Omni channel và multi channel đang là những từ khoá gây sốt cho doanh nghiệp trong giai đoạn kỹ thuật số hiện nay. Vậy chúng là gì? Hãy cùng Haravan tìm hiểu xem trong 2 mô hình trên thì đâu là lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp của bạn nhé.
I. Omni channel và Multi channel là gì?
1.1. Omnichannel là gì?
Bán lẻ đa kênh Omnichannel là mô hình thương mại có thể tiếp cận khách hàng trên đa dạng các kênh cùng lúc, cũng như cho phép đồng bộ hoá dữ liệu giữa các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Với các tính năng trên, Omnichannel giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và đồng nhất cho người mua.
Omnichannel là bán hàng đa kênh, và các kênh được quản lý cùng 1 hệ thống
Xem chi tiết về Omnichannel:
Top 6 lợi ích của Omnichannel các nhà kinh doanh cần phải biết.
1.2. Khái niệm về Multichannel
Multichannel cũng là mô hình thương mại cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, nhưng Multichannel không có khả năng đồng bộ hoá dữ liệu giữa các nền tảng. Trở ngại này khiến khách hàng chỉ có thể tương tác mua sắm trên từng kênh riêng lẻ mà không có sự liên kết nào.
Multichannel cũng là hình thức bán hàng đa kênh, tuy nhiên, các kênh độc lập và riêng lẻ
II. Ưu điểm và hạn chế của Omni channel và Multi channel là gì?
2.1. Ưu điểm và hạn chế của Omni channel
2.1.1. Ưu điểm
Việc đầu tư vào Omni channel sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc với các giá trị nổi bật như sau:
- Gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng nhờ sản phẩm được hiển thị đa kênh.
- Nâng cao độ nhận diện và tạo ra sự đồng bộ về thương hiệu trên tất cả các kênh.
- Giảm thiểu chi phí, nhân sự và tiết kiệm thời gian bằng việc quản lý kinh doanh trên cùng 1 hệ thống.
- Giúp đơn giản hóa quy trình bán hàng, quản lý tồn kho, tạo chiến dịch marketing, đăng tải sản phẩm…
- Tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của khách trên mọi nền tảng khác nhau.
- Nhanh chóng thu thập thông tin, xu hướng mua sắm của khách từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch phù hợp.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi và mở rộng tệp khách hàng trung thành.
Omnichannel giúp khách hàng nhiều kênh bán với trải nghiệm mua sắm mượt mà
2.1.2. Hạn chế
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tự xây dựng mô hình Omni channel chuẩn chỉnh. Hoặc công ty sẽ tốn nhiều ngân sách và nguồn lực để tạo ra hệ thống có khả năng liên kết các kênh lại với nhau.
2.2. Ưu điểm và hạn chế của Multi channel
2.2.1. Ưu điểm
Với mô hình Multi channel, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích, chẳng hạn:
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
- Tiếp cận được khách hàng ở nhiều kênh bán hàng.
Multichannel sẽ giúp doanh nghiệp chạm nhiều khách hàng ở nhiều kênh bán
2.2.2. Nhược điểm
Do đặc điểm không có sự đồng bộ dữ liệu giữa các nền tảng với nhau nên Multi Channel sẽ gặp phải những hạn chế cần xem xét:
- Các doanh nghiệp phải tiêu tốn thêm chi phí cho việc quản lý quá nhiều kênh độc lập.
- Quy trình quản lý hàng tồn kho không đồng nhất giữa các nền tảng dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về số lượng hàng hoá ở các kênh.
- Thông tin khó được cập nhật trên các kênh do không có sự tích hợp giữa các nền tảng.
- Không thể hỗ trợ, giải quyết vấn đề kịp thời cho khách hàng vì phải quản lý quá nhiều nền tảng cùng lúc.
III. Phân biệt Multichannel và Omnichannel
Multi channel và Omni channel đều có những điểm giống nhau và khác nhau. Để phân biệt được chúng, các bạn có thể dựa trên 4 tiêu chí sau đây:
3.1. Đối tượng mà mô hình hướng đến
Mô hình Omni channel lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm nhất quán, được cá nhân hóa cho khách hàng trên tất cả các thiết bị, nhằm đảm bảo tính liền mạch trong tương tác dù khách hàng đến từ bất kỳ kênh nào.
