SOP là gì? Làm thế nào để áp dụng quy trình chuyển SOP?

Hiện nay, SOP là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy SOP là gì? Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa SOP và tính ứng dụng quy trình SOP thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. SOP là gì?

SOP là gì

SOP là quy trình thao tác chuẩn được thực hiện để tránh sai sót xảy ra

SOP được viết tắt từ Standard operation procedure dịch ra có nghĩa là Quy trình thao tác chuẩn. SOP được định nghĩa là một hệ thống quy trình được tạo ra với mục đích hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc. Nếu được thực hiện theo đúng các bước trong quy trình sẽ giúp tránh khỏi các sai sót để có thể xảy ra, đặc biệt sẽ giúp cho nhân viên mới nhanh chóng quen với môi trường làm việc. Quy trình thao tác chuẩn SOP được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, hàng không, khách sạn, nhà hàng, giáo dục, công nghiệp và quân sự.

2. Vì sao nên sử dụng SOP ?

SOP là gì

SOP cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh của mình

Quy trình thao tác chuẩn SOP cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh của họ và xác định được lĩnh vực cần cải thiện. Dưới đây là một số lý do tại sao nên sử dụng SOP trong doanh nghiệp:

  • SOP giúp tiết kiệm công sức, thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

  • SOP giúp xây dựng quy trình công việc được thực hiện một cách thuần thục

  • SOP giúp hạn chế lãng phí tài nguyên và các nguồn lực của doanh nghiệp.

  • SOP giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ ổn định và cải thiện năng suất làm việc.

Tuy nhiên, quy trình SOP sẽ áp dụng thất bại nếu nhân viên trong doanh nghiệp không tuân thủ theo nó. Do đó, các nhà quản lý nên trực tiếp giám sát để có thể đảm bảo được và duy trì đúng cách.

3. Phân loại quy trình thao tác chuẩn SOP

Mặc dù SOP được các doanh nghiệp tự do phát triển để phù hợp với mục tiêu và phù hợp với định dạng nhất nhưng hầu hết đều chọn một trong ba loại SOP dưới đây:

SOP là gì

Các loại thuộc quy trình SOP

  • Định dạng SOP từng bước: Đối loại định dàng này chỉ cần tạo một danh sách đơn giản được đánh số hoặc gạch đầu dòng với các bước cần thực hiện khi hoàn thành một quy trình. Ngoài ra, định dạng này chỉ được sử dụng khi quy trình được đề cập đơn giản và có thể hoàn thành mà không gặp sự cố.

  • Định dạng SOP phân cấp: Đây là loại định dạng liên quan đến việc liệt kê các bước của quy trình cần được hoàn thành. Tuy nhiên loại định dạng này cung cấp các chi tiết bổ sung trong mỗi bước nếu thấy thật sự cần thiết. SOP theo từng bước sẽ liệt kê các bước 1,2,3 nhưng phân cấp sẽ bao gồm các bước 1a,1b,2a,2b,2c,3a,3b.

  • Định dạng SOP lưu đồ: Đây là loại định dạng được sử dụng để minh họa SOP khi có nhiều kết quả tại một số điểm nhất định trong suốt quá trình. Đối với những trường hợp này, kết quả các bước sẽ tác động đến nhóm cần tiếp cận từng bước tiếp theo.

4. Các thành phần trong SOP

SOP là gì

Một số thành phần có trong SOP

Dưới đây là các thành phần cơ bản có trong SOP mà doanh nghiệp nên biết cụ thể là:

  • Trang tiêu đề: Liệt kê tiêu đề của quy trình, đối tượng dự định hướng tới. Trong đó tiêu đề sẽ đề cập vai trò cụ thể, bộ phận, nhóm hoặc cơ quan, số nhận dạng SOP của bộ phận và tên chữ ký của người đã chuẩn bị.

  • Mục lục: Có khả năng cung cấp và dễ dàng truy cập vào các phần khác nhau trong quy trình SOP lớn.

  • Danh sách từng bước của thủ tục: Bao gồm sự giải thích về mục tiêu, vai trò, trách nhiệm của nhiệm vụ và các quy định về thuật ngữ, mô tả những việc cần làm để hoàn thành từng bước và thảo luận các quyết định cần được đưa ra.

5. Làm thế nào để xây dựng được quy trình thao tác chuẩn SOP?

Một quy trình vận hành tiêu chuẩn SOP hiệu quả cần phải giải thích rõ ràng các bước thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nào đó. Ngoài ra, có thể giúp cho nhân viên thấy được những rủi ro xảy ra khi thực hiện quy trình. Để khai thác tối đa lợi ích từ quy trình SOP, doanh nghiệp nên lập danh sách tất cả các quy trình kinh doanh. Đồng thời, các nhà quản lý nên thảo luận về trách nhiệm, công việc của nhân viên để đảm bảo tất cả nằm trong tầm kiểm soát. Dưới đây là các bước hướng dẫn xây dựng quy trình thao tác chuẩn SOP mà bạn có thể tham khảo:

SOP là gì

Các bước để xây dựng quy trình thao tác chuẩn SOP

  • Bước 1: Xác định mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần phải xác định mục tiêu của nhiệm vụ và lý do tại sao nên sử dụng quy trình chuẩn SOP.

  • Bước 2: Xác định hình dạng SOP: Sau đó, doanh nghiệp cần phải xác định loại SOP nào muốn sử dụng. Bởi vì một tổ chức sẽ có một mẫu SOP trước được cung cấp.

  • Bước 3: Xác định các yếu tố phụ thuộc trong SOP để kết chúng trong SOP mới. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thêm quy trình vận hành tiêu chuẩn mới vào một quy trình hiện có. Tiếp theo, xác định đối tượng hướng tới để có thể viết SOP phù hợp.

6. Hướng dẫn vận hành quy trình chuẩn SOP

Dưới đây là hướng dẫn vận hành quy trình chuẩn SOP cho doanh nghiệp dành cho cấp quản lý và nhân viên cụ thể như sau:

SOP là gì

Hướng dẫn vận hành quy trình chuẩn SOP

6.1. Đối với cấp quản lý

Người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt quy trình, mục tiêu SOP cho nhân viên. Do đó, họ cần phải nắm rõ các công việc, kiểm soát chặt chẽ công việc, kịp thời phát hiện và xử lý sai sót trong quá trình thực hiện SOP. Lưu ý, nhà quản lý cần phải lắng nghe ý kiến của nhân viên về vấn đề phát sinh hoặc chưa phù hợp để không ngừng cải tiến và hoàn thiện quy trình tiêu chuẩn SOP cho doanh nghiệp.

6.2. Đối với cấp nhân viên

Trong quy trình tiêu chuẩn SOP, nhân viên sẽ là đối tượng làm việc và chịu trách nhiệm tuân theo các quy trình SOP theo sự hướng dẫn của cấp trên. Do đó, nhân viên phải có ý thức tự giác hoàn thành tốt những công việc được giao và không được làm sai nhiệm vụ của mình. Nhân viên hoàn toàn có thể đóng góp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để công việc có thể hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhân viên không phải là người thiết lập quy trình SOP nên không thể tự ý tạo hoặc thay đổi quy trình hiện có. Đồng thời, mọi thay đổi phải xin ý kiến, đề xuất và sự đồng ý từ cấp trên trước khi thực hiện.

7. Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa SOP là gì và tính ứng dụng của quy trình tiêu chuẩn trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và giúp bạn có thể hiểu hơn về SOP trong doanh nghiệp nhé!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: