“Bỏ túi” cách cúng ông Công ông Táo về trời đầy đủ nhất cho năm 2023

Khi đã có gia đình riêng, bạn cần chủ động tìm hiểu về mọi nghi lễ của người Việt để tự mình thực hành tại nhà. Một trong số đó chính là cách cúng ông Công ông Táo - phong tục tín ngưỡng đẹp được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên học cách chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ cùng bài văn khấn chuẩn để thể hiện lòng thành kính với những vị thần.

1. Ông Công ông Táo là những ai?

Cách cúng ông Công ông Táo

Ông Công ông Táo là những vị thần ngăn không cho ma quỷ xâm phạm ngôi nhà giúp gia đình bình yên

Tiễn ông Công ông Táo được xem là một phong tục truyền thống đặc biệt từ bao đời nay của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nhưng đa số người trẻ chỉ đang duy trì phong tục này theo ông bà, cha mẹ mà không biết chính xác ông Công ông Táo là ai.

Đến nay vẫn còn rất nhiều câu chuyện khác nhau được mọi người truyền tai nhau về nguồn gốc cũng như sự tích ông Công ông Táo. Theo người xưa thì thần Táo quân bắt nguồn từ 3 vị thần của Lão giáo Trung Quốc, gồm có: Thổ công, Thổ kỳ và Thổ địa. Nhưng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cả 2 vị thần này đã được Việt hóa thành 2 ông 1 bà - Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp núc, hay gọi cách khác là ông Táo/Táo Quân.

2. Lễ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?

Táo Quân nhận lệnh của Ngọc Hoàng xuống trần gian để theo dõi và ghi lại toàn bộ những việc làm xấu - tốt của con người. Đồng thời, ngăn không cho ma quỷ xâm phạm vào nhà để giữ cho cả gia đình luôn được bình yên. Nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép về trời để báo cáo chi tiết. Qua đó, Thiên đình sẽ tiến hành định đoạt công và tội cho từng người, từng gia đình.

Thờ cúng ông Công ông Táo như một cách để người Việt cầu mong sự bình yên, no ấm và đủ đầy. Trước khi ông Công ông Táo lên đường, gia chủ sẽ làm lễ cúng trang nghiêm như một cách để vừa gửi lời cảm tạ lại vừa tiễn chân 2 ông 1 bà.

3. Cúng ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày nào?

Theo quan niệm dân gian được lưu truyền của người Việt, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Do đó, cứ đến ngày này thì mọi gia đình trên dải đất hình chữ S đều chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn và chu đáo để dâng lên ban thờ một cách thành tâm.

Tuy nhiên, ngày cúng ông Công ông Táo vẫn có sự linh hoạt tùy phong tục ở từng vùng miền, theo đó:

  • Người miền Bắc thường cúng khá sớm, từ ngày 20 tháng Chạp cho tới trước 12 giờ trưa ngày 23 cùng tháng.

  • Người miền Trung lại tổ chức lễ cúng quan trọng này trong buổi sáng của ngày 23 tháng Chạp.

  • Trong khi đó, lễ cúng của người miền Nam lại diễn ra muộn hơn. Phần lớn là từ 20 - 23 giờ tối ngày 23.

Cách cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được người dân ở cả 3 miền tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp

4. Những lễ vật bạn cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo

Tuy là cùng một nghi lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời nhưng cách chuẩn bị lễ vật cúng của người dân ở mỗi miền lại có những điểm khác biệt. Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính của mỗi gia chủ đối với những vị thần cai quản việc phước đức trong ngôi nhà của mình.

4.1. Lễ vật cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc gồm những gì?

Đầu tiên, mời bạn khám phá mâm cúng ông Công ông Táo của người dân tại khu vực miền Bắc. Lễ vật được đặt trên mâm gồm có:

  • Vàng mã.

  • Bộ mũ và áo của Táo Quân.

  • Hoa quả.

  • Rượu và trà.

  • Bánh chưng.

  • Cá chép sống hoặc cá chép giấy, phần lớn là dùng cá chép còn sống.

  • Ngoài ra, còn có thêm một số món ăn truyền thống như: xôi, gà, nem, giò, canh măng, thịt đông, hành muối, xôi, chè,...

4.2. Lễ vật người miền Trung chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo

So với mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ngoài miền Bắc thì mâm lễ ở miền Trung sẽ không có vàng mã và bộ mũ áo. Thay vào đó, người dân ở đây dâng lên Táo Quân một con ngựa được là bằng giấy và có đầy đủ yên cương. Toàn bộ món ăn đi kèm thì vẫn có sự tương đồng với người dân miền Bắc.

Cách cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người dân sống ở 3 miền có những sự khác nhau nhất định

4.3. Lễ vật người miền Nam sắm sửa để cúng ông Công ông Táo

Vậy còn mâm lễ vật cúng ông Công ông Táo của người miền Nam có điểm gì khác lạ hay không? Câu trả lời đó là người dân không cúng cá chép cũng như bộ mũ áo. Về phần những món ăn truyền thống thì mâm lễ sẽ có:

  • Nem rán.

  • Giò heo luộc.

  • Bánh tét.

  • Hành muối.

  • Gà luộc.

  • Đậu phộng.

  • Kẹo vừng đen.

  • Bồ cò bay ngựa chạy làm bằng giấy.

  • Hoa quả.

  • Rượu và trà.

5. Thứ tự thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống

Lễ cúng ông Công ông Táo không bắt buộc phải cầu kỳ, tùy theo phong tục ở mỗi địa phương và điều kiện kinh tế của gia đình mà bạn có thể tổ chức một cách khác nhau. Điều thiết yếu nhất đó là bạn phải thể hiện được nét trang trọng và chu đáo ngay trong mọi khâu. Nếu bạn chưa biết rõ về thứ tự thực hiện nghi lễ cúng Táo Quân thì bài viết sẽ hướng dẫn bạn ngay tức thì.

  • Bước 1: Chuẩn bị mâm lễ vật để cúng ông Công ông Táo.

  • Bước 2: Lên hương và đọc bài văn khấn tiễn ông Công ông Táo.

  • Bước 3: Chờ hương tàn thì thắp thêm một tuần hương mới.

  • Bước 4: Tạ lễ rồi tiến hành hóa vàng mã và thả cá chép ra sông/hồ.

Cách cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo tuy không cần cầu kỳ nhưng phải đúng thứ tự để đảm bảo sự trang nghiêm

6. Bài văn khấn dùng trong lễ cúng ông Công ông Táo năm 2023

Ngoài khâu chuẩn bị lễ vật thì bạn cũng cần học bài văn khấn ông Công ông Táo. Đọc văn khấn chính là một phần quan trọng mà mọi gia đình không thể bỏ qua mỗi khi làm lễ cúng tiễn Táo Quân về trời. Dưới đây là bài khấn cúng ông Công ông Táo cổ truyền của người Việt.

“Nam mô a di đà Phật! (niệm lại 3 lần).

Con kính lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương và Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con tên là: (họ và tên đầy đủ)..., ngụ tại: (địa chỉ nhà)...

Hôm nay nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch, tín chủ chúng con đã thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật - xiêm hài áo mũ kính dâng lên tôn thần, thắp nén tâm hương, tín chủ chúng con xin thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh ở ngay trước án để hưởng thụ lễ vật.

Chúng con cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho tất cả lỗi lầm mà gia chủ chúng con đã phạm phải trong năm vừa qua. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ cho toàn gia chứng con trai gái, già trẻ đều có sức khỏe dồi dào - vạn sự tốt lành - an khang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạn tâm thành kính lễ cầu xin mong Tôn thần sẽ phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (niệm lại 3 lần)”.

Cách cúng ông Công ông Táo

Gia chủ vừa phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật vừa phải nắm rõ bài văn khấn ông Công ông Táo

7. Bạn cần kiêng kỵ điều gì khi cúng ông Công ông Táo?

Cúng ông Công ông Táo không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nếu vô tình phạm phải những điều kiêng kỵ thì gia chủ sẽ mạo phạm đến thần linh. Để tránh xui rủi cho bản thân và gia đình thì bạn hãy ghi nhớ những lưu ý đã được bài viết tổng hợp dưới đây:

  • Lễ cúng ông Công ông Táo nên diễn ra trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp âm lịch vì sau khoảng thời gian này ông Công ông Táo đã về trời. Bởi vậy, bạn có thể làm lễ cúng kể từ tối ngày 22 tháng Chạp.

  • Tuyệt đối không được đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo dưới bếp vì cho rằng Táo Quân là những vị thần chuyên cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc. Điều này là hoàn toàn sai lầm và không phù hợp với quy tắc, phong thủy thờ cúng của dân tộc. Táo Quân phải luôn được thờ phụng một cách trang nghiêm trên bàn thờ chính trong ngôi nhà.

  • Trước khi làm lễ thì người đọc văn khấn buộc phải tắm rửa sạch sẽ và mặc trang phục kín đáo, nghiêm túc để thể hiện sự tôn kính với tất cả quan thần.

Cách cúng ông Công ông Táo

Khi cúng ông Công ông Táo thì người đọc văn khấn phải đọc thật rõ ràng và rành mạch

  • Suốt quá trình đọc văn khấn phải đọc to, rõ ràng và rành mạch; thành tâm và nghiêm túc trong từng câu chữ.

  • Bạn không nên xin tài lộc và sung túc trong khi làm lễ cúng ông Công ông Táo vì Táo Quân về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện diễn ra dưới hạ giới trong một năm vừa qua. Thay vào đó, bạn chỉ nên cầu xin Táo Quân hãy báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt.

  • Tránh thả cá chép từ trên cao xuống vì đây là hành động bị cho là mạo phạm và làm mất đi ý nghĩa tâm linh. Bạn hãy tiến lại gần mép hồ hay sông để thả cá và vứt túi nilon đúng nơi quy định.

Cách cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo cần tránh những điều kiêng kỵ để không gặp phải điều xui rủi

8. Kết luận

Mong rằng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục cúng ông Công ông Táo cũng như cách cúng ông Công ông Táo hằng năm. Dù cuối năm bận rộn đến mấy thì bạn vẫn nên bớt chút thời gian để thực hiện một lễ cúng Táo Quân chu đáo nhé! Chúc gia đình bạn gặp thật nhiều may mắn khi bước sang năm mới.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: