Layout là gì? Ý nghĩa và vai trò của Layout trong thiết kế

Trong thiết kế, việc xác lập layout chính là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm. Hãy cùng Haravan tìm hiểu sâu hơn về layout là gì cũng như những ý nghĩa và vai trò của layout trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, những quy tắc cần phải “nằm lòng” khi thiết kế layout cũng được chia sẻ trong nội dung phía dưới.

1. Layout là gì?

Layout là gì

Layout là việc sắp xếp các thành phần có trong thiết kế

Layout là việc các nhà thiết kế sắp xếp các thành phần, nội dung có trong ấn phẩm theo một phong cách, bố cục nhất định nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho thiết kế.

Ví dụ: Bạn cần phải thiết kế bìa tạp chí, nhiệm vụ của bạn là sẽ sắp xếp vị trí các tiêu đề chính, tiêu đề phụ, hình ảnh, element theo một bố cục thẩm mỹ, ấn tượng và đảm bảo truyền tải được những thông tin quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xác định được khoảng cách giữa các thành phần, font chữ, màu sắc chủ đạo,… trong quá trình phác thảo layout.

2. Phân biệt Layout với Template

Nếu như ở layout, bạn sẽ tự tay phác hoạ và xác định vị trí, bố cục của các thành phần ở trong thiết kế thì việc sử dụng template lại đơn giản và dễ dàng hơn.

Template là những mẫu layout sẵn có được thiết kế bắt mắt, canh sẵn bố cục, nội dung ở trong hình. Khi sử dụng layout, bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian bới tất cả những gì bạn cần làm là thay đổi nội dung, hình ảnh và căn chỉnh lại nếu cần.

Layout là gì

Template được ví như những mẫu layout sẵn có

3. Vai trò của Layout trong thiết kế

Dù thiết kế 3D, 2D hay thiết kế nhà nhà cửa, nội thất thì layout vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế. Nhiều người thường ví rằng layout là nền móng của mọi ấn phẩm cũng là yếu tố quyết định tính thẩm mỹ, thu hút trong thiết kế:

3.1. Tiết kiệm thời gian thiết kế

Một trong những lợi ích tiêu biểu của việc xây dựng layout trước khi thiết kế chính là việc tiết kiệm thời gian. Thay vì dành hàng giờ để thiết kế một bản ấn phẩm hoàn chỉnh rồi phải chỉnh sửa trong một khoảng thời gian dài do sự thiếu thẩm mỹ, thiếu liên kết trong bố cục thì layout lại cho phép bạn hình dung được bản thiết kế và chỉnh sửa, thay đổi bố cục dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3.2. Khái quát hoá thiết kế

Trước khi “trình làng” sản phẩm đến với khách hàng, bạn cần phải giúp họ hình dung được thông điệp mà ấn phẩm sẽ thể hiện trong tương lai. Thông qua đó, họ sẽ ra quyết định chỉnh sửa và thay đổi các thành phần dễ dàng hơn và bạn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian để chỉnh sửa, phác thảo chi tiết để khách hàng hình dung được. Một trong những cách giúp bạn khái quát hóa bản thiết kế chính là layout được phác họa trước khi thực hiện ấn phẩm do đó đừng quên hoàn tất bản layout để khái quát hóa thiết kế của chính mình nhé!

Layout là gì

Layout giúp bạn khái quát hóa thiết kế dễ dàng hơn

3.3. Tăng tính thẩm mỹ cho ấn phẩm

Nếu không dành thời gian để hoàn thiện bản layout trước khi bắt tay vào thiết kế chi tiết, bạn sẽ dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ như:

  • Sử dụng quá nhiều element (thành phần) trong bản thiết kế

  • Bố cục quá thưa hoặc chen chút giữa chữ và thành phần

  • Thiếu tính logic, trực quan trong ấn phẩm

Những yếu tố trên sẽ góp phần khiến cho thiết kế của bạn trở nên thiếu tính thẩm mỹ, từ đó việc thiết kế sẽ thiếu hiệu quả hay thậm chí tốn nhiều thời gian hơn. Vì thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ấn phẩm, bạn nên thiết kế layout chi tiết và cụ thể trước khi hiện thực hóa ý tưởng của mình.

3.4. Tạo sự liên kết giữa các thành phần trong thiết kế

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi thiết kế chính là thiết kế rời rạc, thiếu liên kết giữa các thành phần trong thiết kế. Bạn có thể hạn chế tối đa lỗi thiết kế này bằng cách xây dựng layout và thiết lập bố cục trước khi thiết kế.

Trong bảng layout, bạn sẽ quy định cụ thể vị trí giữa các thành phần, văn bản trong thiết kế. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự thiếu liên kết, rời rạc ngay sau khi hoàn tất layout của ấn phẩm.

Layout là gì

Layout giúp tạo sự liên kết giữa các thành phần trong thiết kế

4. Những quy tắc “nằm lòng” khi thiết kế Layout

Để hoàn chỉnh bản layout chuyên nghiệp và chi tiết, bạn cần phải nắm được những quy tắc bất biến khi thiết kế layout như sau:

4.1. Quy tắc nhấn mạnh

Đằng sau mỗi thiết kế đều ẩn chứa những thông điệp góp phần truyền tải và thực hiện mục tiêu của thương hiệu. Do đó trong mỗi ấn phẩm cần phải nhấn mạnh cũng như làm nổi bật những nội dung chính, đáng chú ý nhằm thu hút và gây ấn tượng trong tâm trí người xem.

Để thực hiện được những điều trên, bạn cần phải thực hiện “quy tắc nhấn mạnh” trong mỗi khi thiết kế layout. Đó có thể là gia tăng diện tích cho chủ thể chính, đặt những nội dung chính ở vị trí trung tâm hay thêm vào các họa tiết giúp làm nổi bật thông điệp muốn truyền tải. Thông qua đó, bạn sẽ hạn chế được tối đa việc “lạc lối” trong thiết kế hay những lỗi sai không đáng có như rời rạc, thiếu thẩm mỹ.

Layout là gì

Quy tắc nhấn mạnh khi thiết kế layout

4.2. Quy tắc cân bằng

Một trong những yếu tố giúp giữ chân người dùng khi xem một bức ảnh chính là sự cân bằng trong những yếu tố bao gồm thành phần, hình ảnh, màu sắc hay văn bản, thông tin muốn truyền tải. Nếu một trong những yếu tố trên chiếm diện tích nhiều hơn trong thiết kế, ấn phẩm sẽ trở nên thiếu hài hòa từ đó khó khiến người xem ấn tượng và thích thú.

Do đó, “cân bằng” là một trong những quy tắc mà bạn cần lưu ý khi thiết kế layout. Bạn có thể đảm bảo quy tắc này trong thiết kế bằng cách phân chia diện tích phù hợp cho các thành phần trong bài, hạn chế tối đa những màu sắc khác với bản nhận diện được đề ra ban đầu, chỉ dụng những thành phần, họa tiết phù hợp với ấn phẩm.

Layout là gì

Quy tắc cân bằng khi thiết kế layout

4.3. Quy tắc một phần ba

Quy tắc ⅓ là một trong những quy tắc phổ biến nhất khi bạn thiết kế layout. Ở quy tắc này, bạn sẽ đặt những vật thể, yếu tố chính chiếm ⅓ diện tích nghiêng về phía bên trái hoặc bên phải layout. Khi này, người dùng sẽ dễ dàng hướng ánh nhìn vào phần chủ thể hơn là dàn trải qua các phần trong thiết kế. Do đó, hãy tập trung trình bày những chi tiết mà bạn nhấn mạnh ở phần “diện tích vàng” này. Đó có thể là nội dung khuyến mãi, những sản phẩm mới, những thông tin nổi bật trong chiến dịch quảng cáo.

Layout là gì

Quy tắc ⅓ khi thiết kế layout

4.4. Quy tắc lặp lại

Sự lặp lại có chủ ý sẽ góp phần gia tăng tính thu hút, độc đáo có trong ấn phẩm. Việc lặp lại các thành phần trong quy tắc thiết kế một cách nhất quán sẽ giúp ấn phẩm dễ dàng lưu ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người xem hơn. Ngoài ra, những chi tiết lặp lại sẽ kích thích sự tò mò khám phá của người xem từ đó dẫn họ tìm hiểu sâu hơn về những nội dung trong bản thiết kế.

Layout là gì

Quy tắc lặp lại khi thiết kế layout

4.5. Quy tắc tỷ lệ

Một trong những yếu tố mà các nhà thiết kế sẽ ưu tiên thực hiện khi thiết kế layout chính là quy định bố cục cho các thành phần trong ấn phẩm. Khi xác định bố cục layout thì quy tắc tỷ lệ là một trong những nguyên tắc bắt buộc mà designers cần phải nắm. Bạn cần phải thiết kế với tỷ lệ hài hòa hoặc tương phản sao cho thể hiện được những nội dung chính mà bạn mong muốn truyền tải đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ, trực quan cho ấn phẩm của mình.

Layout là gì

Quy tắc tỷ lệ khi thiết kế layout

4.6. Quy tắc khoảng trắng

Để hạn chế việc bố cục bị trống, thiếu liên kết giữa các thành phần trong ấn phẩm, bạn cũng có thể áp dụng quy tắc khoảng trắng trong thiết kế. Ở quy tắc này, bạn sẽ hạn chế lồng ghép quá nhiều chi tiết trong bức ảnh làm rối mắt hay khó chịu cho người xem. Thay vào đó, bạn sẽ để ra một khoảng trắng để hướng người xem đến chủ thể chính dễ dàng hơn.

Layout là gì

Quy tắc khoảng trắng khi thiết kế layout

4.7. Quy tắc tương phản

Những màu sắc, kích thước tương phản trong ấn phẩm sẽ góp phần thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người xem. Do đó, quy tắc tương phản trở thành một trong những nguyên tắc tiêu biểu được ứng dụng nhiều nhất khi thiết kế layout. Bởi quy tắc này là một trong những cách nhanh nhất giúp bạn giữ chân và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người xem.

Layout là gì

Quy tắc tương phản khi thiết kế layout

5. Kết luận

Tóm lại, xác định layout là một trong những bước đầu tiên giúp bạn khái quát hóa ấn phẩm thiết kế của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm được cụ thể và chi tiết layout là gì cũng như những quy tắc khi thiết kế layout giúp ấn phẩm trở nên ấn tượng và thu hút nhé!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

banner bán hàng online

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: