đạt chỉ 2 đến 3 thông điệp tiếp thị, không hơn, trong chiến dịch của mình.

7-yeu-to-de-tao-mot-chien-dich-viral-marketing-hinh-anh-3

Đơn giản là nhất

Một khi bạn đã xây dựng được lượng “khán giả” cho thương hiệu hay sản phẩm của mình thông qua chiến dịch marketing, bạn có thể cung cấp cho họ thêm thông tin khi họ trực tiếp tìm đến bạn, đừng để họ bị “bội thực” ngay từ giây phút ban đầu biết đến bạn.

6. Ra mắt chiến dịch

Việc lên kế hoạch cho chiến dịch của bạn mới chỉ là bước một. Một khi nó đã được lên kế hoạch kỹ càng, hãy tung chiến dịch ra một cách cẩn trọng và chờ đợi nó lan tỏa.

Để ra mắt chiến dịch đúng thời điểm, bạn cần bắt đầu bằng việc hiểu thật rõ khán giả của mình. Trong ngày, lúc nào là thời điểm họ lướt mạng nhiều nhất? Hoặc thời điểm nào họ thường truy cập vào các trang mạng xã hội nhiều nhất? Đây chính là thời gian tuyệt nhất để tung ra chiến dịch Viral Marketing của mình

7-yeu-to-de-tao-mot-chien-dich-viral-marketing-hinh-anh-4

Ra mắt đúng nới, đúng thời điểm

Hãy chia sẻ nó trên các kênh mạng xã hội, đồng thời khuyến khích những người xem theo dõi và chia sẻ. Nếu đó thực là một video, bài viết hay, những hình ảnh làm loé lên điều gì đó trong tâm trí khán giả hay khách hàng, bạn có thể ngồi đó và theo dõi sự lan truyền của chiến dịch.

7. Đừng cố gượng ép

Tuy vậy, đừng cố gắng “tấn công” khán giả của bạn quá mạnh với chiến dịch mới. Nếu chiến dịch của bạn có tiềm năng để lan truyền, nó sẽ tự lan truyền. Nếu không, dù bạn có cố gắng thế nào thì điều kỳ diệu cũng sẽ không xảy ra. Hãy tung chiến dịch ra vào thời điểm “vàng”, thường xuyên gợi ý và nhắc khéo khán giả về nó, và chờ đợi.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chiến dịch marketing lan truyền là một mũi tên trúng hai đích. Thứ nhất chính là tăng độ tiếp xúc của thương hiệu. Thứ hai, cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẵn có của doanh nghiệp bằng cách đem cho họ thứ gì đó giá trị. Nếu như bạn có thể ghi nhớ 2 điều này, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch thành công và có nhiều tiềm năng tạo ra sức lan tỏa.

Kết luận

Viral marketing là một chiến lược tiếp thị trực tuyến hiệu quả, giúp tăng độ phổ biến và nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm để tạo ra những chiến dịch thành công. Do đó, công ty nên đầu tư thời gian và tài nguyên để nghiên cứu và phát triển chiến lược Viral marketing phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Top 5 phương pháp chạy Marketing online trên Facebook hiệu quả mang lại doanh thu cao

Marketing 4P là gì? Các bước xây dựng mô hình 4P trong Marketing

TikTok marketing là gì? Làm thế nào để TikTok Marketing hiệu quả?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: