Logistics là gì? Thông tin chi tiết nhất mà bạn không thể bỏ qua

Logistics đã trở thành một khâu quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Sự phát triển của logistics góp phần không nhỏ vào GDP và thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, logistics là gì vẫn là trăn trở của nhiều người. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời bạn nhé!

1. Logistics và các khái niệm liên quan đến logistics

Logistic là gì

Logistics và các vấn đề liên quan đến logistics

1.1 Logistics là gì?

Nói đến logistics là nói đến sự di chuyển của hàng hóa từ địa điểm A đến địa điểm B. Logistics bao gồm hai quá trình chính là vận chuyển hàng và lưu hàng vào kho (lưu kho).

1.2 Inbound logistics là gì?

Inbound logistics chính là logistics đầu vào. Đây là giai đoạn khởi đầu trong chu trình vận hành của logistics.

Giai đoạn này đóng vai trò kiểm soát nguồn nguyên liệu gồm nhập, xử lý nguyên liệu thô sơ, kiểm soát, xử lý và phân phối sản phẩm. Khi logistics đầu vào hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được tổn thất về chi phí sản xuất, không gây lãng phí tài nguyên và nhiên liệu.

Logistic là gì

Khái niệm Inbound logistics

1.3 Outbound logistics là gì?

Outbound logistics còn được biết đến là logistics đầu ra. Trái ngược với Inbound logistics, Outbound logistics là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến với các cửa hàng và đến được tay của người tiêu dùng cuối cùng.

Quan trọng nhất trong quá trình Outbound logistics là vận chuyển và giao hàng. Doanh nghiệp cần chọn được cách vận chuyển phù hợp để từ đó tiết kiệm chi phí, nhân lực và nguyên liệu.

Logistic là gì

Khái niệm Outbound logistics

1.4 Reverse logistics là gì?

Reverse logistics còn được biết đến là logistics ngược hay logistics thu hồi.

Đây là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả các quá trình của logistics thu hồi. Các hàng hóa trong logistics ngược là hàng hóa quay ngược lại chuỗi cung ứng: hàng trả về hàng hỏng, hàng tái chế,...

Logistic là gì

Khái niệm Reverse logistics

2. Tầm quan trọng của logistics với doanh nghiệp

Trọng tâm của quá trình logistics là vận chuyển hàng hóa, nhưng ảnh hưởng của logistics thì mở rộng với nhiều yếu tố liên quan. Trong đó, phải kể đến:

2.1 Hỗ trợ hoạt động vận tải

Cốt lõi của logistics chính là di chuyển, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Do đó, doanh nghiệp cần chọn và xác định phương thức vận chuyển phù hợp (đường hàng không, đường bộ, đường thủy,...) và tìm kiếm cách vận chuyển tối ưu nhất dựa trên chi phí, tốc độ vận chuyển, khoảng cách vận chuyển.

Logistic là gì

Logistics hỗ trợ hoạt động vận tải

2.2 Làm nhiệm vụ thực hiện đơn hàng

Khi khách hàng xác nhận mua hàng, hàng hóa sẽ được lấy từ kho theo đơn đặt hàng, được đóng gói, được nhãn dán đúng cách nhằm phân loại rồi gửi đến khách hàng. Quá trình này được quản lý bởi logistics và diễn ra êm xuôi, cụ thể, rõ ràng.

2.3 Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình lưu kho

Dù là quá trình lưu kho ngắn hạn hay dài hạn thì vẫn cần đến sự hỗ trợ của logistics. Logistics hỗ trợ đắc lực cho việc sắp xếp, quản lý điều kiện kho bãi, phương tiện cảng, phương thức vận tải.

Hàng hóa nhu cầu thấp được đặt ở phía sau kho. Hàng hóa dễ hỏng hóc được cảnh báo. Hàng hóa cũ, có hạn gần sẽ được đặt ở ngay đầu tiên.

Logistic là gì

Logistics hỗ trợ hiệu quả quá trình lưu kho

2.4 Giúp dự báo nhu cầu sản phẩm

Logistics quản lý tồn kho để dự báo về số lượng sản phẩm hiện có, sẵn có và số lượng sản phẩm cần nhập thêm. Nhờ vậy, sản phẩm luôn được đảm bảo và không xảy ra tình trạng khan hiếm, ép giá. Doanh nghiệp, nhà sản xuất luôn có sự chuẩn bị cụ thể, rõ ràng để định hình phát triển.

2.5 Hỗ trợ, quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Hàng tồn kho là hàng hóa ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như chi phối hoạt động sản xuất và điều chỉnh giá.

Hàng hóa tồn kho ở khu vực A sẽ được logistics hỗ trợ để đến với khu vực khác thay vì chịu lỗ bằng khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng. Mục đích của quy trình logistics này chính là giúp sản phẩm có được giá tốt nhất.

2.6 Hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động của chuỗi cung ứng

Logistics là một mắt xích của chuỗi cung ứng. Logistics sẽ tạo ra những thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, người bán, nhà phân phối và cuối cùng là người mua. Không có sự hỗ trợ của logistics, chuỗi cung ứng sẽ gặp sự cố và khó có thể tạo hiệu quả.

Logistic là gì

Logistics đẩy mạnh hoạt động của chuỗi cung ứng

3. Đặc điểm của logistics

Đặc điểm của quá trình logistics bao gồm:

  • Do doanh nghiệp, tổ chức thực hiện
  • Là dịch vụ, mô hình có tính hoàn thiện cao: gồm nhiều khâu quản lý, phân phối rõ ràng, cụ thể
  • Được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa các bên tham gia

4. Những hoạt động cơ bản trong logistics

Hoạt động trong logistics gắn liền với:

  • Logistics sinh tồn

Đây là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Mục đích là hướng đến cung ứng, vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dịch vụ logistics nói chung.

  • Logistics hoạt động

Logistics sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của các đối tác kinh doanh. Logistics hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho, chuẩn bị các nguyên liệu đầu vào và đầu ra, từ đó thực hiện phân phối sản phẩm đến các kênh như siêu thị, trung tâm thương mại, đại lí, cửa hàng,...

  • Logistics hệ thống

Đây là yếu tố giúp công ty và dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Logistics hệ thống gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, thiết bị,....

Logistic là gì

Những hoạt động cơ bản trong logistics

5. Phân loại logistics theo hình thức

  • 1PL: Logistics tự cấp

Logistics tự cấp được áp dụng tại các công ty tự tổ chức tự xây dựng, triển khai hoạt động logistics. Mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa đều do chính công ty tự xử lí: chuẩn bị phương tiện vận tải, nhà xưởng, nhà kho, thiết bị xếp hàng, nhân lực,...

  • 2PL: S Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai

2PL là hình thức logistics thuê dịch vụ từ bên thứ hai. Các công ty bên thứ hai này đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics và làm nhiệm vụ vận tải, kho vận, hải quan, thanh toán.

  • 3PL: Logistics theo hợp đồng

Hình thức này là hình thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện quy trình logistics trong các khâu nhỏ: từ xuất nhập khẩu đến giao nhận hàng, làm thủ tục hàng hóa. Quy trình được xử lý bởi bên thứ ba.

  • 4PL: Logistics dạng chuỗi phân phối

Quy trình quản lý và vận hành rất phức tạp. Công ty hoặc bên đại diện được ủy quyền của khách hàng để thực hiện và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng.

  • 5PL: Nhà cung cấp giải pháp cho chuỗi logistics

5PL không hướng đến cung cấp cơ sở vật chất cho hoạt động hậu cần với tàu biểu, kho bãi, container,...5PL làm nhiệm vụ liên kết các nhà cung cấp dịch vụ với mang lưới khách hàng. Từ đó, chọn báo giá, giám sát đường đi của hàng hóa để tối ưu cho chuỗi cung ứng.

6. Sự khác biệt giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics là dòng chảy hàng hóa làm nhiệm vụ lưu trữ kho bãi và các hàng hóa, giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Mục đích của logistics là đem lại sự hài lòng cho khách hàng và hoạt động trong một tổ chức nhất định. Và logistics là một phần của chuỗi cung ứng hướng đến làm hài lòng khách hàng.

Còn quản lý chuỗi cung ứng mang tính chuyển động, và tạo thành các hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu lớn. Mục đích của chuỗi cung ứng là giúp tăng hiệu quả của bộ máy sản xuất, giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và hoạt động cùng một số bên liên quan để tạo “chuỗi”.

Như vậy, logistics chủ yếu liên quan đến vấn đề hậu cần trong phạm vi doanh nghiệp và hướng đến phân phối hàng. Còn chuỗi cung ứng sẽ làm nhiệm vụ hoạt động bao quát cả trong và ngoài doanh nghiệp.

Logistic là gì

Phân loại logistics và quản lý chuỗi cung ứng

7. Học gì để làm việc trong ngành logistics?

Để làm việc trong ngành logistics, bạn có thể tham gia các khóa học cung cấp kiến thức về logistics. Kiến thức logistics đa dạng và tương đối phức tạp. Có thể kể đến như:

  • Phương thức vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa
  • Kiến thức về marketing và quản lý chiến lược dài hạn, ngắn hạn
  • Các phương thức vận tải hàng hóa
  • Các phương thức tối ưu chi phí, thời gian, xây dựng hệ thống chuỗi

Ngoài ra, tại các trường Đại học có ngành nghề logistics, người học sẽ được hướng dẫn những kiến thức chung bao gồm:

  • Quản trị nhân sự
  • Quản lý hệ thống phân phối
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản trị logistics
  • Khai thác và vận tải đa phương tiện
  • Luật vận tải hàng hóa
  • Kế toán, kiểm toán
  • Nghiệp vụ tài chính
  • Phân tích thị trường

Logistic là gì

Các ngành học phục vụ công việc logistics

8. Các kỹ năng cần có và vị trí việc làm trong ngành logistics

Để có thể làm việc trong ngành logistics, người học cần phải:

  • Học cách đo lường những rủi ro, những nguy hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, vận chuyển của hàng hóa:

Người học sẽ được học cách dự đoán về xu thế hàng hóa, tiềm năng và rủi ro trong kinh doanh, vận chuyển.

  • Có kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch dự phòng:

Để quá trình logistics chỉn chu, người học sẽ được đào tạo kỹ năng lập kế hoạch nhằm điều chỉnh hàng hóa, phân phối hàng hóa đến nơi phù hợp. Việc tạo dựng kế hoạch dự phòng trong lập kế hoạch còn nhằm hướng đến giảm thiểu rủi ro trong khâu vận hành của logistics.

  • Kỹ năng công nghệ để có thể sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch logistics:

Công nghệ đã trở thành trợ thủ đắc lực cho sự lớn mạnh của logistics. Kỹ năng công nghệ sẽ giúp người học lên kế hoạch, tạo dựng, thay đổi chiến lược và trình bày chiến lược trước đồng nghiệp, đối tác.

  • Kỹ năng quản lý hàng hóa:

Hàng hóa được nhập và xuất với số lượng lớn trong các khâu của logistics. Do đó, người học phải biết quản lý dữ liệu để không nhầm lẫn số lượng, khối lượng.

  • Kỹ năng ngoại ngữ:

Việc làm tại cảng biển, bến tàu đòi hỏi người học logistics phải trang bị một vốn ngoại ngữ vững vàng. Mục đích của ngoại ngữ không chỉ là kết nối với đối tác mà còn nhằm đảm bảo thông tin hàng hóa, hợp đồng là chính xác.

Vị trí cần trong ngành logistics rất đa dạng. Các công việc mà người học có thể đảm nhiệm khi hoạt động trong logistics là:

  • ​​​​​​Nhân viên lên kế hoạch
  • Nhân viên phân tích dữ liệu
  • Chuyên gia kiểm kê
  • Điều phối viên
  • Nhân viên xuất nhập khẩu

Logistic là gì

Kỹ năng cần có trong ngành logistics

9. Mức lương trong ngành logistics

Mức lương trong ngành logistics được đánh giá là tương đối cao. Khởi điểm của ngành logistics rơi vào 6 – 7 triệu đồng/ tháng.

Các vị trí cấp cao, cấp quản lý sẽ có mức lương thưởng tốt hơn. Con số cụ thể gồm:

  • Logistics Officer: 300 – 700 USD / tháng.
  • Logistics Supervisor (có từ 1-2 năm kinh nghiệm): 1.000 – 1.500 USD / tháng.
  • Logistics Manager (có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên): 1.000 – 4.000 USD/ tháng, cao nhất có thể trên 5.000 USD / tháng.
  • Logistics Director (trên 8 năm kinh nghiệm): 4.000 – 6.000 USD / tháng.

10. Kết luận

Logistics là ngành nghề ngày một “hot” và là ngành học được nhiều người trẻ lựa chọn trong nhiều năm gần đây. Mong rằng những giải đáp cho câu hỏi logistics là gì đã giúp bạn hiểu thêm về ngành này. Từ đó, bạn sẽ có những định hướng cụ thể cho con đường sự nghiệp của bản thân trong tương lai.
------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: