Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ đa kênh vượt qua đại dịch COVID

Có thể thấy, đại dịch COVID 19 đã mang đến nhiều hậu quả nặng nề cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, xét về một khía cạnh khác, COVID 19 đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi nền tảng kinh doanh cho nhiều nhà bán lẻ. Đó chính là sự lên ngôi của kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và đây sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, vượt qua khó khăn của đại dịch.

Cùng lắng nghe chia sẻ của anh Vũ Trung Anh Rim (CEO & Founder tại BEYOURs, thương hiệu nội thất của Việt Nam) về khoảng thời gian doanh nghiệp gặp khó khăn trước đại dịch và các yếu tố nào quyết định đến việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hiệu quả?

Sự dịch chuyển ‘thần tốc’ giúp một doanh nghiệp bán lẻ đa kênh vượt qua đại dịch COVID 19 như thế nào?

Có lẽ trước đại dịch, nhiều nhà bán lẻ không nghĩ rằng trong tương lai mình phải tận dụng việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo chia sẻ của anh Vũ Trung Anh Rim:

“Trước dịch, tôi không thích kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử bởi các kênh bán hiện tại của thương hiệu đang có nguồn doanh thu tương đối tốt. Tôi cho rằng sàn là một nơi khó để phát triển thương hiệu và mặt hàng nội thất cồng kềnh thường bị ‘kỳ thị’ tại các kênh này. Đặc biệt là các nhà vận chuyển và cũng đã từng gặp trường hợp này vào khoảng năm 2017 khi mang đơn ra.”

Khi đại dịch COVID 19 lây lan ngày càng phức tạp, hoạt động kinh doanh của anh cũng gặp nhiều cản trở và khó khăn, cụ thể:

  • Tất cả các showroom, kho ở Hà Nội đều buộc đóng cửa. Ở Hồ Chí Minh cũng vậy, chỉ giữ đúng 1 kho để xuất hàng.

  • Hơn 10 gian hàng ký gửi ở siêu thị: Aeon, Emart, Kohnan cũng cùng cảnh ngộ.

  • Fanpage/Website (kênh bán chính) được coi là cứu cánh, tuy nhiên vào lúc này gần như thông tin về Dịch phủ đầy Newfeed và sự quan tâm của KH không dành cho các quảng cáo.

  • Hơn nữa, mặt hàng nội thất không là nhu yếu phẩm để ưu tiên khi mà "túi tiền" của họ được cân nhắc rất kỹ mỗi khi mua bất cứ thứ gì.

Và rồi, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, 1 hệ thống đa kênh gần 70 Nhân sự Office và hàng trăm công nhân nhà máy cả riêng lẫn Outsource (tương đối cồng kềnh & chi phí cố định lớn với 1 DN non trẻ). Có ngày doanh số giảm đến 70% so với ngày thường.

Lúc ấy, anh Rim cũng đã thông báo với những Leaders chủ chốt rằng: Nếu không sớm có giải pháp thì chúng ta chỉ có thể cầm cự thêm được tối đa 2 tháng với 1 DN tài chính mỏng, vốn lưu động tháng này phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của tháng trước.

Với tình hình như vậy, doanh nghiệp anh Rim đã làm gì?

Anh Rim tiếp tục chia sẻ: Tôi cùng anh em rà soát lại toàn bộ Mô hình kinh doanh, thì phát hiện ra còn đúng một Kênh bán mà chúng ta "kỳ thị" lâu nay là sàn thương mại điện tử (Chính xác là chúng tôi có Shop trên đó lâu rồi nhưng hoạt động theo kiểu có đơn cũng được không có cũng không sao, ngày đâu đấy vài đơn).

Ngay lập tức không lâu hơn 24h: Sau khi dạo một vòng tất cả các sàn để tìm hiểu thị trường. Đồng thời tìm ngay 1 Khóa học & tôi trực tiếp tham gia (Học online ngày 2 tiếng trong 3 ngày), tham gia vào tất cả các Group liên quan đến sàn & đọc hết tất cả các bài viết với tâm thế không bổ ngang cũng bổ dọc, có còn gì để mất đâu.

Sau đó, anh Rim Lập ngay 1 nhóm kinh doanh về Thương mại điện tử tầm 3 người do chính anh làm Leader (100% đều vừa ra trường và trái ngành, đa số là dân kế toán). Và rồi, vừa học vừa làm như thể không có ngày mai, hoàn cảnh lúc ấy chả khác gì tâm thế giặc sắp tới nhà.

Ảnh minh họa

Kết quả là chỉ vỏn vẹn 20 ngày thì tất cả những công tác chuẩn bị gần như hoàn thiện 100%. Ngay tháng sau đó (Tháng 4) doanh số đã tăng trưởng hơn 5 lần riêng sàn Shopee (Tháng 3 chỉ hơn 200tr/tháng).

Và đó là khoảng thời gian anh Vũ Trung Anh Rim đã cùng team nghiên cứu và tìm hướng đi để giúp doanh nghiệp bán lẻ của mình vượt qua sự khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra. Đặc biệt hơn, sau khoảng thời gian ấy, anh Rim đã đúc kết và chia sẻ về các yếu tố quan trọng để nhà bán lẻ có thể chuyển đổi, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hiệu quả.

Các yếu tố quan trọng để kinh doanh hiệu quả trên sàn cho doanh nghiệp bán lẻ đa kênh

1/ Sự chủ động

Theo như chia sẻ của anh Rim:

Anh không có thời gian đợi đến khi Shop mình có kết quả rồi sẽ được sàn tìm tới takecare. Thay vào đó, anh chủ động bằng mọi cách tìm được Contact của các bạn chăm sóc gian hàng (Hồi đó tôi hay spam lên các Group để tìm đầu mối), và đề nghị hẹn luôn các trưởng ngành hàng 1 cuộc họp trực tiếp để:

- Nói ra nguyện vọng & show ra tiềm năng/năng lực của mình.

- Lắng nghe các đề xuất của Sàn.

- Cân nhắc & chọn ra giải pháp phù hợp.

Cứ thế trong vòng 1 tuần, anh có tới 4,5 cuộc họp trực tiếp với tất cả các sàn.

2/ Sự tiên phong, chuyên nghiệp

Nhóm làm việc của anh Rim may mắn có 1 nguồn nội lực có sẵn tương đối tốt: Sản phẩm, thị trường, đội ngũ (Sales, Marketing, Dịch vụ KH, Kho vận,...), mô hình kinh doanh,...

Truyền thông đến tất cả Bộ phận liên quan hiểu được tầm quan trọng của sàn, và cùng nhau nhảy vào để làm quen & vận hành 1 cách khẩn trưởng nhất (Ai là Leaders đều phải có kiến thức căn bản về sàn bằng cách tự học). Đặc biệt, anh luôn đề nghị và khuyến khích sàn cho họ test tất cả những sản phẩm/modules mới nhất, ngay cả khi chưa chắc chắn được kết quả.

Ngoài ra, tất cả nội dung: Hình ảnh, Videos, contents,...đều phải được chăm chút một cách đẹp nhất, chuyên nghiệp nhất,... hướng tới rằng BEYOURs sẽ là Brand nội thất nổi bật ở sàn về trải nghiệm khách hàng.

Đầu tư vào hình ảnh, content

3/ Sự tử tế

Anh Rim chia sẻ: 'Cái này tuy khó mà dễ, vì văn hóa này chính là giá trị chính của doanh nghiệp chúng tôi, các bạn đều đã thấm nhuần trước khi lên sàn'. Một số nguyên tắc khi kinh doanh trên sàn của anh như:

- Nói không với tools,...

- Không " ăn cắp", copy bất cứ thứ gì.

- Tiên phong thay đổi contents hình ảnh, nội dung, ấn phẩm,...

- Chăm sóc kỹ từng đơn hàng, từng khách hàng, từng đánh giá của khách hàng cho dù là đơn giá trị chỉ vài chục nghìn (Vì các kênh bình thường các bạn bán đơn giá trị cao quen rồi nên không quán triệt sẽ rất khó lường).

Đồng thời, làm sao để không những khách hàng yêu thích Brand của mình, mà phải góp phần giúp khách hàng yêu cả sàn Shopee...(Nơi mà chúng tôi hợp tác).

Và điều khác biệt, doanh nghiệp của anh nhận lại được từ Sàn là: Sự ưu ái của các Nhân viên sàn vì họ cảm nhận được sự chuyên nghiệp, sự tử tế, sự chân thành, và tiềm năng của 1 Brand non trẻ & khát khao. Từ đó họ " tận dụng" được nguồn nhân lực 0 đồng nhưng lại cực kỳ chất lượng (Đa số đều là các bạn giỏi nhất, tử tế nhất của Team). Các campain sau này các bạn thực hiện còn nhiều hơn doanh nghiệp anh thực hiện.

Anh Rim tham gia chương trình của Shopee Uni

Bên cạnh đó là sự tự hào & sợi dây kết nối: Ngành hàng chỉ là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với bạn, nhóm anh Rim thường xuyên được mời tham gia tất cả Chương trình Shopee/ ngành hàng/ marketing/ Brand partnership tổ chức với chi phí 0 đồng.

Ví dụ nhỏ là Group Nghiện Nhà (Một hiện tượng trong thời dịch bệnh), "seeding" trong đó không hề mất bất kỳ chi phí nào.

Anh cho biết: 'Các Shop dùng tools, chiêu trò,... có thể có hiệu quả đó, ngàn đơn đó. Nhưng theo tôi thì " Sân chơi của họ thì họ là người nắm rõ nhất", những điều bạn làm họ nắm trong lòng bàn tay. Nên chăng họ có để cho bạn tồn tại được bao lâu thôi'

Kết

Trên đây là chia sẻ của anh Vũ Trung Anh Rim về hành trình khám phá và mở rộng kênh kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee. Có lẽ, không chỉ riêng Shopee, mà nếu nhà bạn hàng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng thì kinh doanh trên các sàn khác như Lazada, Tiki đều sẽ giúp bạn vượt qua đại dịch một cách thần kỳ.

Đại dịch đã đưa các sàn Thương mại điện tử lên hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ. Dù tốt hơn hay xấu hơn, không có ngành nào không bị COVID-19 tác động đến. Nhìn chung, các sàn thương mại điện tử dường như đang ở một vị trí khá tốt trong thời kỳ hiện nay. Thay vào đó, những khách hàng không thể đến cửa hàng truyền thống có thể mua sắm trực tuyến. Và có lẽ thói quen mua sắm trực tuyến này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra dù đại dịch COVID-19 có kết thúc trong thời gian sắp tới. Đây chính là cơ hội và động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi qua một nền tảng kinh doanh mới.

Hiện tại, có thể thấy, các ông lớn trong lĩnh vực Thương mại Điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki đang đẩy mạnh và cạnh tranh mạnh mẽ để mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tối ưu nhất. Song song đó, không chỉ với người mua hàng mà các sàn thương mại điện tử này còn hỗ trợ và chạy các chương trình tiếp thị hấp dẫn thu hút các nhà bán lẻ mở gian hàng trên sàn. Qua đó, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như một làn gió thổi bay mọi khó khăn đang gặp phải của hàng nghìn nhà bán lẻ và kể cả người tiêu dùng trước sự cản trở của đại dịch Covid 19.

Đọc thêm: Bí quyết chinh phục Top Seller khi bán hàng trên Shopee

------------------------------------------------------

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, khi bạn sử dụng hệ thống Haravan để quản lý bán hàng, bạn có thể kết nối với Shopee nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: