Nhà cung cấp là gì? Cách tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng nhà cung cấp là gì, và tại sao mối quan hệ với họ lại quan trọng đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá các bước để tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp Viets một cách hiệu quả.

Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng cần mua bán vật liệu, hàng hóa để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Ngay khi xuất hiện nhu cầu, doanh nghiệp sẽ liên hệ với một hoặc nhiều nhà cung cấp. Nếu định nghĩa nhà cung cấp là gì vẫn còn làm khó bạn, bài viết sẽ giải đáp giúp. Qua đây, bạn sẽ biết thêm về những tiêu chí quan trọng khi chọn nhà cung cấp.

Khái niệm về nhà cung cấp

nha-cung-cap

Nhà cung cấp đảm nhận vai trò cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và một trong số đó chính là nhà cung cấp. Do đó, nếu đang sở hữu doanh nghiệp của riêng mình hoặc có kế hoạch mở doanh nghiệp thì bạn cần biết nhà cung cấp là gì.

Giải thích ngắn gọn, nhà cung cấp chính là cá nhân hoặc tổ chức chuyên cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho một thực thể khác. Hay những cá nhân và tổ chức tham gia cung ứng hàng hóa/dịch vụ trên thị trường thì được gọi là nhà cung cấp. Trong tiếng Anh, nhà cung cấp được biểu thị thông qua từ supplier.

Phân loại nhà cung cấp

Nhà cung cấp hiện được chia thành 4 loại phổ biến, bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối, người nhập khẩu và thợ thủ công độc lập. Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết về mỗi loại ngay nhé!

  • Nhà sản xuất giữ vai trò là nguồn cung của bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Nhiệm vụ chính của nhà sản xuất gồm có: nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm.
  • Nhà phân phối hay còn được gọi là người bán buôn, nhập hàng với một lượng lớn từ nhà sản xuất để nhận mức giá rẻ. Tiếp đó, họ chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ đến nhiều người bán lẻ khác để nhận lãi cao hơn.
  • Người nhập khẩu dùng để đề cập đến những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa. Họ mua hàng hóa từ “bển” về và bán trực tiếp cho những nhà bán lẻ.
  • Thợ thủ công độc lập chính là những người tự tạo ra sản phẩm. Họ cũng tự bán sản phẩm một cách độc lập và trực tiếp cho người cần mua. Tuy nhiên, họ chỉ có thể nhận những đơn đặt hàng có số lượng nhỏ.

nha-cung-cap

Nhà cung cấp bao gồm 4 loại và mỗi loại lại có nhiệm vụ khác nhau

Vai trò của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp là gì?

Nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho doanh nghiệp

Dựa vào định nghĩa, có thể thấy rằng nếu không có nhà cung cấp thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ do bị thiếu nguồn cung hàng hóa. Mất sự gắn kết chặt chẽ với nhà cung cấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể sản xuất đủ hàng hóa để bán ra thị trường. Từ đó, lợi nhuận, doanh thu và số lượng khách hàng sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Nhà cung cấp tạo nên giá trị của toàn chuỗi cung ứng

Đối với doanh nghiệp, nhà cung cấp còn góp phần tạo nên giá trị của toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong trường hợp có bất cứ nhà cung cấp nào gặp sự cố thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy. Điều này khiến nguồn hàng không đủ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhà cung cấp cũng tạo ra những áp lực nhất định cho doanh nghiệp

Tại sao nói nhà cung cấp là một áp lực đe dọa đối với mỗi doanh nghiệp, liệu rằng bạn có biết hay không? Đấy là vì nhà cung cấp nắm trong tay quyền:

  • Tăng giá bán hàng hóa.
  • Giảm chất lượng hàng hóa.
  • Không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng hàng hóa và thời gian giao hàng.

Thậm chí, một số mặt hàng chỉ được phân phối độc quyền bởi số lượng ít nhà cung cấp. Dù giá thành cao, chất lượng không tương xứng với giá,... thì doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận do không có nhiều sự lựa chọn.

nha-cung-cap

Nhà cung cấp đảm bảo chuỗi cung ứng liền mạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tìm nhà cung cấp hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Vậy là bài viết vừa giúp bạn giải đáp nhà cung cấp là gì cũng như vai trò của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà cung cấp cho doanh nghiệp của mình thì hãy bám sát top 7 tiêu chí dưới đây nhé!

Tìm nhà cung cấp dựa theo mức độ uy tín

Uy tín là điều mà mỗi cá nhân và tổ chức phải nỗ lực rất nhiều trong thời gian nhưng chưa chắc đã có được. Bởi vậy, khi “săn lùng” nhà cung cấp thì bạn nên xếp tiêu chí này lên vị trí đầu tiên.

Nhằm xác định một nhà cung cấp nào đó có thật sự uy tín hay không, bạn có thể tham khảo:

  • Phản hồi từ những đối tác, khách hàng cũ của nhà cung cấp đó.
  • Phương thức liên lạc với nhà cung cấp.
  • Giấy phép hoạt động (có hoặc không? thật hpặc giả?).
  • Tính minh bạch thông qua những hợp đồng kinh doanh.

Tìm nhà cung cấp dựa vào chất lượng sản phẩm

Trong top 7 tiêu chí “vàng” để lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần chú trọng tiêu chí này. Hãy ưu tiên lựa chọn cá nhân hoặc tổ chức có thể mang đến bạn hàng hóa và dịch vụ:

  • Có chất lượng vượt trội.
  • Đạt những tiêu chuẩn mà bộ ngành và pháp luật để ra.

Chi khi có nguồn cung hàng hóa và dịch vụ tốt thì doanh nghiệp mới hy vọng sản xuất được những sản phẩm tốt nhất để phục vụ khách hàng. Sản phẩm tốt còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp cũng như cải thiện lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

nha-cung-cap

Doanh nghiệp có thể tìm nhà cung cấp tốt dựa vào uy tín của thương hiệu và chất lượng của hàng hóa

Tìm nhà cung cấp dựa trên giá thành sản phẩm

Giá thành cũng là một trong những tiêu chí bạn cần cân nhắc khi chọn đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp. Với cùng chủng loại và số lượng hàng hóa/dịch vụ thì bạn hãy nghiêng cán cân về đơn vị có hàng hóa và dịch vụ tốt, giá cả phải chăng. Đây là giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí và đảm bảo sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn.

Tìm nhà cung cấp cũng cần căn cứ vào thời gian giao hàng

Có câu: “Nhất cự ly, nhì tốc độ” và bạn nên vận dụng câu này vào việc tìm nhà cung cấp. Thời gian giao hàng không chỉ cần nhanh mà còn cần đúng hẹn mà 2 bên đã thỏa thuận.

Nhà cung cấp giao hàng hóa trễ cho doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều hệ quả:

  • Tự đánh mất uy tín của nhà cung cấp trong mắt đối tác, khách hàng.
  • Làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp, lãng phí thời gian, phát sinh nhiều loại chi phí.

Tìm nhà cung cấp có tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng thấp

Thêm một tiêu chí nữa để bạn làm căn cứ “chọn mặt gửi vàng” đó chính là tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng mỗi khi được nhà cung cấp giao đến. Tiêu chí này còn bị nhiều doanh nghiệp xem nhẹ và vô tình gây tốn kém chi phí mua hàng.

Tỷ lệ hàng hóa nguyên vẹn sẽ phản ánh chất lượng vận chuyển của nhà cung cấp. Hàng hóa càng bị hư hỏng ít thì nhà cung cấp càng làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao, coi trọng lợi ích của doanh nghiệp như lợi ích của mình.

nha-cung-cap

Giá thành hàng hóa và thời gian hàng hóa cũng là tiêu chí quan trọng trong tìm kiếm nhà cung cấp

Tìm nhà cung cấp có chính sách ưu đãi và bảo hành hấp dẫn

Chính sách ưu đãi và bảo hành hấp dẫn cũng là một điểm cộng của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Nếu thiếu đi tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí để mua hàng hóa/dịch vụ và không được đảm bảo quyền lợi khi xảy ra sự cố. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn có xu hướng “bắt tay” với những nhà cung cấp có chính sách và bảo hành minh bạch.

Tìm nhà cung cấp có dịch vụ khách hàng tận tâm

Trong cương vị của khách hàng, doanh nghiệp cũng mong muốn tìm ra nhà bán hàng có “tâm”. Nhà cung cấp càng tận tâm và chu đáo với doanh nghiệp, doanh nghiệp càng cảm thấy hài lòng và tin tưởng. Khi đứng trước nhiều nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp họ ưng ý nhất.

nha-cung-cap

Nhà cung cấp hàng hóa làm việc chu đáo và tận tâm sẽ chiếm trọn niềm tin của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể quản lý nhà cung cấp bằng cách nào?

Trong kinh doanh, nhà cung cấp là nhóm đối tượng doanh nghiệp phải dành nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, quản lý nhà cung cấp không phải việc dễ dàng với doanh nghiệp.

Thấu hiểu điều này, bài viết sẽ chia sẻ với bạn những cách quản lý nhà cung cấp thật trơn tru. Chỉ khi nắm chắc cách để quản lý cùng lúc nhiều nhà cung cấp thì doanh nghiệp của bạn mới có thể vận hành ổn định. Theo đó, doanh nghiệp cần:

  • Ghi chép, lưu trữ và tổng hợp thông tin về tất cả những nhà cung cấp mà doanh nghiệp đang hợp tác. Đây sẽ nguồn thông tin có giá trị giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh và đối chiếu khi cần thiết.
  • Thường xuyên cập nhật danh sách nhà cung cấp mới của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những thay đổi trong danh sách này. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có phương án lựa chọn phù hợp khi muốn mua hàng hóa.
  • Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp một cách chính xác, toàn diện nhất.
  • Sử dụng thêm những công cụ theo dõi và phần mềm quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp.

nha-cung-cap

Doanh nghiệp có thể tự quản lý nhà cung cấp để đưa ra lựa chọn phù hợp khi cần mua hàng hóa

Cách giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như: cắt giảm chi phí nhập hàng hóa, cải tiến sản phẩm/dịch vụ, phản hồi và giao tiếp thuận tiện hơn với nhà cung cấp giúp cả 2 bên hiểu rõ những thiếu sót để đổi mới theo hướng tích cực hơn.

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp thì hãy xem ngay top 6 cách đã được bài viết tổng hợp dưới đây nhé!

Luôn xem nhà cung cấp như một phần của doanh nghiệp

Sai lầm của nhiều doanh nghiệp là chỉ xem nhà cung cấp như một đối tác làm ăn thông thường, chỉ cần thanh toán sòng phẳng mọi chi phí. Bạn đừng phạm sai lầm này mà hãy luôn tạo cho nhà cung cấp cảm giác họ là một phần quan trọng của doanh nghiệp.

Nhằm hiện thực hóa điều này, bạn nên chủ động thảo luận về những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh với nhà sản xuất. Ví dụ như: kế hoạch tung ra sản phẩm mới, chiến lược quảng bá sản phẩm,... Thông qua đó, nhà cung cấp sẽ đưa ra những nhận định và đánh giá giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian sản xuất.

nha-cung-cap

Xem nhà cung cấp như một phần của doanh nghiệp là cách để tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa 2 bên

Đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho nhà cung cấp

Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cũng là cách để doanh nghiệp xây dựng niềm tin với nhà cung cấp. Một khi đã có được niềm tin thì những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác sẽ được giải quyết nhanh chóng và đơn giản hơn.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn như đã thỏa thuận với nhà cung cấp thì cần chủ động thông báo kèm theo lời xin lỗi chân thành nhất. Điều này sẽ gạt bỏ cảm giác khó chịu trong nhà cung cấp và giúp nhà cung cấp nhận ra thái độ làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm.

Giữ sự chân thành và cởi mở trong giao tiếp với nhà cung cấp

“Giữ lửa” trong giao tiếp là 1 trong 6 cách tuyệt vời để doanh nghiệp kiến tạo một mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp. Thay vì thái độ hời hợt trong khi giao tiếp thì doanh nghiệp nên thể hiện sự chân thành và nhiệt tình. Còn điều gì tuyệt vời khi khi nhà cung cấp thấy họ giống như một người bạn thân của doanh nghiệp?

Sự cởi mở và nhiệt thành cũng giúp quá trình làm việc giữa 2 bên trở nên “dễ thở” hơn. Nhờ vậy mà quá trình thương lượng về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời hạn giao hàng,... cũng diễn ra trong không khí vui vẻ.

nha-cung-cap

Doanh nghiệp cần đảm bảo chữ tín và sự chân thành trong mối quan hệ với nhà cung cấp

Sẵn sàng chia sẻ tài nguyên và chuyên môn hữu ích với nhà cung cấp

Như đã chia sẻ ở trên, nếu doanh nghiệp chủ động trao đổi thông tin với nhà cung cấp thì nhà cung cấp cũng sẵn sàng phản hồi và đóng góp những ý kiến có ích cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, thu về lợi nhuận khủng. Trong quá trình trao đổi, hãy đem lại cảm giác nhiệt tình và thiện chí hợp tác cho nhà cung cấp.

Thấu hiểu quy trình sản xuất và vận hành của nhà cung cấp

Thấu hiểu nhà cung cấp là cách giúp doanh nghiệp của bạn nhận định những khó khăn và thuận lợi khi hợp tác với nhà cung cấp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có phương án điều chỉnh yêu cầu đối với đối tác để đảm bảo quyền và lợi ích giữa 2 bên. Sự thấu hiểu cũng là “thứ vũ khí lợi hại” để “đốn gục trái tim” của nhà cung cấp, khiến nhà cung cấp luôn muốn nỗ lực vì doanh nghiệp.

Mạnh dạn thương lượng với nhà cung cấp để cân bằng lợi ích giữa 2 bên

Nếu muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững thì cả doanh nghiệp và nhà cung cấp nên thẳng thắn với nhau ngay từ đầu về mọi vấn đề. Cả 2 bên nên chủ động đưa ra những điều kiện và điều khoản phù hợp trước khi ký kết hợp đồng hợp tác.

nha-cung-cap

Nhà cung cấp và doanh nghiệp cần cân bằng lợi ích trong hợp tác để tránh tranh cãi và kiện tụng

Kết luận

Mong rằng với những thông tin có trong bài viết, bạn đã biết nhà cung cấp là gì và cách để tìm kiếm, cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp. Triển khai tốt những điều này là bí quyết vàng để doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển. Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh tiềm ẩn nhiều chông gai nhưng cũng có nhiều trái ngọt đang chờ đón bạn!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: