PHP là gì? Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP cần biết

Nếu bạn là một người học lập trình thì chắc chắn không thể không biết đến ngôn ngữ PHP. Đây là một ngôn ngữ lập trình rất phổ biến với dân IT và có đặc điểm riêng khác biệt so với các ngôn ngữ còn lại. Tuy nhiên, những người mới học IT hoặc làm trái ngành thường chưa có khái niệm cụ thể về ngôn ngữ PHP. Vậy PHP là gì? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP cho người mới bắt đầu qua bài viết dưới đây nhé!

1. PHP là gì?

PHP là gì

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì

Ngôn ngữ PHP là cụm từ viết tắt của Personal Home Page, nay còn được gọi Hypertext Preprocessor. Ngôn ngữ PHP được hiểu đơn giản là câu lệnh lập trình kịch bản (scripting language) đa mục đích. Ngoài ra, PHP được ứng dụng phổ biến cho việc phát triển các web chạy trên máy chủ.
Đặc biệt, PHP có khả năng xử lý chức năng từ phía server để sinh ra mã HTML trên client bao gồm các hoạt động như thu thập dữ liệu biểu mẫu, sửa đổi cơ sở dữ liệu, quản lý file trên server hay các hoạt động khác.
Hiện nay, ngôn ngữ PHP được áp dụng cụ thể trong việc tối ưu hóa cho các ứng dụng web đã đem lại những hiệu quả như nhanh, tiện lợi và ít lỗi cấu trúc như ngôn ngữ Java hay C. PHP còn được đánh giá là một ngôn ngữ dễ học, thành thạo hơn so với các ngôn ngữ khác. Chính vì vậy, ngôn ngữ PHP ngày càng được áp dụng nhiều và trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.

2. Vì sao nên sử dụng ngôn ngữ PHP trong thiết kế web?

PHP là gì

Ngôn ngữ PHP có nhiều ưu điểm như dễ dàng học và được sử dụng rộng rãi

Ngôn ngữ PHP không phải là ngôn ngữ script phía server duy nhất có sẵn bên cạnh nhiều ngôn ngữ khác nữa. Tuy nhiên, ngôn ngữ PHP mang lại một số lợi ích nhất định trong thiết kế web mà bạn nên sử dụng cụ thể là:

  • Dễ dàng học: Hiện nay có rất nhiều tài liệu dạy ngôn ngữ PHP đi kèm cùng các chức năng để bạn có thể dễ dàng thực hành.
  • Được sử dụng rộng rãi: Ngôn ngữ PHP được sử dụng phổ biến để tạo ra các loại nền tảng như thương mại điện tử, blogs hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Theo thống kê cho thấy 79% các trang web đều sử dụng ngôn ngữ PHP để thiết kế.
  • Chi phí thấp: PHP là nguồn mở để bạn có thể sử dụng miễn phí.
  • Cộng đồng PHP lớn: Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào, bạn không phải lo lắng bởi vì có rất nhiều blog PHP trên Internet.
  • Tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL, Oracle, Sybase, DB2.

3. Sự khác biệt của ngôn ngữ PHP so với ngôn ngữ lập trình khác

PHP là gì

Ngôn ngữ PHP được sử dụng để thiết kế web tương thích với một máy chủ web

Một trong những điểm khác biệt của ngôn ngữ PHP đó là không chạy trên cùng một trình duyệt mà chủ yếu tương thích với một máy chủ web. Do đó, nếu bạn mở một trang web bất kỳ thì máy chủ sẽ chạy tập lệnh đã được code ngôn ngữ PHP đã được liên kết.

Sau đó, sẽ trả lại website cho bạn. Dưới đây là một số so sánh về sự khác biệt của ngôn ngữ PHP so với các ngôn ngữ lập trình khác như:

  • HTML: Đây là ngôn ngữ cơ bản được sử dụng để tạo nên một trang web hoàn chỉnh. Thông thường ,HTML được dùng để tạo cấu trúc cơ bản một trang web bao gồm các menu chính cần được xây dựng.
  • CSS: Đây là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu để trang trí cho website thêm đẹp mắt sau khi đã xây dựng website cơ bản dựa trên HTML. CSS có thể tạo nên nhiều hiệu ứng khác nhau để website trở nên đẹp mắt và thu hút được nhiều người xem hơn.
  • Javascript: Ngôn ngữ Javascript sẽ cung cấp cho website của bạn một sức mạnh bao gồm những phép tính, điều kiện khác nhau để kiểm tra khả năng phản ứng của website trong thực tế.

4. Ngôn ngữ lập trình web PHP có nhược điểm gì?

Mặc dù, ngôn ngữ lập trình web PHP được đánh giá rất dễ dàng sử dụng cho việc phát triển web. Nhưng PHP cũng có một số nhược điểm cần được cải thiện như lỗi bảo mật đến từ hai nguyên nhân chính cụ thể:

  • Bản chất mã nguồn PHP: Ngôn ngữ PHP là một ngôn ngữ lập trình có mã nguồn mở. Do đó, sẽ tạo nên lỗ hổng của mã nguồn sẽ bị công khai ngay sau khi chúng được tìm thấy. Trước khi kịp sửa chữa, các lỗ hổng sẽ có thể bị khai thác cho các mục đích xấu và rò rỉ thông tin bảo mật.
  • Một số ứng dụng thiết kế do người thiếu kinh nghiệm: Một số lập trình viên mới vào nghề thường sử dụng ngôn ngữ PHP để thiết kế trang web và ứng dụng. Tuy nhiên, những người còn thiếu kinh nghiệm sẽ đem đến hiệu suất và bảo mật kém hơn.

5. Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình PHP

PHP là gì

Ngôn ngữ PHP được ứng dụng vào thiết lập máy chủ, tạo dòng lệnh hoặc thiết kế web

Ngôn ngữ lập trình PHP thường được sử dụng để thiết lập chương trình cho máy chủ. Từ đó sẽ là bước đệm để tạo các cơ sở dữ liệu, xây dựng nội dung cụ thể cho website và nhận dữ liệu cookie. Bên cạnh đó, ngôn ngữ lập trình PHP còn được ứng dụng cụ thể trong một số trường hợp như:

Thiết lập chương trình cho máy chủ

Đây là một ứng dụng chủ yếu khi sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Các lập trình viên ngôn ngữ PHP phải thực hiện các thao tác như phân tích ngôn ngữ PHP và xây dựng máy chủ web. Để từ đó có thể xây dựng được một trình web cụ thể.

Tạo dòng tập lệnh

Lập trình viên PHP sẽ tạo ra một dòng lệnh để có thể vận hành chương trình được xây dựng từ ngôn ngữ PHP mà không cần đến máy chủ. Kiểu lập trình này hay được sử dụng trên các hệ điều hành phổ biến như Linux hoặc Windows.

Xây dựng các ứng dụng làm việc

Để xây dựng các ứng dụng làm việc, lập trình viên có thể dựa vào những điểm mạnh vốn có của PHP. Các lập trình viên thường dùng ngôn ngữ PHP kết hợp GTK làm nền tảng xây dựng phần mềm. Bởi vì đây là nhánh mở rộng của ngôn ngữ lập trình này và không có sẵn trong các bản phân phối chính thức hiện nay.

Hỗ trợ cơ sở dữ liệu khác nhau

Khi một website xây dựng trên PHP có hỗ trợ cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp ích cho việc vận hành, sao lưu và đặc biệt là backup dữ liệu đề phòng trường hợp xảy ra an ninh mạng.

6. Nhiệm vụ của nhân viên lập trình PHP

PHP là gì

Nhân viên lập trình ngôn ngữ PHP có nhiệm vụ chính thiết kế phần mềm trên web từ máy tính chủ

Lập trình viên ngôn ngữ PHP là những người có nhiệm vụ chính trong việc thiết kế phần mềm trên web từ máy tính chủ. Các developer sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình Hypertext Pre (PHP) để thiết kế web. Ngoài ra, nhân viên lập trình ngôn ngữ PHP còn đảm nhận một số nhiệm vụ cụ thể như:

  • Thiết kế website: Các lập trình viên PHP sẽ sử dụng ngôn ngữ PHP để thiết kế những website theo yêu cầu. Hiện nay, có rất nhiều website được thiết kế dựa trên ngôn ngữ PHP như Youtube, Facebook, Wikipedia, Wordpress. Từ đó, có thể nhìn thấy được mức độ phổ biến và quan trọng trong việc lập trình website theo ngôn ngữ PHP.
  • Quản trị website: Khi các website được vận hành thì nhiệm vụ quản trị website cần được thực hiện song song. Việc quản trị website thường ít đòi hỏi về chuyên môn PHP và mức thu nhập không cao nên lập trình viên thường ít lựa chọn hơn.
  • Phát triển ngôn ngữ PHP: PHP là một mã nguồn mở nên cần được cập nhật liên tục và phát triển thêm các ứng dụng dựa trên ngôn ngữ PHP.
  • Viết ứng dụng web từ máy chủ: Các lập trình viên sẽ sử dụng ngôn ngữ PHP để phát triển và mã hóa các thành phần phụ trợ cũng như kết nối với các ứng dụng dịch vụ của web khác. Lập trình viên ngôn ngữ PHP cũng hỗ trợ các công việc Front-End hay Backend để tích hợp vào ứng dụng.

7. Để trở thành một lập trình viên PHP tốt cần có gì?

PHP là gì

Để trở thành một nhân viên lập trình PHP tốt, bạn cần phải chuẩn bị nhiều kỹ năng khác nhau

Hiện nay, lập trình viên PHP đang là một ngành hot và cần nhiều nhân sự tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh việc am hiểu ngôn ngữ lập trình PHP, bạn cần phải chuẩn bị điều gì để có thể trở thành một developer PHP chuyên nghiệp. Dưới đây là những điều mà một lập trình viên PHP cần có cụ thể như:

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Nếu bạn làm một người mới bước chân vào ngành lập trình thì nên có các chứng chỉ hoặc bằng cử nhân liên quan đến ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, bằng cấp không phải là yếu tố bắt buộc nên nhiều doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc kết quả thực tế. Do đó, bạn nên nắm vững kiến thức chuyên mà còn áp dụng để có thêm kinh nghiệm thực chiến nhé!

Khả năng tìm tòi, tự học hỏi

Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành luôn có sự đổi mới, phát triển từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên, muốn trở thành một PHP developer có chuyên môn cao bạn nên có một kỹ năng quan sát và học hỏi để cập nhật xu hướng, kiến thức công nghệ mới nhất. Bạn có thể tự học thông qua các tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ PHP mới nhất trong và ngoài nước, các khóa học trực tuyến và buổi hội thảo từ các chuyên gia hàng đầu.

Sử dụng tiếng Anh tốt

Không chỉ riêng ngành ngôn ngữ lập trình web PHP, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần một vốn ngoại ngữ nhất định. Đặc biệt, khi các công cụ và tài liệu đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Do vậy, nếu không trau dồi vốn ngoại ngữ của bản thân, bạn sẽ rất khó phát triển sự nghiệp trong ngành này.

Khả năng giao tiếp

Công việc hằng ngày của một lập trình viên PHP cần phải phối hợp làm việc với các nhóm và phòng ban khác. Quá trình này sẽ giúp đưa ra các hướng phát triển tối ưu và đạt hiệu suất cao nhất. Do đó, khả năng giao tiếp sẽ là kỹ năng không thể thiếu của các lập trình viên PHP.

Tính cách tỉ mỉ, chi tiết

Lập trình viên là một ngành nghề đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ cao bởi vì chỉ cần một lỗi chính tả hay gõ nhầm ký tự trong đoạn hệ thống sẽ khiến mã của bạn gặp lỗi tùy theo mức độ. Do đó, khi lập trình ngôn ngữ PHP bạn cần sự chỉn chủ và xem xét cẩn thận những lỗi đã mắc phải nhé!

8. Thu nhập của nghề lập trình PHP có đáng mong đợi không?

PHP là gì

Thu nhập của nghề lập trình viên PHP rất đáng mong đợi

Câu trả lời là có. Theo nhiều khảo sát cho thấy mức lương trung bình của một PHP developer tương đối cao hơn so với thị trường lao động. Tại Việt Nam, các vị trí lập trình viên PHP fresher, có ít kinh nghiệm hay trình độ chưa cao sẽ có mức lương từ 15 - 17 triệu đồng. Đối với những người có kinh nghiệm trên 1 năm thì con số trung bình này sẽ tăng đến mức hơn 25 triệu/ tháng.

Tuy nhiên, mức thu nhập có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí và nhu cầu của từng thị trường. Đối với những người có chuyên môn cao thì mức thu nhập có thể tăng cao hơn rất nhiều bởi nguồn nhân sự vị trí này đang rất khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao để tương xứng với năng lực của nhân viên lập trình PHP.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm PHP là gì và những ưu điểm, thách thức của ngôn ngữ lập trình PHP. Bên cạnh đó, bạn cũng có những thông tin cơ bản tìm hiểu về nghề lập trình PHP, mức lương và tiềm năng phát triển như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ lập trình phù hợp cho bản thân mình nhé!

--------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Marketing điện tử là gì

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn quy trình các bước gia hạn tên miền cho website mới nhất

Băng thông là gì? Ảnh hưởng của băng thông đến website và SEO là gì?

Web service là gì? Vì sao web service lại quan trọng trong kinh doanh

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: