"Gỡ rối" kinh doanh online mùa virus

Trong những ngày gần đây, không khó để bạn có thể nhìn ra được sự ảnh hưởng của Corona đối với toàn xã hội. Chỉ riêng việc bạn bước ra đường mà cứ ngỡ như đang trong kì nghỉ Tết Nguyên Đán cũng đủ để thấy mức độ đáng lo ngại tại thời điểm này. Và rõ ràng, việc mùa dịch này tạo ra những tác động tiêu cực lên việc kinh doanh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Mặc dù kinh doanh online được đánh giá là có nhiều cơ hội để phát triển giữa tình trạng người người nhà nhà hạn chế tiếp xúc và không ra đường, nhưng không thể cứ chỉ nhìn vào điều đó để kết luận rằng hình thức kinh doanh này là ngoại lệ trước thực trạng của toàn xã hội. Vì chắc chắn rằng, dù hoạt động online nhưng các cửa hàng thuộc lĩnh vực này vẫn phải đối phó với hoàn cảnh xấu nhất đó là phải đóng cửa. Vậy lí do nằm ở đâu?

I. Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến kinh doanh online?

1. Hạn chế nguồn hàng

Sự đa dạng của nguồn hàng sẽ giảm sút là điều chắc chắn, nhưng bên cạnh đó nếu có nhập được hàng thì thời gian vận chuyển cũng sẽ lâu hơn trước rất nhiều khi các nước hạn chế đi lại. Hầu hết khách hàng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi sản phẩm về, họ có thể chọn một nhà bán hàng khác đáp ứng ngay nhu cầu của họ. Nhu cầu mua hàng online dù có nhiều mà hàng hoá cung cấp không đủ thì cũng đành chịu. Hệ quả này đã khiến không ít nhà bán hàng phải đau đầu tìm cách xoay xở để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh vượt qua mùa dịch.


2. Mất khách vì ship hàng và thanh toán khó khăn

Tình hình giãn cách xã hội cũng khiến các chủ shop online gặp khó khăn khi ship hàng cho khách. Tình trạng hàng không giao được đến khách do địa chỉ nằm trong khu vực cách ly, hay bên giao hàng vận hành không ổn định vì bưu cục ở trong vùng phong tỏa khiến chủ shop vừa mất doanh thu vì không bán được hàng, vừa tốn phí ship và phải chờ hàng hoàn về để xử lý.

Bên cạnh đó, nhu cầu thanh toán phi tiền mặt của khách cũng tăng cao hơn trước do lo lắng sự lây lan virus qua tiền mặt. Hoặc khách muốn thanh toán trước để tiện cho người nhận hàng ở nhà (chỉ nhận hàng, không cần chuẩn bị tiền mặt). Nhưng một số shop online chưa có nền tảng web với tính năng hỗ trợ khách thanh toán ngay khi đặt hàng qua các cổng thanh toán và ví điện tử. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh khi khách chọn một đối thủ khác có hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán.

3. Không bán được hàng

Nhưng khan hàng hay ship hàng khó khăn thì có nghĩa là hàng còn bán được, chủ kinh doanh vẫn có doanh thu. Rất nhiều ngành hàng đang trong tình trạng có hàng mà không bán được vì người dùng hạn chế chi tiêu. Dịch Covid-19 đã khiến nguồn thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cùng với đó, khách hàng có xu hướng tích trữ tài sản nhiều hơn khi nhận ra nguy cơ có thể đến bất cứ lúc nào. Một bộ phận khách hàng bắt đầu cắt giảm chi tiêu và chỉ mua những sản phẩm thật sự cần thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoặc cung cấp sản phẩm có tập khách hàng là người có thu nhập thấp - trung bình sẽ cảm nhận rất rõ sự thay đổi này (trừ các ngành hàng nhu yếu phẩm).

Chính vì lí do đó nên dù nỗ lực chi ngân sách cho quảng cáo nhưng doanh thu của nhiều ngành hàng không tăng trưởng tương xứng. Nếu trước đây khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho 1 chiếc áo đẹp thì nay họ cân nhắc nhiều hơn về việc dùng số tiền đó mua lương thực hoặc khẩu trang, nước rửa tay,... Nhiều người thậm chí còn mua bảo hiểm hoặc tiết kiệm tiền để phòng trường hợp phải chữa chạy. Như vậy có thể thấy, không chỉ chi tiêu cho tiêu dùng giảm sút và mặt hàng được đầu tư trong thời gian này cũng đã chuyển sang các nhu yếu phẩm thay vì các hình thức giải trí hay hoạt động mua sắm “thoả mãn" nhu cầu về mặt tinh thần.

II. Giải pháp cho các nhà bán hàng

1. Sử dụng nguồn hàng trong nước

Thay vì cố tìm cách chuyển hàng từ nước ngoài về hay đếm ngược từng ngày đợi hàng về tới nơi thì bạn có thể thử tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp ngay trong nước. Cách làm này không chỉ giúp bạn giảm rủi ro khi giao nhận hàng, linh hoạt việc nhập kho, rút ngắn thời gian nhân hàng mà còn cứu nguy cho tình trạng khan hàng tại thời điểm này.

Bên cạnh các chợ đầu mối, nhà bán hàng có thể tìm nguồn hàng để bán trên các chuyên trang về nguồn hàng trong nước như thitruongsi.com, webgiasi.vn,... Tuy mức giá có thể không cạnh tranh bằng nguồn hàng từ Trung Quốc nhưng chúng sẽ giúp bạn duy trì việc vận hành kinh doanh với nguồn doanh thu tương đối, không để khách hàng "quên" mất bạn sau thời gian dài không hoạt động. Biết đâu bạn sẽ tìm được những đối tác ưng ý có thể hợp tác lâu dài sau này.

2. Linh hoạt khi ship hàng và hỗ trợ khách thanh toán online

Chủ shop cần thường xuyên cập nhật thông tin các khu vực đang trong giai đoạn phong tỏa, tránh gửi đơn đến những khu vực này để không bị hoàn hàng. Danh sách các địa điểm cách ly tính đến thời điểm này có thể xem tại đây (thông tin từ GHTK). Nếu khách đặt hàng nằm trong khu vực cách ly, chủ shop nên hủy đơn, nhắn khách thông cảm và đề nghị giao cho khách sau khi khu vực được gỡ phong tỏa. Điều này vừa giúp chủ shop tránh tình trạng đơn bị trả về, tăng khả năng thuyết phục lại khách hàng, cũng như bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.

Cùng với đó, chủ shop nên sử dụng dịch vụ vận chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau trong thời điểm này, một phần để tránh phụ thuộc vào 1 nhà vận chuyển (bưu cục bị cách ly, quá tải đơn hàng, không hỗ trợ giao ở khu vực huyện xã,...). Hiện tại, với nền tảng website Haravan, chủ shop có thể kết nối miễn phí với 9 đơn vị vận chuyển phổ biến, đẩy đơn tự động đến bên vận chuyển và quản lý toàn bộ tình trạng giao nhận trên 1 nền tảng.

Xem thêm: Bí quyết ship hàng mùa Covid nhà bán hàng online cần lưu ý

Website tại Haravan cũng đã hỗ trợ tích hợp 15 cổng thanh toán, rất linh hoạt cho cả người mua và người bán. Người bán yên tâm không lo tình trạng "bùng hàng", người mua hài lòng khi thanh toán thuận tiện, giảm rủi ro khi tiếp xúc lâu với shipper để chờ trả - nhận tiền.

3. Củng cố lại nội lực để bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai

Đối với các ngành hàng đang chững lại vì ảnh hưởng của Covid-19, thời điểm này nhà bán hàng không nên chi ngân sách quá lớn cho quảng cáo sản phẩm. Tất nhiên không nên ngừng quảng cáo hoàn toàn mà hãy tập trung marketing bằng các thông điệp ý nghĩa & hành động thiết thực cho khách hàng (tuyệt hơn nữa là cho cả xã hội). Bằng cách này, tuy khách hàng không mua sản phẩm ngay bây giờ nhưng sẽ ấn tượng với thương hiệu và tăng khả năng mua khi họ có nhu cầu.

Bên cạnh với đó, thời gian "rảnh rỗi" bất đắc dĩ này là lúc thích hợp để chủ shop xem lại quy trình và bộ máy vận hành của mình. Cái nào hay, cái nào chưa hay, cái nào cần loại bỏ và cần đầu tư thêm những gì để trở nên tốt hơn. Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để tập trung đầu tư và chuẩn bị cho một sự quay lại ngoạn mục khi thị trường đã ổn định. Với tình hình dịch đang được kiếm soát tương đối tốt ở Việt Nam, ta có thể tin tưởng vào khả năng phục hồi trong tương lai gần.


Linh hoạt trong quyết định và hành động, chuẩn hóa lại quy trình, đầu tư vào công nghệ,... là những điều có thể quyết định sự "sống còn" của doanh nghiệp trong giai đoạn này và cả tương lai phía sau. Hi vọng bài viết đã phần nào mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

Tham khảo các giải pháp giúp bạn đột phá trong bán lẻ và marketing tại: https://haravan.com/


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

5 Bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh online mùa Covid-19

10/04/2020 Hạnh Nguyên

Những lưu ý cho ngành Mẹ & Bé trong và sau Covid: Mọi hoạt động hướng về ngôi nhà

17/04/2020 Hạnh Nguyên

5 Bước follow-up khách hàng sau mua khiến khách quay lại nhiều lần hơn nữa

24/04/2020 Hạnh Nguyên