CDN là gì? Những thông tin quan trọng nhất của CDN

Trên môi trường Internet, có rất nhiều bên tham gia vào việc truy cập và phân phối thông tin đến người dùng. Trong đó, một vấn đề người dùng không thể không chú ý đến là CDN. Hiểu tường tận CDN là gì sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về hoạt động truy cập website.

1. CDN là gì?

CDN là gì

CDN là hệ thống máy chủ hỗ trợ phân phối nội dung

CDN là cụm từ viết tắt của Content Delivery Networks, là hệ thống máy chủ toàn cầu có nhiệm vụ hỗ trợ phân phối một cách rộng rãi các nội dung đến với người dùng Internet.

Content Delivery Network sẽ tập hợp những bản sao nội dung của các website, nên khi người dùng truy cập vào trang web, hệ thống sẽ xác định vị trí của người dùng và gửi cho họ những bản sao dữ liệu từ máy chủ gần nhất. Mạng lưới máy chủ của CDN được đặt ở khắp mọi nơi và khi người dùng truy cập vào các trang web, nội dung thông tin sẽ được cung cấp đến người dùng nhanh chóng.

Trong quá trình người dùng truy cập, tìm kiếm một thông tin trên Internet, tốc độ truy cập là điều mà người dùng rất quan tâm. Do đó, nếu khoảng cách giữa máy chủ và người dùng càng lớn thì thời gian truy cập, tải trang sẽ lâu. CDN phần nào làm nhiệm vụ khắc phục tình trạng trễ nải này và mang lại sự ổn định cho người dùng Internet.

Content Delivery Network hỗ trợ phân phối nhiều định dạng nội dung. Từ chữ, hình ảnh đến các media file, các tài nguyên mạng xã hội,...Dù có hiểu hay không hiểu về CDN thì trong quá trình truy cập, người dùng vẫn luôn tiếp cận với CDN trong mua sắm online, lướt web, xem youtube, đọc báo mạng,...

2. Vai trò của CDN

CDN đóng vai trò quan trọng cho hoạt động truy cập web của người dùng.

CDN giúp hạn chế tối đa độ trễ của trang web khi người dùng truy cập vào website, giúp giảm thời gian bị delay khi người dùng request 1 trang web cho đến khi nội dung được chuyển đến trên màn hình điện thoại, máy tính,...

Nhiệm vụ cốt yếu của CDN là tăng tốc độ xử lí, cải thiện hiệu suất của trang web.

Đặc biệt, với CDN, khoảng cách địa lý không phải là vấn đề tạo ra sự delay với trang web và không ảnh hưởng đến nhu cầu người dùng.

CDN là gì

CDN có vai trò quan trọng với truy cập website

3. Các nội dung được CDN phân phối

3.1 Nội dung tĩnh

Nội dung tĩnh là nội dung chính yếu mà CDN phân phối. Nội dung tĩnh vừa là nội dung ban đầu và cũng là nội dung cuối cùng mà người dùng thấy.

Các nội dung này không bị tác động bởi người dùng mà sẽ có thay đổi theo thời gian, dựa trên chỉnh sửa, thay đổi của chủ web. Máy chủ sẽ làm nhiệm vụ truyền tỉa nội dung cho mọi người và cung cấp đúng thông tin mà mọi người cần.

Nội dung tĩnh có thể là text (văn bản), hoặc là dạng hình ảnh.

CDN là gì

CDN phân phối nội dung tĩnh đến người dùng

3.2 Nội dung động

Dạng nội dung động là nội dung có nhiều thay đổi dựa trên dữ liệu ban đầu và phụ thuộc vào người dùng. Nội dung được điều chỉnh bởi phụ thuộc và số liệu và các dữ liệu liên quan, do đó, khi người chủ web thay đổi thì nội dung cũng được linh hoạt thay đổi theo.

CDN là gì

CDN phân phối nội dung động đến người dùng

4. Cách thức hoạt động của CDN

Content Delivery Network hoạt động bằng cách mang các nội dung, content đến gần hơn, nhanh hơn với người dùng. Hoạt động của CDN được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng qua các data center, hay còn được gọi là Points of Presence ( viết tắt là PoPs).

Các data center này được phân phối khắp mọi nơi trên thế giới và trong mỗi PoPs có hàng nghìn caching server. Đây là yếu tố quan trọng giúp cải thiện kết nối truy cập web và tăng tốc độ phân phối content đến người dùng.

Ví dụ: Người dùng ở Hà Nội có nhu cầu truy cập vào website có host tại Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu truy cập của người dùng sẽ được xử lí nhanh chóng và hiệu quả nhờ PoP tại Hà Nội. Chính PoP này đã giúp tốc độ request vào trang web nhanh hơn dù máy chủ ở khu vực phía Nam.

Không chỉ với các PoP trong nước, còn có thể kể đến user ở quốc tế. Một người ở Singapore có nhu cầu tải trang web của một nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam, người dùng sẽ gửi yêu cầu đến web server của doanh nghiệp để yêu cầu truy cập. PoP phù hợp với đường truyền quốc tế sẽ phân phối nội dung đến người dùng có nhu cầu.

CDN là gì

CDN hoạt động dựa trên phân phối thông tin

5. Ưu điểm của việc sử dụng CDN

Ưu điểm của Content Delivery Network phục thuộc vào một số yếu tố như:

  • Độ lớn của website.
  • Vị trí truy cập tương đối so với data gốc.
  • Lượng Traffic được tạo ra

Đây là những yếu tố cốt lõi quyết định những ưu điểm của CDN.

5.1 Giảm tải độ nặng cho máy chủ và tăng lượng người dùng truy cập

Người dùng không phải truy cập trực tiếp đến máy chủ website. Luồng truy cập được phân phối nên sẽ giúp giảm tải áp lực cho máy chủ. Các máy chủ đều chứa đựng nội dung như nhau, nên sẽ không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Nhờ việc “chia đều” nên máy chủ có hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Người dùng sẽ có thái độ hài lòng với việc truy cập hiệu quả, nhanh chóng vào trang web.

Các công ty CDN đặt máy chủ ở khắp nơi và khi một máy chủ gặp lỗi, ngay lập tức, sự cố sẽ được khắc phục. Điều này giúp cho cho trang web luôn sẵn sàng phục vụ hoạt động truy cập của người dùng, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.

CDN là gì

CDN giảm độ nặng cho máy chủ

5.2 Gia tăng bảo mật web

Hệ thống máy chủ khi gặp phải tấn công từ virus rất dễ rơi vào tình trạng từ chối dịch vụ, Ddos,...Nhưng nhờ phân phối PoPs, bảo mật được gia tăng.

Nhờ phân phối và hoạt động làm mới của Content Delivery Network, máy chủ sẽ hình thành khả năng chống lại những tác động từ hacker. Từ đó, độ chứng thực và mã hóa của máy chủ sẽ tăng cao.

5.3 Đẩy mạnh phân phối nội dung đến người dùng

Lưu lượng truy cập vào website lớn, trong khí phần cứng của máy không ổn định sẽ dẫn đến tình trạng downtime. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro và thiệt hại cho website, từ độ truy cập đến độ bảo mật.

Khi phân phối nội dung đồng đều, traffic sẽ được giảm tải gánh nặng. Các thông tin sẽ được truyền đi nhanh chóng, hiệu quả, giảm tối đa tình trạng tắc nghẽn, sập và lag trên diện rộng.

CDN là gì

CDN giúp đẩy mạnh phân phối nội dung đến người dùng

5.4 Giảm thiểu tối đa tỷ lệ rời bỏ trang

Khảo sát của Web Performance Today đã cho thấy lí do dẫn đến người dùng trực tuyến rời bỏ website lên đến 57%.

Do đó, việc sử dụng Content Delivery Network là cơ sở giúp cải thiện tốc độ truy cập và giúp tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp sẽ có những cơ hội, điều kiện để gia tăng đơn hàng và tăng trải nghiệm của người dùng.

5.5 Tiết kiệm tối đa chi phí băng thông cho người dùng và nhà cung cấp

Content Delivery Network giúp xử lý băng thông qua việc phân phối điểm truy cập. Nhờ vậy, tính ổn định của website được tăng cường.

Tại CDN, Caching là công cụ hỗ trợ lưu trữ thiết bị. Nhờ vậy, dữ liệu được đặt vào khu vực lưu trữ tạm ở các thiết bị và máy. CDN nhờ phân phối của mình nên đã giúp xử lí các hoạt động truy cập.

6. Những loại website cần sử dụng dịch vụ CDN?

  • Website E-Commerce

E – Commerce là trang web có lượng traffic rất lớn. Sản phẩm cần giới thiệu từ trang E – Commerce rất đa dạng. Lượng nhà phân phối lớn nên tỉ lệ cạnh tranh của các web cũng gia tăng.

Do đó, nếu các trang E – Commerce không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng trong vòng 1 giây, người dùng sẽ chọn lựa truy cập điểm khác ngay lập tức.

  • Website Game Online

Game Online là trang web “nặng” và cần rất nhiều tài nguyên để duy trì hoạt động. Nền công nghiệp trò chơi trực tuyến chịu ảnh hưởng rất lớn từ truy cập và traffic. Do đó, hiện tượng giật lag khiến hoạt động của game online chịu nhiều ảnh hưởng.

Công nghệ CDN đã giúp Game Online có “vùng đệm” để hoạt động hiệu quả hơn. Yêu cầu trực tiếp của khách hàng lên máy chủ gốc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và trơn tru.

  • Trang cung cấp nhiều hình thức dịch vụ giải trí

Nội dung chủ yếu của các trang này là truyền thông, giải trí. Các thông tin tại các trang này cần phải nhanh chóng, hiệu quả. Content Delivery Network đảm bảo hoạt động chạy của web diễn ra cụ thể, nhanh chóng và không bị gián đoạn.

  • Công ty quảng cáo

Để lan tỏa tính hiệu quả, dịch vụ quảng cáo cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thông số. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn, nhiều thông tin và mang tính cá nhân.

CDN là gì

Các trang web cần sử dụng CDN để tăng trải nghiệm người dùng

7. Cách hình thức CDN thông dụng hiện nay

Một số hình thức CDN thông dụng hiện nay phải kể đến:

  • Pull HTTP/Static

Doanh nghiệp sẽ khai báo domain của trang web và sử dụng CDN cùng địa chỉ IP của máy chủ. PoP CDN tự động thực hiện thao tác truy cập, lưu trữ bản sao của nội dung. Sau cùng, người dùng truy cập vào web bằng đường dẫn CDN.

  • Streaming CDN

Streaming CDN hỗ trợ CDN phân phối các nội dung dưới dạng video trực tuyến. Mục đích của Streaming CDN là nhằm tiết kiệm băng thông của server gốc.

  • POST/PUSH/PUT/Storage CDN

Admin sẽ cập nhật toàn bộ nội dung cần được phân phối qua CDN lên máy chủ. Hình thức CDN giúp tiết kiệm không gian lưu trữ cho máy chủ.

CDN là gì

Các hình thức CDN thông dụng hiện nay

8. Các lưu ý quan trọng khi chọn lựa dịch vụ CDN

  • Hệ thống PoP: Người dùng cần lựa chọn và sử dụng các dịch vụ CPN có hỗ trợ PoP đa dạng, cả nội địa và quốc tế (nếu cần thiết).

  • Giá cả và phương thức thanh toán: Hoạt động có thể diễn ra với các bên cung cấp quốc tế, do đó, người dùng cần phải xác định vấn đề giá cả và thanh toán rõ ràng. Có thể chọn lựa hình thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, hoặc trả theo gói cố định gồm tháng, năm, quý,...tùy theo nhu cầu.

9. Kết luận

CDN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truy cập, tải trang của người dùng. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu CDN là gì. Hiểu thêm các kiến thức về CDN sẽ giúp bạn có thể dễ dàng thao tác, sử dụng dịch vụ web,...Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và cho bạn những thông tin cần thiết!

-------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

CDN là gì

Có thể bạn quan tâm:

Source code là gì? Tầm quan trọng của source code khi thiết kế website

FTP là gì? Những điều cơ bản mà bạn cần biết về FTP

PHP là gì? Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP cần biết

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: