SaaS là gì? Tất tần tật về SaaS mà bạn cần biết

SaaS (Software-as-a-Service) là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay trên thị trường công nghệ. Hiện nay, các ứng dụng SaaS được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng hiểu SaaS là gì cũng như các lưu ý khi sử dụng SaaS. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm SaaS cũng như giải đáp thắc mắc liên quan đến SaaS. Cùng theo dõi nhé!

1. Khái niệm Saas? Mô hình SaaS là gì?

saas-la-gi

Khái niệm và mô hình SaaS

SaaS là viết tắt của cụm từ Software-as-a-Service. Đây là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay trên thị trường công nghệ.

SaaS chính là mô hình phân phối ứng dụng phần mềm. Trong đó, nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ, tiện ích dựa trên phần mềm đó. Trong các mô hình truyền thống, người dùng cần tải phần mềm về máy và tiến hành cài đặt để sử dụng phần mềm.

Còn với SaaS, thay vì phải tải một phần mềm và cài đặt phần mềm đó về thiết bị, giờ đây bạn có thể sử dụng các phần mềm dễ dàng thông qua trình duyệt trên Internet. Do đó, bạn cũng không cần quá bận tâm đến việc đang sử dụng hệ điều hành nào hay lo lắng hệ điều hành có tương thích hay không.

Nhà cung cấp sẽ tạo ra và duy trì phần mềm chạy trên nền tảng là web. Khách hàng có thể truy cập vào phần mềm qua web sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ theo nhu cầu.

SaaS được coi là mô hình 4.0 với những tính năng ưu việt nên rất được doanh nghiệp ưa dùng.

2. Mô hình SaaS hoạt động như thế nào?

Mô hình SaaS hoạt động thông qua phân phối đám mây.

Một nhà cung cấp sẽ lưu trữ ứng dụng cùng dữ liệu quan trọng trên máy chủ, cơ sở dữ liệu cùng tài nguyên mạng để tiến hành lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp.

Ứng dụng có SaaS được truy cập thông qua trình duyệt web.

Vì thế, hoạt động trong mô hình SaaS không chỉ đòi hỏi người dùng phải trả phí đăng kí để truy cập vào phần mềm. Còn việc bảo trì phần mềm cùng hệ thống không nằm trong phần việc của công ty SaaS.

saas-la-gi

Hoạt động của mô hình SaaS

3. Các đặc điểm của phần mềm SaaS

3.1 Cấu hình và tùy biến

Các ứng dụng có phần mềm SaaS không khác biệt so với các ứng dụng thông thường trên thiết bị điện tử. Nhờ vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng, điều chỉnh các yếu tố liên quan đến giao diện, tính năng sản phẩm.

Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm tùy chỉnh theo nhu cầu, mục đích của doanh nghiệp.

saas-la-gi

Cấu hình tùy biến của SaaS có nhiều lợi thế

3.2 Giao thức tích hợp mở

Hiểu đơn giản, giao thức tích hợp mở chính là cách kết nối giữa giữa phần mềm SaaS và các dữ liệu, ứng dụng khác.

SaaS không thể trực tiếp truy cập vào hệ thống dữ liệu nội bộ nên các tích hợp mở sẽ giúp ứng dụng kết nối giữa các phần mềm và hỗ trợ tối đa cho hoạt động sử dụng của người dùng.

saas-la-gi

Giao thức tích hợp mở trong SaaS

3.3 Chức năng chia sẻ thông tin

SaaS có khả năng chia sẻ thông tin hiệu quả và chính xác.

Với các phần mềm, ứng dụng thông thường, người dùng sẽ mất nhiều thời gian để chuyển giao dữ liệu qua lại giữa các thiết bị. Điều này gây ra nhiều khó khăn khi người dùng cần gửi, chia sẻ thông tin, dữ liệu cho nhiều người, hoặc khi muốn chuyển thiết bị.

Chỉ cần một đường link, người dùng đã có thể dễ dàng chỉnh sửa, chia sẻ dữ liệu tới các nguồn khác nhau.

Khả năng lưu trữ, trao đổi thông tin qua lại này chính là ưu điểm vượt trội của nền tảng web như SaaS.

saas-la-gi

Chức năng chia sẻ thông tin trong SaaS

4. Các phần mềm SaaS phổ biến nhất hiện nay

SaaS đang ngày một phổ biến trên thị trường. Trên thế giới, có nhiều nhà cung cấp phần mềm SaaS, phải kể đến những tên tuổi lớn như Oracle, Adobe Creative Cloud, Dropbox, Google, IBM, Microsoft,…Hầu hết những công ty công nghệ lớn trên thị trường đều đang sử dụng và kết nối với SaaS.

Chỉ với một phần mềm SaaS, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng để quản lý nhiều hoạt động, hệ thống như:

  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
  • Tiếp thị qua email
  • Phần mềm kế toán
  • Phần mềm nhân sự
  • Phần mềm bảo mật
  • Các dịch vụ chỉnh sửa văn bản
  • Phần mềm giao tiếp

saas-la-gi

Các phần mềm SaaS ngày một phổ biến

5. Ưu điểm của mô hình SaaS

5.1 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền mặt, nhân lực, thời gian cùng với những chi phí chuyển đổi.

Người dùng không cần cài đặt và chạy phần mềm trên hệ thống của doanh nghiệp. Nhờ vậy, chi phí mua phần mềm được tiết kiệm tối đa. Thêm vào đó, người dùng không cần trả thêm các chi phí bảo trì, hỗ trợ như nhiều phần mềm khác trên thị trường.

Người dùng còn có thể chủ động lựa chọn gói sử dụng. Có thể là dùng thử miễn phí trước rồi trả thêm chi phí để sử dụng các dịch vụ nâng cao. Đồng thời, người dùng cũng có thể mua theo số lượng tài khoản và thời gian sử dụng.

Thời gian cùng nhân lực triển khai phần mềm SaaS cũng tiết kiệm hơn hẳn so với những giải pháp truyền thống. Nếu doanh nghiệp cần 6 đến 12 tháng để chỉnh sửa hoạt động của một hệ thống phần mềm nào đó thì với SaaS, người dùng chỉ cần tối đa là 2 ngày để thiết lập, sửa chữa sản phẩm.

saas-la-gi

Mô hình SaaS giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

5.2 Luôn nhận được các tính năng phần mềm tốt nhất

Là khách hàng sử dụng SaaS, bạn không cần một bộ phận IT luôn túc trực để xử lý vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành phần mềm nữa. Từ việc đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, duy trì bảo mật đến fix các bugs phát sinh,... đều được nhà cung cấp chịu trách nhiệm. Đội ngũ tester và IT của họ làm rất tốt phần này, và bạn sẽ luôn được sử dụng dịch vụ tốt nhất từ phía họ.

Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc các nhà cung cấp SaaS luôn thường xuyên tự động cập nhật phần mềm, bao gồm cả việc tối ưu các tính năng cũ và bổ sung thêm các tính năng cao cấp hơn. Bạn không cần lo lắng tìm mua phiên bản mới được phát hành hoặc các bản vá công nghệ.

5.3 Dễ dàng sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi

SaaS được triển khai qua nguồn Internet nên người dùng có thể truy cập vào phần mềm từ bất kì thiết bị và trình duyệt Internet nào.

Người dùng không cần đến văn phòng để sử dụng thiết bị máy tính cài sẵn phần mềm. Chỉ cần doanh nghiệp đăng ký sử dụng là đã có thể tạo thêm tài khoản cho nhân viên trong doanh nghiệp. Dù ở đâu thì người dùng cũng có thể dễ dàng thao tác và sử dụng sản phẩm SaaS với thao tác đơn giản, nhanh chóng.

Các phần mềm SaaS hiện nay được các nhà điều hành, sáng chế phát triển trên hầu hết các hệ điều hành thông dụng: Windows, MacOS, iOS và Android, Google Chrome, Safari, Firefox,...Người dùng hoàn toàn có thể đăng nhập trên nhiều thiết bị để truy cập vào SaaS.

saas-la-gi

Người dùng dễ dàng sử dụng SaaS ở mọi nơi, mọi lúc

5.4 Khả năng tích hợp cực lớn

Khả năng tích hợp của SaaS rất cao. Các phần mềm SaaS được tối ưu hệ thống API. Từ đó, cho phép người dùng đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng.

Người dùng dễ dàng không lo sợ mất dữ liệu khi chuyển dịch thiết bị. Đó chính là ưu điểm lớn của việc sử dụng SaaS.

saas-la-gi

Khả năng tích hợp của SaaS là cực lớn

5.5 Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng

Khả năng mở rộng của dữ liệu đám mây cùng SaaS nói riêng được đánh giá rất cao. Bạn có thể tăng gấp đôi, gấp 3,... số lượng tài khoản hoặc tích hợp các phần mềm mới mà không cần lo việc gia tăng số lượng sẽ ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu.

saas-la-gi

Quy mô SaaS ngày một được mở rộng

6. Hạn chế của mô hình SaaS

6.1 Tính bảo mật hệ thống

Chính vì mô hình SaaS tập trung vào sự linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai nên mô hình này có một điểm yếu so với giải pháp on-premise - đó là vấn đề bảo mật.

Server của SaaS được đặt ở bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp. Trong khi đó, dữ liệu được ký gửi trên “đám mây” (cloud) nên nhiều người dùng có cảm giác không an toàn, lo sợ thông tin bị rò rỉ và bị lấy cắp.

saas-la-gi

SaaS có những hạn chế trong bảo mật hệ thống

6.2 Yêu cầu bắt buộc về kết nối internet

Kết nối internet là yếu tố quan trọng nhất để người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm SaaS. Trong trường hợp thiết bị của bạn không kết nối được với Internet, hoặc khi đang ở những nơi internet không khả dụng thì việc sử dụng phần mềm SaaS sẽ hạn chế.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều được trang bị Internet. Vì thế, người dùng không cần lo lắng về vấn đề Internet. Nhà cung cấp SaaS cũng đang cố gắng để phát triển tính năng ngoại tuyến cho SaaS.

saas-la-gi

SaaS yêu cầu bắt buộc về kết nối Internet

6.3 Chưa sẵn sàng với phiên bản mới cập nhật

Phần mềm SaaS đều được tự động cập nhật miễn phí. Chỉ cần có Internet là người dùng có thể cập nhật phần mềm một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tuy nhiên, vì người dùng không chủ đích trong việc cập nhật phần mềm nên trong nhiều trường hợp, người dùng rơi vào tình trạng bị động và bỡ ngỡ với những thay đổi trong giao diện, tính năng phần mềm.

saas-la-gi

Phiên bản cập nhật của SaaS khiến nhiều người dùng bị động

7. Mô hình SaaS ứng dụng cho doanh nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu mới nhất vào năm 2020 của Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á cho rằng Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 châu Á. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp Việt, nhất là những doanh nghiệp đang hướng đến tìm kiếm giải pháp công nghệ và phát triển mạnh về SaaS.

Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang không ngừng phát triển các mô hình SaaS. Có thể kể đến: phần mềm kế toán-hành chính với nhiệm vụ cung cấp chuẩn xác số liệu như MISA SME.NET, phần mềm quản trị hiệu suất iHCM, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng BiakiCRM,...

saas-la-gi

Mô hình SaaS được ứng dụng cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam

8. Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về SaaS: SaaS là gì, các ứng dụng, lợi ích cùng hạn chế của SaaS đều đã được cung cấp. Nhờ việc hiểu rõ về SaaS và cách vận hành, bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích và dễ dàng đưa ra quyết định trong quá trình sử dụng SaaS.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Cộng tác viên bán hàng online

Có thể bạn quan tâm:
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: