Bật mí kinh nghiệm mở siêu thị sữa bột dành cho người mới bắt đầu

Sữa là một mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến hiện nay trên thị trường và có thể hướng tới nhiều đối tượng tiềm năng từ người trẻ đến người lớn tuổi. Do đó, mặt hàng sữa cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người hướng tới để kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức về kinh doanh mặt hàng sữa sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ bật mí kinh nghiệm mở siêu thị sữa bột dành cho người mới bắt đầu nhé!

1. Phân tích mô hình siêu thị sữa

Khi mở siêu thị sữa, bạn cần phải phân tích những yếu tố tác động để có thể xây dựng và phát triển mô hình này lâu dài. Dưới đây là những yếu tố cơ bản có trong một mô hình siêu thị sữa mà bạn có thể tham khảo:

Mở siêu thị sữa bột

Mô hình mở siêu thị sữa là gì ?

  • Yếu tố khách hàng tiềm năng: Đây là một trong những yếu tố quan trọng cần được chú trọng khi mở siêu thị sữa. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng mình hướng tới là ai, xác định nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể tập trung vào những đối tượng khách hàng tiềm năng về các yếu tố khác như thu nhập, cách chi tiêu và nhu cầu thiết thiết yếu của họ.

  • Xây dựng hệ thống cửa hàng sữa: Bạn cần phải có mặt bằng rồi mới có thể thiết kế và lên mô hình siêu thị sữa một cách chi tiết nhất. Bước này sẽ giúp cho không gian cửa hàng được sắp xếp một cách khoa học, tối ưu, tiện lợi cho bạn.

  • Xây dựng sự uy tín: Khi siêu thị sữa kinh doanh thành công thì việc tạo dựng lòng tin từ khách hàng chiếm 40% tầm quan trọng. Khi khách hàng có sự tin tưởng, yêu thích siêu thị thì bạn bè của họ sẽ tìm đến.

  • Doanh thu và lợi nhuận: Đây là giai đoạn khách mua hàng, thu về lợi nhuận cũng như mục đích chính của mô hình kinh doanh sữa. Lưu ý, bạn nên thống kê doanh thu rõ ràng để đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

  • Duy trì và phát triển cửa hàng: Sau khi đã kinh doanh một thời gian, điều quan trọng nhất làm thế nào để duy trì sự phát triển của siêu thị sữa.

2. Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở siêu thị sữa?

Để có thể mở một siêu thị sữa vừa và nhỏ thì trung bình bạn cần có chi phí ngân sách từ 200 - 500 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu bạn hướng tới một siêu thị sữa lớn thì lượng vốn tối thiểu cần chuẩn bị hơn 1 tỷ đồng. Sau một thời gian kinh doanh, bạn có thể xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ ra sao. Từ đó, có thể điều chỉnh số lượng nhập sữa đầu vào của lần tiếp theo. Để có thể mở một siêu thị sữa, dưới đây là các chi phí cơ bản mà bạn nên tham khảo:

Mở siêu thị sữa bột

Chi phí cơ bản để mở siêu thị sữa mà bạn cần biết

2.1 Chi phí mặt bằng

Đối với chi phí mặt bằng trung bình giao động từ 10 - 15 triệu/ tháng và cần cọc tiền nhà trước 6 tháng sẽ rơi vào tầm 55 - 60 triệu. Mở siêu thị sữa chỉ cần một mặt bằng rộng khoảng 25 - 50m2 là khá ổn.

2.2 Chi phí kệ trưng bày sữa và quầy thanh toán

Tùy theo quy mô của siêu thị sữa, kệ trưng bày sữa và quầy thanh toán có thể dao động từ 5 - 20 triệu hoặc có thể hơn.

2.3 Chi phí phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu khi mở siêu thị sữa. Về phần mềm quản lý bán hàng và phần cứng máy quét mã vạch, bạn có thể mua tại các đơn vị cung cấp uy tín. Đặc biệt, bạn nên mua ở các đơn vị có tính năng cho phép trải nghiệm dùng thử để xem có phù hợp với quy mô của siêu thị hay không.

2.4 Chi phí làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Chi phí làm giấy phép kinh doanh có thể rơi vào khoảng 2-3 triệu, tuy nhiên nếu bạn thuê bên luật sư thì chi phí rơi khoảng 2-5 triệu đồng.

2.5 Chi phí vốn lưu động

Bên cạnh các khoản như vốn nhập hàng hoặc chuẩn bị quầy hàng, thì bạn cần phải bỏ ra một chút vốn lưu động và các khoản chi phí phát sinh. Chi phí vốn lưu động cần xác định thể dao động từ 30 -100 triệu đồng hoặc hơn.

2.6 Chi phí thuế

Đây là một trong những chi phí khá đau đầu với các chủ cửa hàng kinh doanh siêu thị sữa. Dưới đây là một số chi phí thuế mà chủ cửa hàng siêu thị sữa quy mô lớn cần phải đóng cụ thể như sau:

  • Thuế môn bài: Mỗi năm siêu thị cần phải nộp 1 lần tùy theo mức vốn điều lệ mở cửa hàng. Đối với năm đầu tiên, nếu cửa hàng khoảng 1-3 triệu đồng, cá nhân kinh doanh khoảng 300.000 - 1 triệu đồng tùy quy mô và doanh thu. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào thời điểm thành lập siêu thị. Nếu thành lập vào trong thời điểm 6 tháng cuối năm thì chỉ cần nộp ½ mức thuế môn bài.

  • Thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT sẽ phụ thuộc vào việc siêu thị có đăng ký thuế GTGT hay không. Nếu chỉ là hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không cần phải nộp thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo.

  • Thuế thu nhập cá nhân: Hàng tháng, siêu thị cần phải thống kê các khoản thu nhập của nhân viên trong đơn vị để tính mức thuế này. Theo quy định pháp luật thì thuế sẽ tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên.

3. Nguồn hàng để nhập sữa từ đâu?

Nhiều người mới kinh doanh thường có chung một thắc mắc nguồn hàng để nhập sữa nào là uy tín và chất lượng. Bởi vì, người mua hàng thường có tâm lý sợ mua phải những dòng sữa trôi nổi trên thị trường và kém chất lượng. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của người tiêu dùng, các chủ cửa hàng sữa thường tìm đến những nơi nhập hàng uy tín và chất lượng như công ty hoặc các đại lý sữa lớn trên toàn quốc.

Mở siêu thị sữa bột

Nên nhập sữa từ công ty hay các đại lý?

3.1 Đối với nguồn hàng công ty

Khi nhập hàng từ công ty chính hãng, bạn cần phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng từ đầu tháng. Với mỗi mức trả thưởng hoặc chiết khấu thường sẽ được tính và trả lại vào cuối tháng. Một điều bạn hoàn toàn yên tâm khi nhập sữa từ công ty đó là chất lượng sẽ được đảm bảo và ít bị lẫn lộn với hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. Tuy nhiên, bạn cần phải chấp nhận hàng công ty thường kém phong phú và đa dạng. Do đó, khi mở siêu thị sữa cho công ty thì chỉ bán được loại sữa của công ty đó thôi.

Nếu bạn đăng ký trở thành đại lý cho thương hiệu có sẵn, công ty sẽ hỗ trợ tủ đông, quầy kệ bảng biển hoặc mái hiên. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo cho công ty một mức doanh thu nhất định. Do đó, những điều kiện này thường chưa phù hợp với những người mới kinh doanh siêu thị sữa. Bởi vì họ chưa xác định được doanh số mình bán ra để đảm bảo nhập đủ hàng cho thương hiệu.

3.2 Đối với nguồn hàng từ các đại lý

Đối với nguồn hàng từ các đại lý, bạn có thể lấy số lượng sản phẩm sữa bao nhiêu cũng được. Mỗi lần lấy hàng với số lượng càng nhiều thì chiết khấu sản phẩm sẽ càng cao. Các đại lý sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng, có thể là 2-5% tùy theo các nhà phân phối. Điều này sẽ giúp cho vốn của bạn không bị tồn đọng mà luôn xoay vòng để có thể kinh doanh.

Tuy nhiên,chất lượng sữa từ các đại lý thường khó kiểm soát bởi vì có thể với sản phẩm này là sữa chuẩn, nhưng với thương hiệu khác chưa chắc là sữa chuẩn. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu và thận trọng khi mua hàng ở các đại lý hoặc nhà phân phối nhỏ lẻ.

4. Top những dòng sữa tốt nhất

Mở siêu thị sữa bột

Những dòng sữa tốt nhất trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có một số dòng sữa bán chạy như Dielac của Vinamilk, Friso Gold, Enfa a+ của Abbott, sữa Nan Nestle, sữa Meiji Nhật Bản, sữa Physiolac Pháp, sữa Morinaga Nhật Bản, sữa Aptamil. Những dòng sữa này đều thuộc các thương hiệu sữa lớn, được kiểm định và chứng nhận an toàn của bộ y tế.

Về chất lượng sữa thì thương hiệu nào cũng tốt, tuy nhiên phải thừa nhận với mỗi giá tiền khác nhau thì độ dinh dưỡng của sữa cũng sẽ khác nhau. Ví dụ dòng sữa Vinamilk có giá tầm trung thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, ngược lại dòng sữa Abbott có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và thêm nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, không phải dòng sữa đắt tiền sẽ phù hợp với mọi đối tượng. Do đó, khi mở siêu thị sữa thì bạn nên kinh doanh đa dạng mặt hàng chứ không nên chọn loại nào độc quyền.

5. Hướng dẫn cách trang trí và trưng bày siêu thị sữa

Trưng bày các sản phẩm sữa là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm một cách dễ dàng. Ngoài ra, cửa hàng có thể dễ dàng show ra những sản phẩm sữa bán chạy, sản phẩm khuyến mãi để khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm quầy kệ để trang trí, trưng bày sản phẩm cũng như tủ lạnh, tủ đông phù hợp để bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt nhất.

Mở siêu thị sữa bột

Cách bố trí sản phẩm khi mở siêu thị sữa

Công ty hoặc thương hiệu sữa sẽ cung cấp và hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết như tủ bảo quản, quầy kệ bảng biển. Bởi vì đây là một trong những hình thức các hãng sữa đầu tư cho marketing hoặc quảng cáo. Tuy nhiên, điều kiện để có thể được công ty hỗ trợ đó là đảm bảo doanh số tiêu thụ sản phẩm.

6. Làm thế nào để xác định tệp khách hàng cho siêu thị sữa?

Khi mở siêu thị sữa tức là bạn đã chọn tiếp cận khách hàng bằng cách bán lẻ để khách hàng có thể đến và tìm hiểu trực tiếp tại cửa hàng. Đối với các bà mẹ khó tính sẽ lựa chọn cẩn thận và muốn được tư vấn kỹ hơn tại cửa hàng. Do đó, việc mở siêu thị sữa sẽ là phương thức tiếp cận tối ưu nhất.

Mở siêu thị sữa bột

Nên bán 1 hay nhiều sản phẩm hay mở siêu thị sữa?

Tuy nhiên, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên bạn cần tận dụng để quảng bá sản phẩm của mình một cách tốt hơn. Để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì bạn có thể đầu tư thông minh bằng các hình thức quảng cáo trên mạng hay facebook, fanpage. Mặc dù chi phí tốn hơn nhưng hiệu quả kinh doanh sản phẩm sữa không phải bàn cãi.

Ngoài ra, nếu bạn đã xác định mở đại lý sữa thì chỉ nên sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa như: kinh doanh sữa bột cho trẻ em, sữa tươi, sữa chua,... Bởi vì phần lớn khách hàng là các bà mẹ bỉm sữa, những bà nội trợ nên tâm lý muốn chọn một nơi uy tín như cửa hàng chuyên về sữa để có thể an tâm hơn.

7. Mở siêu thị sữa kinh doanh có lãi không?

Mở siêu thị sữa kinh doanh có lợi nhuận không là câu hỏi của rất nhiều người khi muốn khởi nghiệp về mô hình này. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng sữa, cách tiếp cận khách hàng với các hình thức quảng cáo. Để khách hàng chọn mua sản phẩm sữa tại siêu thị của bạn thì điều cốt lõi cần được thực hiện đó là xây dựng lòng tin.

Mở siêu thị sữa bột

Mở thị siêu thị sữa kinh doanh có lợi nhuận không?

Bạn cần bài trí không gian trưng bày sản phẩm tại cửa hàng một cách khoa học để tạo sự thoải mái cho khách khi bước vào cửa hàng. Ngoài ra, các sản phẩm trưng bày cần đạt tiêu chí dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy và để xem. Các sản phẩm cần được để ngang tầm mắt khách hàng, luôn sạch sẽ, hướng logo thương hiệu ra phía ngoài và thẳng hàng đẹp mắt.

Yếu tố cuối cùng giúp ghi điểm trong mắt khách hàng đó là tư vấn tận tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng với thái độ chuyên nghiệp. Một khi đảm bảo các yếu tố này thì siêu thị sữa của bạn sẽ ngày càng gia tăng doanh thu và chắc chắn lợi nhuận kinh doanh sẽ rất cao.

8. Điều kiện để mở siêu thị sữa

Trước khi chuẩn bị thủ tục mở siêu thị kinh doanh sữa, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau, cụ thể như:

Mở siêu thị sữa bột

Điều kiện cơ bản để mở siêu thị sữa

  • Nếu sản phẩm là sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Nếu sản phẩm là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.
  • Nếu sản phẩm là sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.
  • Chủ cửa hàng cần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chủ cửa hàng sẽ trực tiếp làm việc hoặc ủy quyền cho người đại diện làm việc với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra, hay khi bị xử lý vi phạm hành chính.
  • Chủ cửa hàng cần cung cấp kịp thời giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách này.
  • Chủ cửa hàng cần chấp hành nghiêm chỉnh việc kiểm tra, tạm giữ hàng hóa, giấy tờ, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu kiểm tra, tạm giữ của người có thẩm quyền.
  • Giải trình đầy đủ, kịp thời và đúng sự thật về các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chủ cửa hàng không được trốn tránh, trì hoãn, chống đối việc kiểm tra hợp pháp hoặc đe dọa, mua chuộc, hối lộ dưới mọi hình thức.
  • Nếu cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng thì bạn phải cung cấp kịp thời các giấy tờ về đăng ký kinh doanh.

9. Những lưu ý cần ghi nhớ khi mở siêu thị sữa

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi mở siêu thị sữa để kinh doanh hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn:

Mở siêu thị sữa bột

Những lưu ý để mở siêu thị sữa một cách hiệu quả và doanh thu cao

  • Tuyệt đối chỉ nhập hàng ở những công ty, đại lý sữa uy tín có đầy đủ giấy phép kinh doanh và hóa đơn.
  • Nên bài trí không gian trưng bày tại cửa hàng một cách khoa học để khách hàng dễ lấy và có cảm giác thoải mái.
  • Khi mở đại lý sữa, bạn có thể kinh doanh một số mặt hàng đa dạng như sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa.
  • Bạn nên tính toán cẩn thận xem đâu là mặt hàng bán chạy, đâu là những sản phẩm có chiết khấu cao và cân đối số lượng khi nhập những loại sản phẩm đó.
  • Sữa là một mặt hàng tiêu dùng có giá thành cao và có hạn sử dụng chỉ trong một thời gian cố định. Có loại sữa có hạn sử dụng trong vòng 1 năm, nhưng có loại 1-2 năm, nhưng đối với sữa tươi chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Do đó, bạn nên kiểm tra các sản phẩm để biết sản phẩm nào sắp hết date để kịp thời thay thế. Lưu ý, khi tìm kiếm công ty hoặc các nhà đại lý cần cam kết sẽ hoàn lại sản phẩm hay đổi sang sản phẩm có hạn dài hơn.
  • Cần chú ý bảo quản để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của sữa. Ví dụ sữa bột chỉ nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ phòng lý tưởng để bảo quản là khoảng 25 độ C.
  • Để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, bạn cần tận dụng các mạng xã hội, trang thương mại điện tử và đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn thu hút khách hàng.
  • Nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót và thể hiện sự chuyên nghiệp khi bán hàng.
  • Chủ cửa hàng nên tạo dựng lòng tin, luôn sẵn sàng tư vấn, sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho khách hàng với thái độ chuyên nghiệp.

10. Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình mở siêu thị sữa và những thông tin cơ bản cần phải chuẩn bị trước khi kinh doanh. Sữa là một sản phẩm tiêu dùng luôn có số lượng đông đảo người tiêu dùng do đó được rất nhiều hướng đến kinh doanh khi khởi nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể có thêm nhiều kinh nghiệm để có thể mở siêu thị sữa kinh doanh hiệu quả và doanh thu cao.

----------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Mở siêu thị sữa bột

Có thể bạn quan tâm:

Tiềm năng kinh doanh nước uống đóng chai giúp chủ shop hốt bạc nhanh

Bistro là gì? “Bỏ túi” những kinh nghiệm mở nhà hàng Bistro hút khách

Bí quyết kinh doanh đặc sản vùng miền “hốt bạc” không thể bỏ qua

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: