Hiện nay, không khó để bạn tìm kiếm một nhà hàng Bistro bởi mô hình nhà hàng này đang chiếm thị phần lớn trong ngành F&B. Nhiều khách hàng chọn Bistro vì có mức giá bình dân, bất kỳ ai cũng cảm thấy thoải mái khi đến đây. Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch mở một nhà hàng Bistro để kiếm “bội tiền” thì phải tìm hiểu Bistro là gì và quy trình thành lập nhà hàng.
1. Mô hình Bistro là gì?
Mô hình nhà hàng Bistro thường phục vụ những món ăn đơn giản, giá rẻ nhưng lại rất ngon
Một trong những mô hình kinh doanh “hot hit” trong những năm gần đây là nhà hàng Bistro. Vậy bạn đã biết Bistro là gì hay chưa? Hiểu đơn giản, Bistro dùng để mô tả về mô hình nhà hàng được tạo nên từ chính sự kết hợp giữa quán bar và quán cafe. Nhà hàng Bistro thường phục vụ những món ăn đơn giản, giá rẻ nhưng rất ngon.
Bistro gồm có 3 hình thức kinh doanh phù hợp với tất cả khách hàng thuộc mọi tầng lớp, đó là: nhà hàng, quán cafe và quán rượu. Khi đến với mô hình Bistro, khách hàng vừa có thể lấp đầy chiếc bụng đói lại vừa có cơ hội nhâm nhi tách trà và ly cafe nóng hổi, thơm lừng hay cốc rượu cay nồng.
2. Mô hình nhà hàng Bistro có nguồn gốc từ đâu?
Mô hình nhà hàng Bistro được biết đến lần đầu tiên tại Pháp nhưng ít người biết rằng tên gọi Bistro lại xuất phát từ đất nước Nga. Khoảng đầu thế kỷ XX, rất nhiều người Nga di cư sang Pháp để kiếm sống với nghề lái xe taxi. Thời gian rảnh rỗi, họ thường vào những quán bar để uống rượu.
Tuy nhiên, thời gian này không nhiều nên họ phải thúc giục nhân viên bằng cụm từ “Bistro”, trong tiếng Nga từ ngày có nghĩa là “Nhanh lên”. Cũng từ đó, từ Bistro được người Pháp dùng để chỉ về mô hình kinh doanh nhắm đến sự nhanh gọn và tiện lợi. Bistro còn được người dân ở một số nơi gọi là Bistrot nên nếu bạn bắt gặp từ này thì đừng lầm tưởng rằng sai chính tả nhé!
Mô hình nhà hàng Bistro ra đời từ khoảng đầu thế kỷ XX đang ngày càng được ưa chuộng
3. Top 4 đặc trưng không thể nhầm lẫn của mô hình nhà hàng Bistro
Bất kỳ một mô hình nhà hàng nào cũng đều có những nét đặc trưng riêng cả về không gian, thực đơn và phong cách phục vụ. Dưới đây là top 4 điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt nhà hàng Bistro với những mô hình nhà hàng khác.
3.1 Không gian nhà hàng đơn giản nhưng vô cùng tiện nghi
Dựa trên tiêu chí phục vụ nhanh - gọn - lẹ nên toàn bộ không gian của nhà hàng Bistro đều được thiết kế một cách đơn giản nhưng vẫn cần đảm bảo sự tiện nghi. Ngay khi bước chân vào nhà hàng Bistro, bạn sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh của:
- Bộ bàn ghế được làm từ gỗ.
- Khăn trải bàn có in họa tiết caro.
- …
Nhưng hiện nay, nhu cầu của khách hàng đã có nhiều thay đổi. Chủ nhà hàng Bistro cũng cần cải tiến không gian để mang đến sự hài lòng cho khách hàng nếu không muốn bị khách hàng “nói lời tạm biệt” hoặc từ chối.
3.2 Thực đơn hướng đến sự nhanh chóng và tiện lợi
Nét đặc trưng thứ hai của nhà hàng Bistro chính là sự đơn giản của menu để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng. Menu thường bao gồm những món ăn thân quen và phù hợp với văn hóa ẩm thực của từng khu vực hay quốc gia, ví dụ như:
- Khoai tây chiên.
- Trứng ốp la.
- Salad.
- Thịt quay,
- Bò bít tết.
- Gỏi tôm thịt.
- Cá kho.
- …
Cả không gian và thực đơn của nhà hàng Bistro đều hướng đến sự đơn giản và tiện lợi
Sự đơn giản còn được thể hiện rõ nét thông qua cách trình bày menu. Thay vì in tên và hình ảnh của món ăn lên giấy thật cầu kỳ thì nhà hàng thường sẽ chỉ dùng phấn hoặc bút dạ để viết chữ lên bảng.
3.3 Nhân viên nhanh nhẹn, thân thiện và cởi mở
Thêm một đặc trưng nữa của nhà hàng Bistro là nhân viên khá nhanh nhẹn, thân thiện và cởi mở. Lý do là vì mô hình kinh doanh này đòi hỏi sự tháo vát để nhanh chóng xử lý yêu cầu từ khách hàng. Do đó, chủ nhà hàng luôn phải tuyển dụng nhân sự một cách kỹ càng nếu muốn thành công trong việc kinh doanh nhà hàng Bistro.
3.4 Nhà hàng Bistro phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
Như bài viết đã chia sẻ ở trên, mô hình nhà hàng Bistro ở phương Tây được mở ra nhằm phục vụ những người lao động có mức thu nhập trung bình. Họ vào nhà hàng để nghỉ chân và dùng bữa trong những khoảng thời gian ngắn ngủi.
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam thì mô hình nhà hàng Bistro lại hướng đến nhiều nhóm khách hàng khác nhau và phổ biến hơn cả vẫn là người trẻ làm công việc văn phòng. Với thiết kế không gian gần gũi và thoáng mát, mọi người có thể xem đây như một điểm lý tưởng để ăn trưa nhanh chóng hoặc tổ chức buổi:
- Gặp mặt.
- Bàn bạc công việc.
- Ký kết những bản hợp đồng có giá trị nhỏ.
- …
Không gian của nhà hàng Bistro còn phù hợp để tổ chức những buổi gặp mặt hay trao đổi công việc
4. Nhà hàng Bistro dễ “hái ra tiền” nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thử thách
Ngày nay, mô hình nhà hàng Bistro càng lúc càng được nhiều người “rót tiền đầu tư”. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào thương trường thì bạn cần tìm hiểu kỹ về những khó khăn, rủi ro. Hy vọng thông tin bài viết sắp tiết lộ bên dưới sẽ giúp ích được cho bạn.
4.1 Sự cạnh tranh gay gắt đến từ đối thủ trong ngành F&B
Kinh doanh nhà hàng Bistro trở thành xu hướng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải “gồng mình” hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt với những đối thủ nặng ký trên thị trường. Nếu bạn không tạo được ấn tượng độc đáo và riêng biệt thì có thể bị đối thủ nhấn chìm bất kỳ lúc nào.
Trong kinh doanh, bạn không thể trông chờ vào sự may mắn để thành công. Thay vào đó, bạn cần có tầm nhìn sáng suốt của một nhà kinh doanh để đưa ra những chiến lược phù hợp giúp nhà hàng vận hành trơn tru.
4.2 Khó khăn trong triển khai chiến lược marketing nhà hàng
Một trong những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua đối thủ đó là xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo cho nhà hàng. Tuy nhiên, nếu bạn làm được thì đối thủ cũng làm được. Bởi vậy, bạn phải luôn theo sát đối thủ để đưa ra sự điều chỉnh kịp thời trong chiến lược marketing. Điều đó sẽ giúp nhà hàng của bạn luôn có những điểm khác biệt, không bị trùng lặp đối thủ. Bạn đừng quên rằng nếu triển khai chiến dịch marketing không tốt thì uy tín nhà hàng cũng bị sụt giảm một cách đáng kể.
Bạn chọn kinh doanh nhà hàng Bistro thì phải xác định được những khó khăn còn tiềm ẩn
5. Kinh nghiệm giúp bạn mở nhà hàng Bistro thành công mỹ mãn
Mô hình nhà hàng Bistro hiện khá phổ biến ở Việt Nam và tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM hay Đà Nẵng. Nếu bạn muốn đầu tư vào mô hình Bistro thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm “vàng” dưới đây để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ nhé!
5.1 Chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật
Kinh nghiệm đầu tiên bài viết muốn chia sẻ với bạn đó chính là chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh theo luật định. Nhà hàng của bạn sẽ bị xem là hoạt động trái phép và chịu xử phạt nếu thiếu đi những giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết.
Có 2 loại giấy phép quan trọng nhất khi mở nhà hàng, quán ăn mà bạn phải cầm chắc trong tay là:
- Loại 1: Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Loại 2: Giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Kinh doanh nhà hàng Bistro cần có đủ giấy phép theo quy định của pháp luật để không bị phạt
Trước khi mở nhà hàng, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành đăng ký thủ tục. Địa điểm nộp hồ sơ là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thành phố theo địa chỉ bạn đăng ký mở nhà hàng. Đến đây, bạn sẽ được hướng dẫn quy trình để được cấp đủ 2 loại giấy phép trên.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng không gặp bất kỳ rắc rối nào thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (viết tắt: PCCC).
- Giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá nếu nhà hàng Bistro của bạn có bán.
- Giấy tờ đăng ký nhãn hiệu nhà hàng và thương hiệu cá nhân.
5.2 Xác định chính xác khách hàng mục tiêu và tìm hiểu kỹ về thị trường
Khi muốn kinh doanh về một lĩnh vực nào đó, bạn nhất định phải thực hiện một bước quan trọng đó là nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần trả lời được một số câu hỏi như:
- Những đối thủ lớn và lâu năm đang kinh doanh nhà hàng Bistro?
- Menu và giá cả của đối thủ?
- Lượng khách hàng của đối thủ?
- Nhà hàng của đối thủ có đặc điểm gì nổi bật hay không?
- Nhà hàng của bạn hướng đến phục vụ đối tượng khách hàng nào?
- Khách hàng của bạn phù hợp với phong cách trang trí nhà hàng nào?
- Mức giá mà khách hàng của bạn có thể chi trả là bao nhiêu?
- …
Mô hình nhà hàng Bistro phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
5.3 Lập bảng dự toán về kinh phí để mở nhà hàng Bistro
Dự trù kinh phí mở nhà hàng Bistro cũng là một trong những kinh nghiệm quý giá được rất nhiều người quan tâm. Việc có một bảng dự trù về kinh phí sẽ giúp bạn liệt kê đầy đủ những khoản cần chi. Từ đó, bạn mới biết rõ được số vốn bạn cần chuẩn bị.
So với những mô hình nhà hàng khác thì nhà hàng Bistro không đòi hỏi quá nhiều vốn. Toàn bộ số vốn sẽ được dùng để:
- Mua sắm những vật dụng dành cho khu vực bếp.
- Mua sắm bàn ghế trong nhà hàng.
- Thiết kế không gian bên trong của nhà hàng.
- Trả tiền thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng Bistro.
- Trả tiền mua nguyên liệu chế biến món ăn.
- Đầu tư ngân sách cho hoạt động marketing quảng bá nhà hàng.
- Thanh toán lương và thường cho đầu bếp, nhân viên.
- Thanh toán hóa đơn điện và nước trong tháng.
- Thanh toán những khoản phí phát sinh trong kinh doanh.
- …
Bạn cần lập bảng dự trù ngân sách chi tiết trước khi mở nhà hàng Bistro để kinh doanh
5.4 Lựa chọn mặt bằng phù hợp trước khi kinh doanh nhà hàng Bistro
Sau khi đã xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn hãy bắt đầu lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Khoanh vùng chính xác địa điểm giúp bạn tránh được việc mở nhà hàng Bistro ở nơi mọi người không có nhu cầu. Sau đây là một vài địa điểm lý tưởng bạn nên tham khảo:
- Khu vực có nhiều tòa nhà văn phòng và tập trung nhiều công ty lớn.
- Nhà máy sản xuất, khu công nghiệp.
- Khu vực gần trường đại học có nhiều sinh viên qua lại.
- Trung tâm thương mại hay khu vui chơi giải trí dành cho giới trẻ.
- …
Ngoài ra, khi lựa chọn mặt bằng để kinh doanh nhà hàng Bistro thì bạn cũng cần lưu tâm đến những vấn đề khác như:
- Lưu lượng giao thông (có thuận tiện không? có thường xuyên bị tắc?).
- Khu vực để xe (có rộng rãi để dễ dàng dắt xe ra vào, quay đầu ô tô?).
5.5 Lựa chọn phong cách thiết kế ấn tượng cho nhà hàng Bistro
Bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là chọn ra phong cách thiết kế đẹp cho nhà hàng Bistro. Đó có thể là phong cách: sang trọng và đẳng cấp, hoài cổ, nhiệt đới,... Dù bạn chọn phong cách nào thì không gian phải luôn đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng sau đây:
- Đơn giản.
- Ấm cúng.
- Sang trọng.
Trong suốt quá trình hoàn thiện nhà hàng Bistro, bạn hãy đầu tư nhiều thời gian để tìm kiếm những bộ bàn ghế vừa có chất liệu tốt lại vừa có tone màu trầm ấm. Những đồ vật dùng để trang trí như đèn, khăn trải bàn,... cũng nên tone sur tone với nét đặc trưng của mô hình Bistro.
Phong cách thiết kế của nhà hàng Bistro vô cùng đa dạng nhưng tất cả đều hướng đến sự đơn giản
5.6 Chuẩn bị cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cần thiết
Bước tiếp theo bạn cần triển khai đó là trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu cho nhà hàng. Đây chính là điều kiện bắt buộc để nhà hàng Bistro của bạn đạt tiêu chuẩn kinh doanh.
- Bàn ghế.
- Hệ thống đèn chiếu sáng.
- Hệ thống điện nước.
- Đồ dùng trong nhà bếp.
- …
5.7 Tìm kiếm và lựa chọn nguồn cung nguyên liệu uy tín
Chất lượng của đồ ăn là yếu tố giúp bạn giữ chân khách hàng lâu dài khi lựa chọn kinh doanh nhà hàng. Để đồ ăn luôn thơm ngon và hấp dẫn thì bạn cần lựa chọn nguyên liệu đầu vào một cách kỹ càng để đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể tự đi đến chợ đầu mối để chọn nguyên liệu cũng như tìm nguồn cung nguyên liệu uy tín.
Bên cạnh đó, bạn hãy chủ động kết nối với những cá nhân hoặc đơn vị cung cấp nguyên liệu ở gần mình nhất. Nhờ vậy, bạn vừa có thể nhanh chóng mua được nguyên liệu ngay khi cần lại vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon là cách để kinh doanh nhà hàng Bistro thành công mỹ mãn
5.8 Xây dựng thực đơn hấp dẫn có giá cả cạnh tranh
Khi bạn mua được nguyên liệu chất lượng với giá sỉ tốt thì bạn hoàn toàn có thể bán món ăn với mức giá “hạt dẻ”. Với mỗi món ăn, số tiền lãi bạn thu về tuy không nhiều nhưng lượng khách đông sẽ bù lại dễ dàng. Bởi vậy, doanh thu của nhà hàng Bistro sẽ luôn được đảm bảo đều đặn.
Đối với khách hàng, món ăn ngon có giá cả hợp lý thì họ không còn bất kỳ lý do nào để từ chối bạn. Đặc biệt, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn lại càng kích thích nhu cầu ăn uống của họ. Do đó, bạn hãy thường xuyên triển khai những chương trình ưu đãi hàng tuần/tháng hay những dịp đặc biệt.
5.9 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho nhà hàng Bistro
Tuyển chọn nhân sự phù hợp chính là cách giúp nhà hàng vận hành trơn tru và phát triển lâu dài. Vì vậy, bạn cần tuyển những người có đủ chuyên môn và trách nhiệm trong công việc.
Dù quy mô của nhà hàng Bistro lớn hay nhỏ thì đầu bếp, quản lý và nhân viên phục vụ cũng phải được đào tạo kỹ lưỡng và chuyên nghiệp theo đúng tiêu chuẩn của ngành F&B. Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên là “chìa khóa vàng” để bạn xây dựng một mối quan hệ lâu bền với khách hàng.
Phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên cũng giúp nhà hàng Bistro thu hút nhiều khách
5.10 Hình thành ý tưởng quảng bá nhà hàng Bistro
Như bạn đã biết, chiến lược marketing tốt sẽ mở ra “cánh cửa thành công” cho nhà hàng của bạn. Từ giai đoạn setup nhà hàng, bạn đã phải hình thành ý tưởng và triển khai nhiều hoạt động marketing để quảng bá nhà hàng.
Trong thời đại công nghệ và mạng internet phát triển mạnh như hiện nay, bạn hãy sử dụng những công cụ marketing trực tuyến. Nhờ vậy, bạn dễ dàng quảng bá nhà hàng không giới hạn và đạt được nhiều kết quả tuyệt vời vượt quá mong đợi.
6. Kết luận
Mong rằng với những thông tin có trong bài viết trên, bạn đã biết mô hình
nhà hàng Bistro là gì. Nhà hàng Bistro với không gian nhỏ gọn ra đời nhằm phục vụ những người bận rộn để họ vừa được ăn uống lại vừa có thêm thời gian để nói chuyện cùng nhau. Bạn hãy bắt tay ngay kế hoạch mở nhà hàng để thu hút không chỉ khách trong nước mà còn có khách du lịch nước ngoài.
------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!