Còn đối với Multi channel, mô hình này nhấn mạnh vào sản phẩm bằng việc đưa các mặt hàng của mình đến với nhiều kênh bán, điểm chạm điểm tiếp xúc với khách hàng nhất có thể.
Multi Channel và Omni Channel đều giống nhau ở khía cạnh kinh doanh trên đa kênh
3.2. Việc quản lý các kênh
Omnichannel coi trọng việc tạo ra sự liên kết giữa cửa hàng kinh doanh truyền thống với các kênh thương mại điện tử để hỗ trợ thúc đẩy hành trình mua hàng của khách hàng tiện lợi, nhanh chóng hơn. Ngược lại, Multichannel sẽ phát triển điểm bán hàng thực và cửa hàng trực tuyến theo hướng độc lập, không có sự đồng bộ.
3.3. Trải nghiệm của khách hàng
Omnichannel tận dụng khả năng khác nhau của đa kênh bán hàng một cách đồng bộ, nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người tiêu dùng. Đây là lý do khiến các kênh bán hàng trực tuyến riêng lẻ không thể đem lại được.
Ở phía ngược lại, Multichannel giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm mong muốn trên kênh bán hàng mà họ đang mua sắm, nhưng khả năng hiển thị thương hiệu tới người mua sẽ bị giới hạn tại chính kênh đó.
Omni channel và Multi channel khác nhau về trải nghiệm của khách hàng
IV. Khi nào bạn nên chọn Omni channel và Multi channel?
4.1. Khi nào bạn nên chọn Omnichannel?
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng, hay khi công ty muốn mở rộng phạm vi tiếp cận người mua thì Omnichannel sẽ là lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đấy, giải pháp Omni channel còn chuẩn hóa quy trình vận hành bán hàng và quản lý đa kênh.
Giải pháp này đòi hỏi phải tập trung đầu tư nguồn lực và tốn nhiều thời gian. Đối với đơn vị kinh doanh không có nguồn lực nội bộ thì cần đầu tư giải pháp công nghệ phù hợp. Omni channel giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và mở rộng thị phần khách hàng trung thành của thương hiệu.
Omnichannel giúp doanh nghiệp chuẩn hoá quy trình vận hành, bán hàng đa kênh
Xem thêm:
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh nào hiệu quả?
4.2. Khi nào bạn nên chọn Multichannel?
Nếu bạn muốn gia tăng điểm tiếp xúc để đưa sản phẩm của thương hiệu đến nhiều người mua sắm nhất có thể, cũng như đánh giá được hiệu quả của từng kênh bán hàng, thì Multi channel sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Giải pháp này sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ đủ mạnh để phát triển đa kênh nhưng nguồn lực còn hạn chế để tiếp cận mô hình Omni channel hoàn chỉnh.
4
Multichannel là phương án phù hợp để quản lý hiệu quả từng kênh bán
V. Các tiêu chí để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn
Để có thể tìm ra chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp, các bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Xác định được nhu cầu khách hàng và phân tích thị trường.
- Đưa ra mục tiêu kinh doanh cụ thể và chi tiết.
- Nhìn nhận tài nguyên hiện có của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu về Omnichannel và Multichannel để tạo ra cơ hội tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Tối ưu hoá chiến lược nội dung để đạt được hiệu quả khi giao tiếp các kênh tiếp thị.
- Cải tiến chiến lược theo thời gian và đánh giá hiệu suất.
VI. Bán hàng đa kênh và quản lý tập trung tại Haravan Omnichannel
Một trong những giá trị mà Omnichannel mang lại cho doanh nghiệp là khả năng tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người dùng. Qua đó, nó giúp doanh nghiệp, thương hiệu gia tăng doanh số và tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Muốn vận hành tốt được mô hình Omnichannel, công ty sẽ gặp phải thách thức to lớn trong việc đầu tư về công nghệ, thời gian và chi phí để chuẩn hóa các khâu từ bán hàng tới quản lý.
Những khó khăn trên sẽ không còn là nỗi lo với Haravan Omnichannel. Bởi vì đây sẽ là giải pháp có khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh, đơn giản hoá quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng đa kênh. Bên cạnh đó, Haravan Omnichannel còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nhân lực.
Hãy liên hệ ngay với Haravan để đăng ký dùng thử nhé.