PR online là gì? Các yếu tố đo lường sự thành công của chiến dịch PR online

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, PR online hiện được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu và tăng độ tín nhiệm trong thời đại số. Vậy PR online là gì? PR online khác gì so với PR truyền thống? Làm sao để đo lường sự thành công của các chiến dịch PR online? Hãy theo dõi bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!

1. PR online là gì?

PR online là gì

PR online là công việc quan hệ công chúng của các nhà truyền thông, thông qua các kênh truyền thông trực tuyến

Pubic Relations online (quan hệ công chúng trực tuyến) là công việc là của các nhà truyền thông trong lĩnh vực quan hệ công chúng, nhằm sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến có sẵn, bao gồm các blog, công cụ tìm kiếm, chủ đề thảo luận, diễn đàn, các mạng xã hội và các công cụ truyền thông trực tuyến khác.

PR trực tuyến trong thời đại kỹ thuật số là một chiến thuật xây dựng liên kết để cải thiện kết quả tìm kiếm trên Google, thông qua việc phân phối các câu chuyện, những nội dung sáng tạo đến các phương tiện truyền thông đã kể ở trên, với mục tiêu nhằm đảm bảo các liên kết ngược sẽ đến website của khách hàng.

Với sự phát triển như vũ bão của thời đại Internet, sự ra đời của PR online sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng đưa hình ảnh mà mình muốn tạo dựng đến người tiêu dùng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của PR online

PR online là gì

So sánh, xem xét ưu điểm và nhược điểm của PR online

Ưu điểm:

  • ​​​​​Nhờ những báo cáo giá trị về lượng truy cập, tương tác của người dùng, doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng phản hồi lại họ.
  • Thông tin sẽ được lan truyền và lưu trữ lâu dài trên internet. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhân bản nội dung nhiều lần một cách dễ dàng.
  • Dễ dàng tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau thông qua các website, mạng xã hội,... và cũng có thể điều chỉnh những nội dung này một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng - những người thường sung sử dụng Internet.
  • Bằng việc sử dụng những từ khóa thích hợp, PR online sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nâng cao thứ hạng website trên Google.
  • Để tăng traffic cho website cũng như sự nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể tài trợ hoặc tổ chức nhiều hoạt động trực tuyến. Chẳng hạn như các chương trình tặng quà, các cuộc thi, buổi giao lưu,...
  • Có hiệu quả hơn quảng cáo nhưng chi phí lại thấp hơn.
  • Thời gian, không gian PR online sẽ không bị giới hạn như PR truyền thống.

Nhược điểm:

  • Cạnh tranh gay gắt: Với sự phổ biến của PR online, doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngàn đối thủ khác trên thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra những chiến lược PR sáng tạo và độc đáo để nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Phụ thuộc vào công nghệ và mạng internet: PR online đòi hỏi phải phụ thuộc vào công nghệ và mạng internet. Nếu có sự cố về kết nối hoặc mạng, hoặc công nghệ gặp vấn đề, doanh nghiệp có thể mất cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng trong thời gian ngắn.

  • Thách thức trong việc kiểm soát thông điệp: Trên mạng, thông điệp của doanh nghiệp có thể bị biến tấu, thậm chí bị lạm dụng bởi người dùng hoặc đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và kiểm soát thông điệp một cách cẩn thận để tránh những tác động tiêu cực.

  • Hiệu quả không đồng đều: Không phải kênh PR online nào cũng mang lại hiệu quả tương tự nhau hoặc như mong đợi. Một số kênh có thể đem lại kết quả cao, trong khi những kênh khác có thể không phù hợp với doanh nghiệp hay không thu hút đúng đối tượng khách hàng.

Tuy PR online mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí và tiếp cận đối tượng rộng lớn, nhưng cần lưu ý và vượt qua những nhược điểm để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả và thành công trong hoạt động kinh doanh.

3. Mục tiêu của PR online

PR online là gì

Mục tiêu của PR online

Tác động một cách tích cực và lâu dài đến hình ảnh của thương hiệu chính là mục tiêu hàng đầu của PR online. Tuy vậy, PR online cũng có một số mục tiêu khác như:

  • Gia tăng sự chú ý đối với khách hàng
  • Thu hút và giữ chân khách hàng mới
  • Tạo ra tỷ lệ chi phí, lợi nhuận cao qua mỗi chiến dịch
  • Trò chuyện, giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn
  • Cải thiện danh tiếng cho thương hiệu
  • Giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu cao
  • Đo lường và kiểm soát mức độ thành công

4. Các yếu tố đo lường sự thành công của chiến dịch PR online

4.1 Traffic website

PR online là gì

Lượt truy cập website

Trong thời đại số, việc sử dụng các kênh Social Media để triển khai chiến dịch PR online ngày càng trở nên phổ biến. Để tận dụng tối đa các cơ hội này, việc phát triển và tối ưu hóa website của bạn là rất cần thiết.

Để triển khai chiến dịch PR online thành công trên website, đầu tiên bạn cần cung cấp nội dung chất lượng, hấp dẫn và thú vị. Nội dung phải tập trung vào các thông tin và giá trị mà khách hàng của bạn mong đợi. Bạn cũng nên đảm bảo rằng website của mình tối ưu hóa SEO để giúp tăng cường khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

Bạn cũng nên sử dụng các công cụ Social Media trên website của mình, bao gồm các biểu tượng chia sẻ mạng xã hội, khung nhận xét và đánh giá của khách hàng, cũng như các tính năng khác để khuyến khích người dùng tương tác với nội dung của bạn.

Cuối cùng, hãy tạo ra các chiến dịch PR online có tính tương tác cao trên các kênh Social Media khác nhau, và liên kết chúng với website của bạn để thu hút lượng truy cập đông đảo. Nếu bạn áp dụng đúng cách, việc triển khai PR online trên website của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích và giúp tăng cường thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng tiềm năng.

4.2 Backlinks

Không chỉ có giá trị trong SEO, Backlinks sẽ cho bạn những giá trị mạnh mẽ trong việc kinh doanh trên mạng xã hội và website thông qua các chiến lược PR online nếu bạn chọn nơi đặt Backlinks có chiến thuật.

Việc Backlinks được dùng một cách khéo léo sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể PR online cho thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhờ vào hàng ngàn lượt truy cập và thông qua các đường link được dẫn từ các kênh, Backlinks sẽ giúp bạn gia tăng khách hàng tiềm năng vào website.

4.3 Brand Mentions (Tổng lượng đề cập)

Số lần tên thương hiệu được đề cập trực tuyến trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là Brand Mentions (Tổng lượng đề cập). Nếu bạn đang thực hiện chiến dịch PR online, việc quan tâm đến tổng lượng đề cập có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Tuy nhiên, nếu mục tiêu chính của chiến dịch PR online của bạn là nâng cao nhận thức và chỉ quan tâm đến lượng truy cập thì nó có thể không đủ. Bạn cần đánh giá kết quả dựa trên các chỉ số khác như tần suất và độ phổ biến của tên thương hiệu của bạn, đánh giá ý kiến của khách hàng và cảm nhận tổng quan của người dùng về thương hiệu của bạn.

Vì vậy, nếu muốn đánh giá hiệu quả chiến dịch PR online của mình, hãy sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của thương hiệu và sự phản hồi từ khách hàng của bạn trên nhiều kênh truyền thông.

4.4 Conversions (Tỷ lệ chuyển đổi)

PR online là gì

Tỷ lệ chuyển đổi của website

Hiểu một cách đơn giản, conversions (tỷ lệ chuyển đổi) là số lượng người truy cập đến trang của bạn và thực hiện thành công một hành động nào đó mà bạn muốn họ làm, chẳng hạn như: đăng ký thành viên, mua hàng,...

4.5 Social Media reach (Tổng lượng tiếp cận)

Khi bạn đã xác định rõ nội dung và đăng tải chúng một cách thường xuyên, hãy quan tâm đến lượng tương tác mà bài đăng của bạn nhận được. Để đánh giá thành công của chiến dịch PR online của mình, bạn cần biết được số lượng người đã tương tác với bài đăng của bạn.

Trước khi ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng, bạn cần tiếp cận được họ trước tiên. Để đo lường lượng khách hàng mà bạn tiếp cận được, bạn có thể sử dụng Social Media Reach.

Social Media Reach cho biết số lượng tài khoản mà bài đăng của bạn được hiển thị, bao gồm cả những tài khoản mà không phải là người theo dõi trực tiếp của bạn. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tầm ảnh hưởng của chiến dịch PR online của bạn đến khách hàng tiềm năng của bạn trên các kênh truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Social Media Reach chỉ là một trong những chỉ số để đánh giá hiệu quả của chiến dịch PR online. Ngoài việc tiếp cận khách hàng, bạn cần quan tâm đến các chỉ số khác như tương tác, tần suất đăng bài, tần suất xuất hiện trên trang tin tức và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của bạn để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả của chiến dịch của mình.

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan.

PR online là gì

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

5. So sánh PR online và PR truyền thống

PR online là gì

So sánh PR online và PR truyền thống

Giống nhau:

  • Đều có chung một mục tiêu chính là xây dựng nhận thức về thương hiệu và giúp khách hàng có thể tương tác, sử dụng những sản phẩm phù hợp với họ nhất.
  • Quá trình bảo mật như nhau. Cụ thể là khảo sát trước khi giới thiệu với các thông cáo báo chí để đưa chúng ra thị trường.

Khác nhau:

  • Phạm vi và kênh truyền thông: PR truyền thống chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, tạp chí, truyền hình và đài phát thanh. Trong khi đó, PR online tập trung vào sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như mạng xã hội, trang web, blog, email marketing, v.v. PR online có thể tiếp cận đến lượng lớn người dùng trên mạng, trong khi PR truyền thống thường có phạm vi hạn chế hơn.
  • Tính tương tác và phản hồi: PR online thường có tính tương tác và phản hồi cao hơn so với PR truyền thống. Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu thông qua các bình luận, tin nhắn, chat trực tuyến, v.v. Trong khi đó, PR truyền thống thường không thể cung cấp mức tương tác trực tiếp tương tự.
  • Tính đo lường và phân tích: PR online có thể được đo lường hiệu quả một cách chính xác hơn thông qua các công cụ phân tích và đo lường trực tuyến. Các chỉ số như lượt tiếp cận, tương tác, tương tác trực tiếp, v.v. có thể được theo dõi một cách rõ ràng. Trong khi đó, PR truyền thống có thể khó đo lường hiệu quả và thành công một cách chính xác
  • Tốc độ và thời gian đăng tải: PR online cho phép các thông điệp được đăng tải nhanh chóng và có thể tiếp cận đến khách hàng ngay lập tức. Trong khi PR truyền thống có thể mất thời gian đáng kể để thực hiện từ khâu lên kế hoạch, viết bài, đến khi thông tin được xuất bản hoặc phát sóng trên các phương tiện truyền thông.

6. Ví dụ về PR online hiệu quả

6.1 Chiến dịch PR Dream Crazy của Nike

PR online là gì

Chiến dịch PR Dream Crazy của Nike

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về sức mạnh của PR online, hãy cùng Haravan tìm hiểu case study nổi tiếng của Nike: Chiến dịch Dream Crazy năm 2018, với sự góp mặt của Colin Kaepernick.

Kaepernick thực sự đã có mặt trong danh sách của Nike từ năm 2011 và họ đã tiến rất gần đến việc chấm dứt hợp đồng với anh ta vào năm 2017 sau khi anh ta bị trục xuất NFL do Kaepernick đã công khai phản đối sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen bằng cách quỳ gối và từ chối đứng hát quốc ca vào năm 2016.

Nigel Powell, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Nike đã phải đích thân duy trì hợp đồng với Kaepernick. Powell đã thẳng thắn chia sẻ lý do mà ông làm vậy như sau: “Kaepernick đã thu hút được nhân khẩu học thanh niên thành thị mà Nike muốn nắm bắt”.

Ấy vậy nhưng hàng loạt các quảng cáo của Nike đã gây ra vô vàn những phản hồi trái chiều khi họ đưa quảng cáo ra thị trường. Không những thế, nhiều người còn lên tiếng tẩy chay Nike, đốt giày của Nike và tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng chúng nữa.

Mặc kệ mọi sự tẩy chay, chiến dịch Dream Crazy của Nike đã thành công khi:

  • Cổ phiếu đạt mức cao nhất thời đại từ trước tới nay.
  • Trong 3 ngày, Nike nhận được quảng cáo miễn phí trị giá 160 triệu đô.
  • Số lượt đề cập liên quan đến Nike tăng 1,4% so với trước.

Dù gây ra rất nhiều tranh cãi nhưng điều gì đã khiến Nike trở nên thành công như hôm nay mà không bị tổn hại danh tiếng về sau?

Thứ nhất, Nike hiểu rõ đối tượng của mình là ai.

Ngay từ đầu, mục tiêu của Nike không phải là những người không đồng cảm với Kaepernick. Bởi Nike hiểu rằng, chỉ khi mình đứng về các vấn đề của xã hội thì mới có thể thu hút những người yêu chuộng tự do, những người trẻ tuổi và có mức thu nhập cao hơn.

Do đó, việc hợp tác với Kaepernick đã giúp Nike thành công thu hút những đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới, những tiêu dùng có nhận thức về xã hội cao.

Thứ hai, Nike chọn cách kết hợp với người nổi tiếng.

Một trong những công cụ mạnh mẽ có thể dễ dàng tác động cao đến dư luận chính là sự chứng thực của dư luận. Chẳng hạn, với lựa chọn này, Nike đã đạt được:

  • Bài đăng trên IG của Kaepernick có hơn 1,2 triệu like.
  • Trên trang nhất của CNBC đã xuất hiện bài đăng nói về việc ủng hộ của Serena Williams.
  • Trên một trang youtube nổi tiếng, Nike đã nhận được gần 75 nghìn lượt thích cho một video ủng hộ quảng cáo.

Thử hỏi rằng, nếu không hợp tác với những người nổi tiếng và có công cụ PR online mạnh mẽ thì Nike có thể dễ dàng làm dịu đi sự phản đối của dư luận hay không?

Bài học được rút ra ở đây là, trong những chiến dịch PR có 2 mặt, bạn cần thiết phải hợp tác với những người có ảnh hưởng, có tiếng nói đối với dư luận. Ngoài ra, thay vì trông chờ vào fans của họ, hãy hợp tác thêm với bất kỳ người ảnh hưởng nào mà bạn quen biết, ngay cả khi họ không liên quan một tẹo nào đến chiến dịch. Dẫu vậy thì sự tham gia của họ cũng khiến cho chiến dịch PR của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

6.2 Chiến dịch “Play inside, Play for the world” của Nike

PR online là gì

Chiến dịch “Play inside, Play for the world” của Nike

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới, cũng như bao người dân, Nike đã đưa ra thông báo về ủng hộ việc cách ly và tránh tiếp xúc gần. Từ đó, khẩu hiệu mới của Nike đã ra đời, mang tên “Play inside, play for the world” cùng với các hashtags tương ứng trên mạng xã hội nhằm kêu gọi mọi người ở nhà.

Nội dung chính của chiến dịch như sau “Nếu bạn từng mơ ước được chơi cho hàng triệu người trên khắp thế giới, thì bây giờ là cơ hội của bạn. Chơi bên trong, chơi cho cả thế giới.”

Nhờ đó, Nike có thể dễ dàng thu hút và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng gia tăng sự gắn kết của mình với khách hàng bằng cách chia sẻ nội dung của mình thông qua những hashtag trên mạng xã hội.

Trên website thương hiệu, Nike đã tuyên bố tặng miễn phí 100% gói dịch vụ Nike Training Club Premium cho toàn thể khách hàng. Gói này cung cấp hàng trăm video cùng với chương trình tập luyện của các huấn luyện viên giỏi của Nike.

Bên cạnh đó, các thành viên trong đội ngũ điều hành của Nike đã chi ra khoảng 10 triệu đô la để quyên góp cho các tổ chức từ thiện nhằm khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở Oregon.

Không những vậy, quỹ Nike cũng quyên góp:

  • 1 triệu đô la cho Quỹ Phục hồi Cộng đồng Oregon.
  • 1,1 triệu đô la để hỗ trợ các đối tác cộng đồng trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi thông qua Quỹ King Baudouin.
  • 250.000 đô la cho Ngân hàng Lương thực Trung Nam ở Memphis, Tenn.
  • 250.000 đô la cho Quỹ Ứng phó Khu vực COVID-19 của Greater Memphis “Foundation Foundation”.
  • 500.000 đô la cho Quỹ Ứng phó COVID-19 của Quỹ Boston.

7. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “PR online là gì?”, đồng thời cũng đã nêu ra cách để đo lường sự thành công của một chiến dịch PR online và chỉ ra những điểm khác biệt của PR online so với PR truyền thống. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về PR online và có thể vận dụng một cách hiệu quả vào các chiến dịch. Chúc bạn thành công!

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

PR online là gì

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: