Hàng hóa trên thị trường hiện nay đều cần có mã vạch. Mã vạch trở thành mã định danh cá nhân đặc biệt của mọi loại hàng hóa. Do đó, việc hiểu về mã vạch của các nước rất cần thiết. Theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin cụ thể, chính xác về các loại mã vạch bạn nhé!
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch là “căn cước” của hàng hóa
Mã vạch còn được gọi là barcode. Người ta sử dụng mã vạch để lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm nào đó qua việc mã hóa các khoảng trắng, vạch thẳng, kí tự, con số,...Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm đều được thể hiện trong mã vạch sản phẩm, từ tên doanh nghiệp, nhà sản xuất đến đăng ký mã vạch, lô hàng, chất lượng sản phẩm, kích thước, đánh giá của khách hàng,...
Mã vạch của một sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
Mã số của hàng hóa là một dãy số cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dãy số này là những con số đã được quy ước cho từng quốc gia bởi tổ chức GS1. Người dùng có thể đọc và nhận diện những con số này một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Mã vạch này là những khoảng trắng, vạch đen được sắp xếp theo quy luật, thông số. Và những mã vạch này chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như các loại máy quét mã vạch uy tín, chất lượng trên thị trường.
2. Số mã vạch các nước có ý nghĩa gì?
Hàng hóa muốn lưu thông trên thị trường đều cần có mã vạch. Khi hiểu về mã vạch, bạn sẽ có những thông tin chi tiết, cụ thể về sản phẩm để từ đó chắc chắn hơn về hàng hóa mà mình đang sử dụng.
Tại thị trường Việt Nam, mã vạch được áp dụng là EAN với 13 con số và 4 nhóm cấu tạo từ trái qua phải.
Trong đó:
- Nhóm 1 được đọc từ trái sang phải. Ba chữ số đầu chính là mã số của quốc gia, vùng lãnh thổ. Nên, khi đối chiếu ba chữ số đầu tiên này với bảng quy chiếu hệ thống mã vạch, bạn đã có thể dễ dàng hiểu về xuất xứ sản phẩm.
- Nhóm 2 gồm 4 chữ số tiếp theo. Đó là mã số của doanh nghiệp.
- Nhóm 3 là năm chữ số và đó là mã số của hàng hóa
- Nhóm 4 là số cuối cùng, bên phải là số về kiểm tra
Khi hiểu về mã vạch, người dùng sẽ biết được sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ như thế nào và có thể kiểm tra độ thật, giả của sản phẩm. Từ đó, khách hàng có thể an tâm khi mua hàng. Doanh nghiệp cũng có thể tạo dựng uy tín của mình với những mã vạch rõ ràng, cụ thể dành cho khách hàng tra cứu, tìm kiếm thông tin.
Ý nghĩa của việc xác định số mã vạch của các nước
3. Cấu trúc mã vạch hàng hóa của các nước
Mã vạch hàng hóa các nước đều được phân chia theo hệ thống. Dù khác biệt về số, nhưng chính những hệ thống quy định này đã giúp mã vạch hàng hóa các nước được phân ra cụ thể, rõ ràng. Trong đó, một số hệ thống mã vạch thông dụng đó là:
Đây là hệ thống thuộc quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hệ thống mã vạch này được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến ở Mỹ và Canada.
Hệ thống EAN được thiết lập bởi 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN và được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu. Sau đó, hệ thống mã vạch này được phát triển nhanh chóng và được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong hệ thống mã vạch EAN cũng có phân chia nhỏ. Có loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
- Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
- Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
- Số cuối cùng là số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia thành viên. Với Việt Nam, mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
Còn mã mặt hàng trong hệ thống mã vạch do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa mình sản xuất. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được xảy ra sự trùng lặp giữa hàng hóa.
Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã mã vạch cho sản phẩm gồm 5 con số.
Cấu trúc mã vạch hàng hóa của các nước
4. Danh sách tổng hợp chi tiết mã vạch các nước trên thế giới
Mã vạch của các nước được quy định rõ ràng, cụ thể. Tại thị trường Việt Nam, có những mã vạch quốc gia đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,...
- 000 - 019 : Mỹ (Hoa Kỳ - United States - USA)
- 030 - 039 : Mỹ (Hoa Kỳ - United States - USA)
- 060 - 139 : Mỹ (Hoa Kỳ - United States - USA)
- 300 - 379 : Pháp (France)
- 400 - 440 : Đức (Germany)
- 450 - 459 : Nhật Bản (Japan)
- 490 - 499 : Nhật Bản (Japan)
- 460 - 469 : Liên bang Nga
- 471 : Đài Loan (Taiwan)
- 500 - 509 : Anh (United Kingdom - UK)
- 690 - 695 : Trung Quốc (China)
- 754 - 755 : Canada
- 880 : Hàn Quốc (South Korea)
- 884 : Campuchia (Cambodia)
- 885 : Thái Lan (Thailand)
- 888 : Singapore
- 893 : Việt Nam
- 899 : Indonesia
- 930 - 939 : Úc (Australia)
- 955 : Malaysia
Ngoài những mặt hàng của các quốc gia với mã được công khai cụ thể thì có một mã số nội bộ chỉ được sử dụng ở một số quốc gia như:
- 020 - 029 : Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
- 040 - 049 : Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
- 200 - 299 : Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
Trong trường hợp bạn vẫn chưa tìm ra được 3 số đầu mã sản phẩm của mình thuộc mã quốc gia nào thì hãy tham khảo thêm mã số mã vạch của các quốc gia gồm:
- 050 - 059 : Coupons
- 380 : Bulgaria
- 383 : Slovenia
- 385 : Croatia
- 387 : BIH (Bosnia and Herzegovina)
- 389 : Montenegro
- 390 : Kosovo
- 470 : Kyrgyzstan
- 474 : Estonia
- 475 : Latvia
- 476 : Azerbaijan
- 477 : Lithuania
- 478 : Uzbekistan
- 479 : Sri Lanka
- 480 : Philippines
- 481 : Belarus
- 482 : Ukraine
- 483 : Turkmenistan
- 484 : Moldova
- 485 : Armenia
- 486 : Georgia
- 487 : Kazakhstan
- 488 : Tajikistan
- 489 : Hong Kong
- 520 - 521 : Greece
- 528 : Lebanon
- 529 : Cyprus
- 530 : Albania
- 531 : North Macedonia
- 535 : Malta
- 539 : Ireland
- 540 - 549 : Belgium; Luxembourg
- 560 : Portugal
- 569 : Iceland
- 570 - 579 : Denmark
- 590 : Poland
- 594 : Romania
- 599 : Hungary
- 600 - 601 : South Africa
- 603 : Ghana
- 604 : Senegal
- 608 : Bahrain
- 609 : Mauritius
- 611 : Morocco
- 613 : Algeria
- 615 : Nigeria
- 616 : Kenya
- 617 : Cameroon
- 618 : Ivory Coast
- 619 : Tunisia
- 620 : Tanzania
- 621 : Syria
- 622 : Ai Cập (Egypt)
- 623 : Brunei
- 624 : Libya
- 625 : Jordan
- 626 : Iran
- 627 : Kuwait
- 628 : Saudi Arabia
- 629 : Tiểu Vương Quốc Ả Rập (United Arab Emirates)
- 630 : Qatar
- 640 - 649 : Phần Lan
- 700 - 709 : Norway
- 729 : Israel
- 730 - 739 : Sweden
- 740 : Guatemala
- 741 : El Salvador
- 742 : Honduras
- 743 : Nicaragua
- 744 : Costa Rica
- 745 : Panama
- 746 : Cộng Hòa Dominica (Dominican Republic)
- 750 : Mexico
- 759 : Venezuela
- 760 - 769 : Thụy Sĩ
- 770 - 771 : Colombia
- 773 : Uruguay
- 775 : Peru
- 777 : Bolivia
- 778 - 779 : Argentina
- 780 : Chile
- 784 : Paraguay
- 786 : Ecuador
- 789 - 790 : Brazil
- 800 - 839 : Italia, San Marino & Vatican city
- 840 - 849 : Tây Ban Nha (Spain)
- 850 : Cuba
- 858 : Slovakia
- 859 : Cộng hòa Séc (Czech)
- 860 : Nam Tư
- 865 : Mongolia
- 867 : Bắc Triều Tiên (North Korea)
- 868 - 869 : Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
- 870 - 879 : Netherlands
- 883 : Myanmar
- 890 : India
- 894 : Bangladesh
- 896 : Pakistan
- 899 : Indonesia
- 900 - 919 : Austria
- 940 - 949 : New Zealand
- 950 : Global Office
- 951 : Mã số nhận dạng chung EPC
- 952 : Hệ thống GS1
- 955 : Malaysia
- 958 : Macau
- 960 - 961 : GS1 UK Office: GTIN-8 allocations
- 962 - 969 : GS1 Global Office: GTIN-8 allocations
Tổng hợp mã vạch của các nước
5. Những đặc điểm cần biết khi tra mã vạch các nước trên thế giới
5.1 Một số loại mã vạch đặc biệt
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại mã vạch đặc biệt. Những loại mã vạch này gắn liền với các sản phẩm đặc biệt. Có thể kể đến:
- 977: Đây là mã số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho các sản phẩm ấn bản định kỳ/International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN)
- 978: Là số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/International Standard Book Numbering (ISBN)
- 979: Là số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/International Standard Music Number (ISMN)
- 981 – 982: Là mã số dành cho phiếu, vé tiền tệ nói chung
- 990 – 999: Là mã số dành cho phiếu, vé
Mã vạch đặc biệt của một số hàng hóa
5.2 Cách tính mã vạch để phân biệt giữa hàng thật và giả
Các bước tính mã vạch để phân biệt hàng thật, giả được tiến hành như sau:
- Bước 1: Trừ số kiểm tra ở cuối cùng, lấy tổng các chữ số ở vị trí lẻ trên mã vạch
- Bước 2: Nhân số vừa tính được với 3
- Bước 3: Tính tổng các chữ số còn lại
- Bước 4: Lấy tổng của kết quả nhân 3 cộng với tổng các chữ số còn lại tìm được trong bước 2
- Bước 5: Lấy bội số của 10 và trừ cho tổng ở bước 4 và thu được mã C
Ví dụ: Kiểm tra thật, giả cho mã 893204698554 C, người dùng có thể tiến hành thực hiện thao tác:
- 4 + 5 + 9 + 4 + 2 + 9 = 33
- 33 x 3 = 99
- 8 + 3 + 0 + 6 + 8 + 5 = 30
- 99 + 30 = 129
- 130 - 129 = 1
Như vậy, mã số hoàn chỉnh sẽ là 893204698554
Cách tính mã vạch giúp phân biệt hàng thật, giả
5.3 Cấu tạo của mã vạch hàng hóa tại Việt Nam
Các loại hàng hóa tại Việt Nam thường có một định dạng chung là 893MMMMMMXXXC. Trong đó:
893: là mã vùng cố định tại Việt Nam đã được tổ chức quốc tế quy định
MMMMMM: Số được cấp sau khi sản phẩm được đăng ký theo quy định
XXX: số doanh nghiệp tự đặt cho từng sản phẩm của mình.
C là số kiểm tra được tính theo công thức như ở phần trên.
Cấu tạo mã vạch hàng hóa tại Việt Nam
5.4 Nguyên tắc in mã vạch
Thông thường, in mã vạch diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Và hàng hóa của quốc gia nào thì dựa vào 3 con số đầu tiên của mã vạch để xác định và in ấn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc in ấn mã vạch sẽ có nhiều quy tắc và lưu ý hơn. Một mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, sau đó được Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ thì các hàng hóa đó sẽ in mã vạch của Thái Lan chứ không phải của Việt Nam.
Nguyên tắc in mã vạch hàng hóa
6. Nhận diện mã vạch của các nước nhanh chóng, chính xác qua máy quét mã vạch
Trong trường hợp bạn muốn hiểu rõ về sản phẩm mình đang sử dụng, hoặc với công ty chuyên dụng thì việc sử dụng máy quét mã vạch là phương pháp tối ưu.
Máy quét mã vạch sẽ giúp truy nguyên thông tin chi tiết của sản phẩm, đồng thời giúp khách hàng lẫn doanh nghiệp yên tâm hơn về chất lượng hàng hóa.
Nhận diện mã vạch của các nước qua máy quét mã vạch
7. Kết luận
Mã vạch của các nước chính là dấu hiệu giúp ta hiểu thêm về hàng hóa. Đây cũng chính là một thông tin bổ ích bạn có thể trang bị cho mình để sử dụng sản phẩm một cách có ý thức hơn. Mong rằng bài viết trên đã cho bạn có thêm nhiều thông tin về mã vạch hàng hóa và trang bị thêm kiến thức mới mẻ cho bản thân.
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
8 dòng máy quét mã vạch tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua
5+ cách check mã vạch sản phẩm hiệu quả giúp phân biệt hàng thật, giả
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh