Làm thế nào để xây dựng nền tảng khách hàng trung thành? Đối với hầu hết các thương hiệu hiện đại, câu trả lời là không phải dựa trên sự giả dối mà phụ thuộc vào việc xây dựng lòng tin cho khách hàng.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng, “đặc điểm quan trọng nhất của một thương hiệu như một dấu hiệu định vị sản phẩm là độ tin cậy của thương hiệu đó. Sự tin cậy ảnh hưởng đến những lựa chọn của khách hàng thông qua các rủi ro, phí tổn thông tin được lưu lại và chất lượng sản phẩm trong các danh mục, mặc dù chỉ với mức độ rủi ro tương đối.
Ngay cả đối với những giao dịch mua giá khá rẻ, dù khách hàng có cảm nhận một thương hiệu là đáng tin cậy hay không – thương hiệu sẽ thực hiện lời hứa của họ - sẽ có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: 4 kiểu hành vi mua hàng phổ biến trong marketing
Đáng tiếc là nhiều thương hiệu khá hạn chế trong việc xây dựng lòng tin cho khách hàng chỉ vì những sai lầm khá nhỏ. Các thói quen trực tuyến sau đây có vẻ không phải là vấn đề lớn nhưng chúng có thể dễ dàng phá hủy nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn.
1. Sử dụng những từ so sánh không rõ ràng
Vì “mọi người đang làm điều đó” không có nghĩa là bạn phải làm theo họ.
Mỗi thương hiệu đều muốn đặt mình vào vị trí tốt nhất trong kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì giới thiệu những điều tốt nhất trong danh mục trực tuyến thì nhiều doanh nghiệp lại chọn những từ so sánh mơ hồ như “chất lượng cao”, “tốt nhất trong kinh doanh” hoặc “đội ngũ giàu kinh nghiệm”.
Các chuyên gia truyền thông đã phát hiện ra rằng những từ so sánh mơ hồ như vậy thực sự nguy hiểm đến sự tin cậy của doanh nghiệp, chúng gợi ra những bất an ẩn ngầm về những gì doanh nghiệp bạn cung cấp. Thay vào đó, hãy đề cập đến các ví dụ tăng độ tin cậy như những giải thưởng mà doanh nghiệp đã đạt được hoặc số năm bạn đã kinh doanh.
2. Chưa xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp trên Google
Hầu hết những khách hàng tiềm năng (hoặc thậm chí những khách hàng cũ của bạn) sẽ không nhớ URL của công ty bạn. Để tìm bạn họ sẽ tìm qua Google. Mặc dù trang web của bạn sẽ xuất hiện trên phần kết quả tìm kiếm, nhiều khách hàng sẽ xem danh sách doanh nghiệp trên Google trước và nếu bạn chưa thêm hoặc chưa xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp, bạn có thể nhanh chóng làm mất uy tín của mình.
Việc đăng ký doanh nghiệp sẽ chứng minh với khách hàng rằng bạn có hiện diện trực tuyến thực sự. Điều này khiến khách hàng kiểm tra đánh giá và nhanh chóng tìm nguồn thông tin cần thiết khác. Việc bạn không đăng kí doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn cho họ biết rằng bạn không quan tâm đến sự có mặt web mình và trang web của bạn có thể sẽ không giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ.
>> Xem thêm: Cách hiển thị địa điểm trên google cho người bán hàng
3. Bỏ qua trang chứng thực trên trang web của mình
Đánh giá của khách hàng có thể tạo ra hoặc phá vỡ khả năng thu hút doanh nghiệp của bạn - ngay cả đối với các ngành công nghiệp không liên quan đến công nghệ như hệ thống ống nước hoặc chăm sóc cỏ. Tuy nhiên, quá nhiều thương hiệu cho phép các trang web thứ ba đánh giá trang web của bạn, mặc dù một trang web không có lời chứng thực sẽ khó khăn hơn trong việc thiết lập độ tin cậy. Bạn có thể đơn giản hóa bằng cách trích những feedback của khách hàng vào cho chúng vào một trang trên website.
>> Bài viết có liên quan: 10 nội dung cần có trong nội dung website của bạn
4. Sử dụng những từ chuyên nghiệp, thiếu giải thích
Một phần quan trọng trong việc xây dựng uy tín là chứng minh rằng bạn thực sự biết mình đang nói gì. Đây là lý do tại sao rất nhiều thương hiệu nắm lấy sức mạnh của blog - chia sẻ sự thật và lời khuyên là một cách tuyệt vời để giới thiệu chuyên môn và cải thiện thứ hạng SEO của bạn. Việc bạn cố tình chèn thêm những từ ngữ phức tạp trong các blog và nội dung trực tuyến khác để khiến bài viết trông chuyên nghiệp hơn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra.
Tệ hơn nữa, cố gắng sử dụng ngôn ngữ phức tạp có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm đáng xấu hổ. Hãy đơn giản và bạn sẽ xây dựng sự tín nhiệm của mình bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
>> Đừng bỏ lỡ: Bí quyết làm blog thành công là gì?
5. Bạn đã thất bại trong việc nhân cách hóa thương hiệu của mình
Ngày nay các tiểu xảo và giả mạo trang web đã quá phổ biến khiến nhiều người tiêu dùng khá thận trọng khi kiểm tra một thương hiệu mới lần đầu tiên.
Đáng buồn thay, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn sử dụng ảnh có sẵn và trang "Giới thiệu" chung chung trên trang web của họ. Việc này có thể thuận tiện hơn, nhưng nó biểu hiện sự thiếu minh bạch và khiến khách hàng nghĩ rằng trang web của bạn có thể là lừa đảo.
Thay vào đó, hãy nhân cách hóa doanh nghiệp của bạn với hình ảnh của những người thực sự làm việc ở đó. Cá nhân hóa trang "Giới thiệu" với các chi tiết độc đáo về quá khứ của công ty. Đừng ngại bổ sung thông tin cá nhân về team hoặc hình ảnh của văn phòng của bạn. Việc bổ sung như vậy có thể chứng minh tính hợp pháp của doanh nghiệp bạn trên chặng đường dài sắp tới.
6. Bạn đã truyền đạt thông tin liên lạc cũ
Một trang web chất lượng là tài sản tuyệt vời nhưng nó có thể sẽ không trả lời mọi câu hỏi mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể hỏi. Mặc dù email và chatbot có thể làm những điều này nhưng nhiều khách hàng vẫn thích phương pháp giao tiếp truyền thống - và theo Harvard Business Review, "74% những người được hỗ trợ điện thoại không tốt sẽ có khả năng chọn doanh nghiệp khác vào lần tới họ mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ."
Địa chỉ doanh nghiệp và số điện thoại liên hệ không chỉ cung cấp cho khách hàng tiềm năng nhiều cách để liên lạc hơn mà nó còn giúp hợp pháp hóa công ty của bạn cho người tiêu dùng và Google. Ngay cả một thương hiệu chỉ trên nền tảng số (digital-only brand) sẽ đạt được tính hợp pháp bằng cách cho khách hàng nói chuyện với một con người thực sự.
Khi bạn tránh những thói quen trực tuyến tiêu cực này và thực hiện các bước để sửa đổi chúng, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt hơn và xây dựng thương hiệu mạnh hơn với những khách hàng tiềm năng. Quan trọng hơn, bạn sẽ tạo ra sự tăng trưởng doanh thu cần thiết để giữ cho doanh nghiệp của bạn tiến lên phía trước.
>> Xem thêm:
Y Hân
(Theo Entreprenuer)