Mô hình AISAS - Định nghĩa và cách ứng dụng trong Marketing

Mô hình AISAS được khá nhiều các marketer lựa chọn sử dụng trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Mô hình này được xem như một công cụ vô cùng hiệu quả giúp tận dụng tối đa các mạng lưới quan hệ người dùng trên internet. Việc ứng dụng hiệu quả AISAS sẽ giúp quá trình tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy AISAS hay AISAS Marketing là gì? Ứng dụng của chúng vào Marketing sẽ như thế nào? Hãy cùng Haravan tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về mô hình AISAS

Mô hình AISAS

Mô hình AISAS được ứng dụng phổ biến trong Marketing

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các nền tảng mạng xã hội, quá trình giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Mô hình AISAS ra đời đã cho thấy được bước tiến vượt bậc của các hoạt động online Marketing. AISAS cho thấy rõ ràng rằng khách hàng không thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nếu họ không biết đến nó.

1.1 Định nghĩa mô hình AISAS

Mô hình AISAS (hay còn gọi là AISAS Marketing) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing, được sử dụng để nghiên cứu và phân tích hành vi của người tiêu dùng. AISAS là viết tắt của các từ Tiếng Anh: Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Search (Tìm kiếm), Action (Hành động), Share (Chia sẻ).

Trước khi mô hình AISAS được phát hiện, việc giao tiếp bị giới hạn ở luồng một chiều bởi chỉ có các công ty mới có thể chủ động tiếp cận được với khách hàng của họ. Tuy nhiên, ngày nay với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet, phương tiện truyền thông xã hội và các trang social media. Việc giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng khả thi. Khi các phương thức truyền thông dần thay đổi, các doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn trong cách thức tiếp thị của mình. Vì lý do này, mô hình AISAS đã được tạo ra.

Mô hình AISAS

Mô hình AISAS (Attention- Interest- Search- Action- Share)

Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm trên các trang thông tin như Google hay Facebook. Tiếp theo, họ thường đọc một số bài review đánh giá về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không? Sau khi mua sản phẩm, tùy vào mức độ hài lòng với quá trình trải nghiệm sản phẩm. Họ có xu hướng chia sẻ những đánh giá, suy nghĩ và cảm xúc của mình về sản phẩm dưới dạng các bài viết, bài review trên các trang mạng xã hội.

Lịch sử mô hình AISAS

Mô hình AISAS lần đầu được ra mắt năm 2004 bởi Dentsu Inc, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất của Nhật Bản. AISAS được phát triển trực tiếp dựa trên mô hình AIDMA trước đó.

AIDMA được viết tắt từ các chữ cái đầu của Attention (Sự chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn), Memory (Ghi nhớ), Action (Hành động)”

Mô hình AIDMA là một mô hình khá đơn giản được sử dụng để quảng cáo truyền thông cho các sản phẩm đơn giản không quá phức tạp. Mục tiêu thực sự của AIDMA là khiến người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu của bạn trong số nhiều sự lựa chọn khác.

Tuy nhiên, sự thay đổi lớn về khối lượng thông tin cũng như sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và Internet đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Nhìn nhận ở hiện tại AIDMA đã không còn phù hợp. Mô hình này chỉ cho phép thông tin được truyền tải một chiều. Tức là người tiêu dùng chỉ đơn giản phản ứng và tiếp nhận thông tin mà thương hiệu cung cấp hơn là so với việc tự tìm hiểu những thông tin khách quan về sản phẩm.

Chính vì vậy, mô hình AISAS đã ra đời và đáp ứng được sự thay đổi lớn trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Ứng dụng mô hình AISAS trong Marketing

Theo như AISAS, hành vi của đầy đủ của người tiêu dùng đối với đối tượng sẽ trải qua đầy đủ 5 quá trình. Chúng ta cùng đến với ví dụ về mô hình AISAS trong bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Mô hình AISAS

A - Attention (Sự chú ý)

Attention mang ý nghĩa là “Sự chú ý”. Cùng với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nền kinh tế, một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng khắc cốt ghi tâm thì việc đầu tiên cần làm là gây sự chú ý. Vậy đâu là những phương pháp, chiến dịch mà doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng để tạo “sự chú ý” với khách hàng của mình? Dưới đây là một số hình thức được sử dụng khá phổ biến để giúp thu hút khách hàng mà bạn có thể tham khảo:

  • Viết báo, bài PR
  • Seeding sản phẩm trên website hoặc các trang mạng xã hội
  • Sản xuất nội dung quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram…)
  • Thiết kế banner chạy quảng cáo

Có nhiều chiến dịch gây chú ý có thể được áp dụng, miễn sao chúng thu hút được càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì xem như bạn đã thành công ở bước đầu.

Mô hình AISAS

Attention- Gây sự chú ý với khách hàng mục tiêu

I - Interest (Quan tâm)

Sau khi đã thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng, thì bước tiếp theo mà thương hiệu cần làm đó là khiến khách hàng thích thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình. Ở bước này, doanh nghiệp cần phải cho khách hàng thấy được tất cả những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ đem lại. Thậm chí, cần đưa ra những ưu điểm vượt trội của sản phẩm có thể giúp giải quyết vấn đề của khách hàng tiềm năng.

Một số cách thức giúp đẩy mạnh sự quan tâm đến thương hiệu mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Viết các bài viết giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Viết bài review, đánh giá về hiệu quả, công năng và những ưu điểm của sản phẩm
  • Tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm, tại đây khách hàng được có cơ hội trải nghiệm sản phẩm của bạn
  • Booking KOL để review giúp đem lại những đánh giá chân thực về sản phẩm của thương hiệu
  • Chạy các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Tiktok Ads), viết bài PR, Email Marketing

Mặc dù các cách thức để thu hút sự chú ý của khách hàng là không thiếu, nhưng bạn cũng cần đặc biệt lưu ý trong việc truyền tải nội dung đến tệp khách hàng của mình. Hãy chú ý, không nên truyền tải những thông tin tiêu cực, dễ gây hiểu lầm và đặc biệt là đánh giá sai về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi áp dụng cách thức truyền đạt sai, chúng có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của bạn trong tương lai gần.

Mô hình AISAS

Interest- Khơi gợi sự hứng thú của khách hàng với sản phẩm

S - Search (Tìm kiếm)

Search thực chất là một hành động vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua hàng của người tiêu dùng. Trước khi dẫn đến hành động cụ thể đối với sản phẩm của bạn, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm về sản phẩm xem chúng có thể đáp ứng được nhu cầu của họ không, có được review tốt không, giá cả có chênh lệch quá lớn so với sản phẩm cùng phân khúc của thương hiệu khác không….

Hiện nay, tại Việt Nam có hai công cụ tìm kiếm mạnh và tối ưu nhất đó là Google và Facebook. Vậy làm cách nào để sản phẩm, dịch vụ của bạn có mặt trong top 10 lượt tìm kiếm đầu tiên trên Google hay Facebook? Đó chính là sử dụng SEO hoặc SEM để đẩy mạnh khả năng hiển thị thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thì chất lượng nội dung của bạn trên các nền tảng tìm kiếm cũng cần chỉn chu và thu hút để người dùng ghi nhớ và ấn tượng với thương hiệu.

Mô hình AISAS

Search- Tìm kiếm sản phẩm

A - Action (Hành động)

Khi các thông điệp bạn đưa ra có thể hướng khách hàng đến giai đoạn “Action” thì có thể xem như bạn đã thành công một nửa. Đừng bỏ lỡ cơ hội này, tại đây việc bạn cần làm là đưa ra những lời kêu gọi khách hàng hành động (CTA) ngay lập tức, hoặc đưa ra những chương trình khuyến mãi cho khách hàng đầu tiên sở hữu sản phẩm. Việc bạn có làm tốt ở bước kêu gọi hành động hay không, nó sẽ quyết định đến việc khách hàng mua sản phẩm, trải nghiệm sản phẩm hoặc đơn giản là thoát khỏi trang tìm kiếm và không đoái hoài đến sản phẩm của bạn?

Action là bước đánh dấu sự thành công của một mô hình AISAS. Thành công ở giai đoạn này được xem là nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Action chỉ thực sự có hiệu quả khi các bước trên được triển khai một cách hiệu quả.

Mô hình AISAS

Action- Hành động

S- Share (Sự hài lòng)

Sau khi người tiêu dùng kết thúc quá trình mua hàng thì “Share” lại được xem là đích đến của tất cả các thương hiệu. Khi đã đạt được doanh thu kỳ vọng, các thương hiệu luôn mong muốn được ghi dấu ấn trong lòng khách hàng của họ. Khách hàng khi có trải nghiệm tốt với sản phẩm, dịch vụ thì luôn có xu hướng muốn chia sẻ, lan tỏa đến những người xung quanh hoặc người thân của họ. Có nhiều cách mà người tiêu dùng có thể áp dụng để lan tỏa sản phẩm đến người xung quanh:

  • Truyền miệng, truyền tay
  • Các bài viết, nội dung chia sẻ trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok)
  • Các bài viết review

Làm cách nào để thương hiệu có thể tăng mức độ lan tỏa sản phẩm của mình? Cách duy nhất chính là tập trung vào hoàn thiện tốt nhất về chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng sự hài lòng của khách hàng tại suốt những quá trình trước - trong và sau bán.

Mô hình AISAS

Share- Chia sẻ giúp nâng cao khả năng chuyển đổi của sản phẩm qua các nền tảng mạng xã hội

Kết hợp của Search - Share (Tìm kiếm - Chia sẻ)

Sự kết hợp giữa “Tìm kiếm và Chia sẻ” đem lại hiệu ứng lan truyền rất lớn. Khi người mua hàng chia sẻ thông tin sản phẩm, dịch vụ cho một người khác, tức là người được chia sẻ đã có được thông tin từ giai đoạn Action của người mua hàng.

Như vậy, người mua hàng đã hoàn thành giúp bạn quá trình Attention và Interest. Cứ như thế, thông tin sẽ được người tiêu dùng lan truyền dưới nhiều hình thức mà không phải tốn công Marketing nữa. Hình thức này được xem như hình thức Marketing hiệu quả và tiết kiệm mà thương hiệu nào cũng muốn đạt được.

Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động chia sẻ và các hình thức tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) là rất quan trọng và cần thiết đối với thương hiệu.

Kết luận

Hy vọng rằng với những thông tin mà Haravan đã chia sẻ với bạn qua bài viết trên sẽ đem đến cho bạn những cái nhìn chính xác nhất về mô hình AISAS trong Marketing. Và rất mong rằng bạn có thể áp dụng thật hiệu quả mô hình này trong các chiến lược Marketing Online để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.

------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

PEST là gì

Có thể bạn quan tâm:

PEST là gì? Cách sử dụng mô hình PEST trong Marketing

Giải mã BSC là gì và lý do nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này

Sự khác biệt giữa Above the line và Below the line là gì?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: