Giải mã BSC là gì và lý do nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này

Trên thế giới, mô hình BSC hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự mình đưa ra định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về BSC. Nếu bạn cũng đang thắc mắc BSC là gì thì đừng bỏ lỡ những thông tin có trong bài viết này. Bạn sẽ còn tích lũy được những kinh nghiệm quý giá trong việc xây dựng mô hình BSC cho doanh nghiệp của mình.

Mô hình balanced scorecard là gì?

BSC là gì

BSC là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của mục tiêu

Thuật ngữ BSC ngày càng trở nên phổ biến và được đánh giá là một trong số những phương pháp vô cùng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Vậy theo bạn, BSC là gì?

BSC là công trình nghiên cứu của 2 giáo sư Robert S.Kaplan và David Norton thuộc Đại học Harvard. Công trình được công bố lần đầu tiên vào năm 1992 và đã lọt top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Cách viết đầy đủ của thuật ngữ BSC là Balanced Scorecard mang ý nghĩa: thẻ điểm cân bằng (tiếng Việt) giữ vai trò như một mô hình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thiết lập, triển khai, giám sát và đo lường kết quả những mục tiêu đã đề ra.

BSC và KPI có giống nhau hay không?

Thoạt nghe qua định nghĩa của BSC, không ít người lầm tưởng BSC và KPI là một nhưng 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác biệt. KPI hay Key Performance Indicators là công cụ quản trị mục tiêu đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp, một bộ phận/cá nhân. Mỗi vị trí hay chức vụ cụ thể sẽ có một bản KPI riêng để đo lường hiệu quả, hiệu suất cũng như tính bền vững của công việc. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có phương án định hướng công việc cho họ.

Dựa vào định nghĩa KPI vừa được chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng:

  • BSC giúp lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể cho từng nhân viên.
  • KPI lại là công cụ giúp họ đánh giá năng lực của nhân viên. Đồng thời, thấu hiểu nhân viên và truyền tải được mong muốn của mình đến gần hơn với nhân viên để những chiến lược đề ra sẽ được thực hiện đúng hướng và đạt mục tiêu.

BSC là gì

Nhiều người thường xuyên bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ BSC và KPI

Cấu trúc của mô hình BSC gồm những yếu tố nào?

Một mô hình BSC hoàn chỉnh được cấu thành bởi 4 yếu tố chính và cả 4 yếu tố này được xem là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chi tiết về mỗi yếu tố, bài viết đã tổng hợp để bạn tiện theo dõi.

Thước đo tài chính

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành giám sát và đo lường những kết quả về tài chính. Yếu tố hay thước đo tài chính trong mô hình BSC gồm có:

  • Chi phí cố định.
  • Chi phí khấu hao.
  • Lợi nhuận đầu tư.
  • Lợi nhuận thu về.
  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Trước đây, doanh nghiệp muốn đánh giá hiệu quả hoạt động thì chỉ dựa vào một chỉ tiêu duy nhất đó là số tiền kiếm được. Nhưng hiện nay, thước đo tài chính mới thể hiện được một phần của bức tranh tổng thể bởi doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại những rủi ro dẫn đến phá sản. Đấy là lý do doanh nghiệp cần phải quan tâm thêm 3 thước đo bên dưới.

BSC là gì

Mô hình BSC bao gồm 4 yếu tố chính tương ứng với 4 thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Thước đo khách hàng

Khách hàng chính là nguồn tạo ra doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp cả ở hiện tại và tương lai. Khách hàng càng hài lòng với doanh nghiệp thì chỉ số thành công của doanh nghiệp càng cao.

Doanh nghiệp phải chủ động đo lường mức độ hài lòng của khách hàng qua nhiều khảo sát. Kết quả thu về sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu cụ thể và có phương án đúng đắn trong việc làm thỏa mãn khách hàng.

Thước đo quá trình nội bộ

Mô hình BSC trong quy trình nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm vận hàng bộ máy nội bộ. Qua đó, doanh nghiệp mới biết rõ về: tốc độ tăng trưởng của quy mô, % thời gian xử lý công việc, % người lao động gắn bó tăng,...

Thước đo học tập và phát triển

Chất lượng nhân sự là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, những chính sách và công cụ hỗ trợ là việc lại tác động tới năng suất làm việc của nhân sự. Vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá và đo lường tất cả yếu tố trên để có phương hướng điều chỉnh giúp cải thiện năng suất và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

BSC là gì

Ngoài thước đo tài chính thì BSC còn có thêm 3 thước đo khác doanh nghiệp cần quan tâm

Những lợi ích to lớn của mô hình thẻ điểm cân bằng là gì?

Vậy là bạn đã biết mô hình BSC là gì cũng như cấu trúc của mô hình này. Sau đây, bài viết mời bạn tiếp tục tìm hiểu về những lợi ích của BSC để lý giải tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng BSC trong hoạt động quản trị.

Giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược tốt hơn

Đây là lợi ích tuyệt vời đầu tiên mà mô hình BSC mang lại cho doanh nghiệp. Theo đó, BSC sẽ cung cấp một bộ khung gắn kết mọi yếu tố mục tiêu lại với nhau dựa trên quan hệ nhân quả. Kết quả thực hiện những yếu tố mục tiêu này sẽ là định hướng chiến lược hoàn chỉnh mà doanh nghiệp nên theo.

Cải thiện hiệu quả trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đã có một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược thì sẽ gặp ít khó khăn trong quá trình triển khai kế hoạch truyền thông, bao gồm: truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài. Với mô hình BSC, doanh nghiệp vừa giúp nhân viên hiểu rõ về nội dung chiến lược lại vừa có thể:

  • Cung cấp cho họ mục tiêu cụ thể, rõ ràng để họ nhớ trong khi làm việc dựa vào bảng KPI.
  • Giúp họ xác định những mục tiêu chính và hiểu rõ hơn về những yếu tố chiến lược cần làm.
  • Giúp họ thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa những mục tiêu.

BSC là gì

BSC hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược và triển khai hoạt động truyền thông

Tạo sự liên kết giữa những dự án khác nhau trong doanh nghiệp

Thêm một lợi ích nữa của mô hình BSC mà nhiều doanh nghiệp không ngờ tới đó chính là giúp liên kết nhiều dự án trong doanh nghiệp. Với BSC, tất cả dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để xây dựng dễ dàng. Bởi vậy, doanh nghiệp mới có thể chắc chắn rằng mọi dự án đều đang đi chung 1 hướng, không có bất kỳ dự án nào bị lãng phí.

Cải thiện hiệu suất làm đề cương báo cáo

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của mô hình BSC, doanh nghiệp có thể làm đề cương báo cáo tổng quan. Với những mục tiêu và nội dung đã được hoạch định sẵn, toàn bộ quá trình báo cáo sẽ diễn ra gọn gàng và nhanh chóng hơn.

Thời điểm nào doanh nghiệp cần áp dụng mô hình BSC?

Mô hình BSC hiện được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp với nhiều loại hình khác nhau. Thực tế, không có đáp án chính xác cho câu hỏi: “Khi nào doanh nghiệp cần dùng đến mô hình BSC?”. Tuy nhiên, nếu càng được áp dụng sớm thì BSC càng góp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Trên cương vị là nhà quản trị doanh nghiệp, bạn hãy thử cân nhắc về việc áp dụng mô hình BSC vào quy trình:

  • Là trò và truyền đạt được đầy đủ tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.
  • Hoạch định kế hoạch, chiến lược và mục tiêu trong doanh nghiệp.
  • Liên kết mọi mục tiêu chiến lược cùng chỉ tiêu đánh giá kết quả.
  • Xúc tiến những phản hồi hỏi hỏi mang tính chiến lược.

BSC là gì

Doanh nghiệp càng ứng dụng BSC sớm thì hiệu quả hoạt động càng được cải thiện đáng kể

Doanh nghiệp nên ứng dụng BSC như thế nào để đạt được hiệu quả?

Nếu bạn đang muốn ứng dụng mô hình BSC vào quản trị doanh nghiệp, xem ngay hướng dẫn sau đây nhé! Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn có thể ứng dụng để đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Kiểm soát tốt tất cả dữ liệu trong mô hình BSC

Đây là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để tránh bị tốn thời gian và công sức cho một lượng dữ liệu “siêu to khổng lồ”. Trước khi đưa dữ liệu vào mô hình BSC, bạn hãy:

  • Giới hạn số lượng mục tiêu trong khoảng 10 - 15 cho cả 4 thước đo vì nếu có quá nhiều mục tiêu thì bạn sẽ không thể dành sự tập trung vào hệ thống chiến lược cốt lõi.
  • Hoạch định sẵn những câu hỏi về từng mục tiêu cho mỗi cuộc họp và tập trung vào tình trạng của những con số có thể đo lường.
  • Tổng hợp tài liệu và những câu hỏi liên quan đến mục tiêu để gửi cho nhân viên trước ngày diễn ra cuộc họp từ 1 - 2 ngày. Đồng thời, nhắc nhở nhân viên nghiên cứu kỹ lưỡng.
  • Đưa ra quyết định trong cuộc họp và ghi chép lại tất cả quyết định để có cơ sở nhắc nhở mọi người nghiêm túc thực hiện.

BSC là gì

Muốn BSC phát huy tối đa hiệu quả thì doanh nghiệp phải kiểm soát tốt tất cả dữ liệu trong mô hình

Đo lường và đánh giá những yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC

Quá trình đo lường và đánh giá cần được triển khai một cách khách quan và chính xác. Nhằm tăng hiệu quả đánh giá, bạn hãy quy ước sẵn một hệ thống màu sắc hoặc ký hiệu để đánh giá những yếu tố mục tiêu khác nhau.

Xây dựng KPI cụ thể cho từng yếu tố mục tiêu

Nếu muốn ứng dụng mô hình BSC hiệu quả trong doanh nghiệp thì bạn nên kết hợp BSC và KPI trong cùng một chiến dịch. Với mỗi yếu tố mục tiêu, bạn hãy gán KPI cụ thể để doanh nghiệp dễ dàng đánh giá KPI định kỳ. Dựa theo KPI, bạn sẽ xác định được khoảng cách giữa: mục tiêu đã đề ra và hiệu suất làm việc thực tế của doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.

Kết nối tất cả yếu tố mục tiêu lại với nhau

BSC được dùng để doanh nghiệp đo lường hiệu quả của những kế hoạch hay chiến lược đề ra. Do đó, bạn hãy kết nối mọi yếu tố mục tiêu ban đầu lại với nhau theo mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Nhờ vậy mà bạn có thể thấy rõ kết quả và đo lường chính xác nhất.

BSC là gì

Gán KPI cho từng mục tiêu và kết nối tất cả mục tiêu cũng là cách giúp mô hình BSC hoạt động hiệu quả

Kết luận

Mô hình BSC được đánh giá là một công cụ quản trị doanh nghiệp vô cùng hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hiện tại và đưa ra đường lối phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Mong rằng khi đã biết BSC là gì và tầm quan trọng của BSC, bạn sẽ sớm ứng dụng mô hình BSC trong doanh nghiệp. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích thì đừng quên chia sẻ nhé!

------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

PEST là gì

Có thể bạn quan tâm:

PEST là gì? Cách sử dụng mô hình PEST trong Marketing

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

Sự khác biệt giữa Above the line và Below the line là gì?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: