Định giá là một bước quan trọng để người bán có thể vừa thu được nguồn lợi nhuận hiệu quả vừa mang đến cho khách hàng một giá trị phù hợp. Việc định giá sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là các chi phí chủ shop phải thanh toán cho các hoạt động kinh doanh. Vậy nên, để bán hàng trên Lazada có lợi nhuận và bền vững, nắm bắt và xây dựng chiến lược định giá sản phẩm là công việc chủ shop cần thực hiện. Cùng Haravan điểm qua những hiểu biết về định giá sản phẩm, cách để có chiến lược định giá hiệu quả!
Chiến lược Định giá sản phẩm là gì?
Định giá sản phẩm là một quá trình phức tạp cần được nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Trong đó người bán hàng sẽ tập hợp tất cả các tính năng/ công dụng của sản phẩm và giá trị mà khách hàng có thể nhận được. Sau đó quyết định mức giá bán cho sản phẩm dựa vào những giá trí đó và cộng các chi phí phải chi trả.
Giá bán của sản phẩm cần phải đảm bảo được bù đắp được cho chi phí hàng hoá (sản xuất), nhân sự, tiếp thị và bán hàng, đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải tính toán làm sao để thể hiện sự uy tín thương hiệu, đem lại cho khách hàng một chất lượng tuyệt đối và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ kinh doanh khác.
Chiến lược định giá sản phẩm là phương hướng về giá được nhà kinh doanh vạch ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trung và dài hạn) để đạt được mục tiêu như tối ưu hiệu quả marketing, chiếm lĩnh thị phần hay gia tăng lợi nhuận,…
Tại sao cần ‘Định giá sản phẩm’ khi bán hàng trên Lazada?
Theo báo cáo của Lazada, nền tảng này cho biết số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam tăng khoảng 30% mỗi tháng kể từ tháng 10/2021. Do đó, sự cạnh tranh trên sàn ngày càng lớn đối với các nhà bán hàng. Vậy nên, định giá sẽ trở nên phức tạp hơn nhưng nếu định giá tốt, điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chặng đường kinh doanh online của bạn:
1. Cân bằng và ổn định nguồn lợi nhuận kinh doanh
Trong kinh doanh, nếu chủ shop định mức giá quá thấp thì sẽ thu hút khách hàng mua trong giai đoạn đầu. Mặt khác cũng có những phân khúc khách hàng sẽ đánh giá sản phẩm dựa vào mức giá, giá thấp đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm kém. Tương tự, nếu mức giá quá cao thì sẽ đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng doanh thu sẽ thấp hơn. Vậy nên, chiến lược định giá sản phẩm sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng lợi nhuận, doanh thu bán hàng trong từng giai đoạn của thị trường. Điều quan trọng là mức giá phù hợp với những giá trị mà cả người bán và người mua đều nhận được.
2. Xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu
Giá là yếu tố mà khách hàng dùng để đánh giá về một sản phẩm. Có thể nói, người dùng hiện nay đã không còn ưa chuộng những món hàng quá rẻ tiền bởi họ sẽ hoài nghi về chất lượng thực chất của nó. Vậy nên, nếu chủ shop muốn kinh doanh lâu dài, phát triển bền vững thì hãy tạo một lòng tin về thương hiệu qua mức giá tương ứng với chất lượng sản phẩm. Nếu một lần mua đầu tiên, bạn tạo được sự ấn tượng với khách hàng ở mức giá cân xứng với giá trị họ nhận được thì những sản phẩm khác họ sẽ tin vào mức giá mà bạn mang lại.
3. Thúc đẩy hoạt động tiếp thị và bán hàng
Chiến lược định giá sản phẩm cũng là yếu tố để chủ kinh doanh thúc đẩy hoạt động bán hàng, khuyến khích bán hàng nhiều hơn, đồng thời có thể áp dụng chính sách giảm giá trên Lazada. Với một thị trường nhiều người bán, nếu bạn có chiến lược định giá phù hợp cho từng thời điểm, bạn sẽ tăng mức độ cạnh tranh trên sàn.
Cách định giá sản phẩm trên Lazada đạt lợi nhuận hiệu quả
Để định giá một sản phẩm bán trên Lazada, bước đầu tiên chủ shop cần thực hiện chính là tìm hiểu kỹ lưỡng về chi phí bán hàng trên Lazada. Sau đó sẽ hoàn thiện các bước sau:
Bước 1: Xác định và tính toán tổng chi phí phải trả cho kinh doanh
Ở bước này, chủ shop cần tổng hợp hết tất cả các loại chi phí mà bạn cần chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn như chi phí sản xuất/ nhập hàng hoá, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ cho tiếp thị, vận chuyển, chi phí đóng gói và quan trọng là chi phí mà bạn phải thanh toán cho sàn thương mại điện tử Lazada. Con số này sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng giá bán sản phẩm của bạn sẽ cho phép bạn tạo ra lợi nhuận và không bị thua lỗ.
Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận định hướng
Tiếp theo, người bán cần đặt ra mục tiêu bán hàng của mình để làm cơ sở định giá. Mỗi giai đoạn bán hàng sẽ có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có chiến lược định giá và bán hàng khác nhau. Từ những mục tiêu đặt ra, chủ shop sẽ tính toán lợi nhuận mong muốn và phù hợp. Chẳng hạn như:
- Mục tiêu tăng lợi nhuận
- Mục tiêu Thâm nhập thị trường
- Tăng doanh thu trên mỗi khách hàng
- Đánh bại đối thủ cạnh tranh
- Tối ưu công suất làm việc và sử dụng tài nguyên
- Giới thiệu sản phẩm mới
- Tiếp cận một phân khúc mới
- Tăng sự độ nhận diện của thương hiệu
- Tăng chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Bước 3: Nghiên cứu thị trường Lazada để thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là điểm quan trọng nhà bán hàng không nên bỏ lỡ bởi nhóm người tiêu dùng này sẽ giúp bạn tối ưu chi phí tiếp thị, bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả. Vậy nên, chủ shop cần xác định đối tượng mục tiêu và phân tích thật kỹ lưỡng để tìm hiểu xem ‘Điều gì thúc đẩy họ mua hàng?’ và ‘Mức giá mong muốn và khiến họ quyết định mua hàng ngay là bao nhiêu?’
Những thông tin này là yếu tố quan trọng để chủ shop định giá sản phẩm trên Lazada hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: 5 Cách xác định khách hàng mục tiêu trên Shopee, X3 hiệu quả chiến dịch Marketing
Bước 4: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trên thị trường Lazada
Dù bạn mới bắt đầu bán hàng trên Lazada hay đã kinh doanh từ lâu thì việc nghiên cứu và tìm hiểu về đối thủ là điều vô cùng cần thiết, cần thực hiện thường xuyên để tăng lợi thế cạnh tranh của mình.
Tham khảo mức giá của đối thủ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt cho mức giá bán của gian hàng mình. Tuy nhiên, chiến lược của bạn sẽ có sự khác biệt để có lợi thế riêng của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cảm nhận của khách hàng đối thủ qua phần review trên Lazada để xem được mức giá đó với khách hàng đã phù hợp và hài lòng hay chưa.
Bước 5: Lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm khôn khéo và phù hợp
Bước tiếp theo là bước quan trọng nhất và quyết định quy trình định giá của bạn có mang lại hiệu quả kinh doanh hay không? Có nhiều chiến lược định giá khác nhau và phù hợp với từng mục tiêu cụ thể của bạn. Vậy nên, hãy lựa chọn phù hợp và áp dụng thật khôn khéo để có mức giá bán hài lòng khách hàng mà đem lại hiệu quả lợi nhuận tốt nhất. Cùng tìm hiểu phần tiếp theo về phần Chiến lược định giá sản phẩm trên Lazada.
Chiến lược định giá sản phẩm trên Lazada cho nhà bán hàng
Chiến lược định giá sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong marketing. Mỗi chiến lược sẽ có những cách thức định giá khác nhau cho từng giai đoạn phù hợp. Cùng tìm hiểu qua chi tiết:
1. Chiến lược định giá sản phẩm mới
Định giá thâm nhập thị trường
Với những nhà bán hàng mới kinh doanh trên Lazada, tăng thị phần và tăng lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết để gian hàng của bạn phát triển bền vững. Chủ shop có thể cân nhắc mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để khuyến khích và thúc đẩy người dùng trải nghiệm thử sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, mức giá quá thấp ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức đánh giá ban đầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm. Do đó, thay vì chủ shop để giá quá thấp thì tăng giá bán gốc và sử dụng giá ưu đãi (giảm giá) để thu hút khách hàng mua hàng. Nếu chiến lược này thành công, bạn sẽ điều chỉnh mức giá trở về giá gốc để bán cho khách hàng trung thành.
Định giá hớt váng
Chiến lược định giá hớt váng nghĩa là bạn sẽ đặt một mức giá ban đầu cao và sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Với chiến lược này, sẽ hiệu quả nếu chất lượng sản phẩm và hình ảnh phải thu hút, cam kết tạo lòng tin thương hiệu cho khách hàng. Quan trọng hơn hết là đối thủ cạnh tranh của shop không quá nhiều và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, với chiến lược này chủ shop nên cân nhắc thật kỹ bởi nó có hạn chế về mặt thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm của bạn hoàn toàn phù hợp với mức giá cao đó trong giai đoạn đầu.
2. Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
Nhà bán hàng trên Lazada có thể chia sản phẩm theo từng chủng loại, dòng sản phẩm và định giá theo từng nhóm để phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau, nhằm tạo sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn.
3. Chiến lược định giá gói sản phẩm
Gói sản phẩm là sự kết hợp của nhiều sản phẩm. Chiến lược định giá gói sản phẩm là cách người bán kết hợp bán các sản phẩm với nhau để bán theo combo với giá ưu đãi. Với chiến lược này, chủ kinh doanh sẽ dễ dàng giới thiệu và bán những sản phẩm mà người tiêu dùng ít có nhu cầu hơn. Đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng với combo giá rẻ, kích thích người dùng mua hàng.
4. Chiến lược định giá tùy chọn sản phẩm
Cùng một sản phẩm nhưng có nhiều loại với mức giá khác nhau. Chủ shop có thể bán thêm phụ kiện hoặc những sản phẩm nhỏ lẻ đi kèm và nó phải tương xứng với sản phẩm chính. Và tất nhiên, bạn nên tạo sự khác biệt về giá cho khách hàng lựa chọn.
5. Chiến lược điều chỉnh giá bán
Tuỳ thuộc vào mục tiêu marketing của từng giai đoạn bán hàng hay từng phân khúc khách hàng mà chủ kinh doanh đưa ra mức giá bán khác nhau cho sản phẩm của mình. Do đó, bạn cần có chiến lược điều chỉnh mức giá để phù hợp với từng hoàn cảnh.
Định giá bán theo tâm lý người tiêu dùng
Nắm bắt tâm lý khách hàng là một trong những chìa khoá để nhà kinh doanh có chiến lược bán hàng thành công. Người tiêu dùng thường không có đủ thông tin để tìm hiểu xem họ có đang mua một sản phẩm có mức giá phù hợp không. Đặc biệt với những mặt hàng khó so sánh, khách hàng thường nhận định rằng mức giá cao sẽ đi kèm với chất lượng sản phẩm tốt.
Ngoài ra, chủ shop có thể định giá theo cách định mức giá như giữa 99k và 100k. Dù chênh lệch 1k nhưng sản phẩm 99k lại ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng một cách đáng kể.
Định giá khuyến mãi
Chiến lược định giá khuyến mãi là cách mà người bán sẽ tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết để tăng doanh số bán hàng và thu hút lượng lớn người tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, tăng sự uy tín và lòng trung thành của khách hàng hơn. Vậy nên, bạn nên cung cấp các sản phẩm chất lượng, phù hợp với giá bán gốc để tăng lợi nhuận trong tương lai.
Tổng kết
Có nhiều cách thức và chiến lược để định giá sản phẩm trên Lazada. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phân tích thật kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để có mức giá phù hợp. Đồng thời, tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của bạn cho từng giai đoạn mà điều chỉnh giá sao cho tối đa lợi nhuận, tối ưu chi phí nhất.
—---------
Kết nối quản lý bán hàng trên Lazada với Haravan
Khi bạn sử dụng hệ thống Haravan để quản lý bán hàng, bạn có thể kết nối với Lazada nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống Haravan giúp bạn:
- Chọn để quản lý kho hàng, dữ liệu tồn kho, giá bán sản phẩm trên Lazada từ Haravan.
- Đồng bộ dữ liệu đơn hàng được tạo trên Lazada về Haravan.
- Quản lý, theo dõi và cập nhật trạng thái đơn hàng tự động từ Lazada về Haravan.
Ngoài ra, doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.
Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada của chúng tôi tại đây.
TẶNG 10 TEMPLATE QUẢN LÝ KHO BẰNG EXCEL NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ CHO CHỦ SHOP
Bài viết liên quan:
1 - 19
- Những điều cần biết về kho Lazada và các địa điểm nhận gửi hàng
- Hướng dẫn cách đổi trả hàng Lazada nhanh chóng chi tiết a-z
- Cách xử lý đơn hàng Lazada hiệu quả dành cho mọi chủ shop
- Laz Mall là gì? Hướng dẫn đăng ký Laz Mall nhanh chóng cho chủ shop
- Tổng quan những điều cần biết về livestream Lazada dành cho chủ shop
- Lazada Express Lex là gì? Giải đáp chi tiết thắc mắc về LEX VN
- Hướng dẫn chi tiết cách đăng sản phẩm bán hàng trên Lazada
- Những loại phí bán hàng trên Lazada đầy đủ nhất bạn cần biết
- 13 Yếu tố cần biết để tối ưu SEO hiệu quả khi bán hàng trên Lazada
- Chiến thuật khuyến mãi giúp tăng đơn hàng trên Lazada hiệu quả
- Chiến lược định giá sản phẩm trên Lazada giúp tăng trưởng lợi nhuận hiệu quả
- Hướng dẫn SEO sản phẩm trên Lazada, tăng traffic và đơn hàng hiệu quả
- Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Lazada siêu dễ từ A-Z
- Cách thức tăng traffic miễn phí cho shop khi bán hàng trên Lazada
- Cách tăng doanh số bán hàng trên Lazada với chương trình Freeship Max
- Bật mí kinh nghiệm các cách bán hàng trên Lazada hiệu quả
- Kinh nghiệm chạy quảng cáo Lazada hiệu quả cho nhà bán hàng mới
- Chiến lược tiếp thị tăng đơn hàng mùa Sale hiệu quả cho nhà bán hàng trên Lazada
- 5 bước để đăng ký trở thành Cộng tác viên bán hàng trên Lazada
Chiến thuật khuyến mãi giúp tăng đơn hàng trên Lazada hiệu quả
13 Yếu tố cần biết để tối ưu SEO hiệu quả khi bán hàng trên Lazada
Những loại phí bán hàng trên Lazada đầy đủ nhất bạn cần biết
1_cac-buoc-can-thiet-de-co-mot-ke-hoach-marketing-hieu-qua___2_ban-hang-tren-lazada
n-2:
Đây là n2:
next: /blogs/ban-hang-tren-lazada/huong-dan-seo-san-pham-tren-lazada-tang-traffic-va-don-hang-hieu-qua
prev: /blogs/ban-hang-tren-lazada/chien-thuat-khuyen-mai-giup-tang-don-hang-tren-lazada-hieu-qua
ev: /blogs/ban-hang-tren-lazada/chien-thuat-khuyen-mai-giup-tang-don-hang-tren-lazada-hieu-qua