Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Các lưu ý khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài

Đặt và sắp xếp bàn thờ Thần Tài đã trở thành một lễ nghi quen thuộc với người kinh doanh. Các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,...đều có cho mình một bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc, may mắn, bình an, phát đạt. Hiểu rõ bàn thờ Thần Tài gồm những gì sẽ giúp con đường kinh doanh, buôn bán thêm phần hanh thông. Vì vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây với những gợi ý cụ thể, chi tiết về cách sắp xếp, về bố trí bàn thờ Thần Tài nhé!

1. Thần Tài và tín ngưỡng thờ Thần Tài của người Việt

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Bàn thờ Thần Tài và tín ngưỡng của người Việt

Tín ngưỡng dân gian của người Việt được thể hiện qua việc thờ Thần Tài. Bàn thờ Thần Tài là nơi thờ hai vị là Thần Tài và Ông Địa. Đây là hai vị Thần quen thuộc trong văn hóa dân gian của người Việt từ ngàn đời nay.

Người Việt từ xưa đã quan niệm thờ bàn thờ Thần Tài trong chùa miếu, đặc biệt là trong các cửa hàng buôn bán với mong cầu tài lộc, ấm no, hạnh phúc, buôn may bán đắt,...

Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân khắp nơi sẽ mua vàng tích trữ với mong muốn “xin vía” cho năm mới phát đạt, giàu có, đủ đầy,...

2. Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Nhiều người có suy nghĩ sai lệch rằng thờ, bày biện đồ thờ xum xuê là tài lộc sẽ khiến các thần hài lòng, phù hộ. Thực tế, suy nghĩ ấy có phần sai lầm và lệch lạc. Bởi, đồ đạc được thờ trên bàn thờ Thần Tài cần phải có sự khoa học, thống nhất và tuân theo phong thủy.

Nhìn chung, bàn thờ Thần Tài gồm các món đồ cơ bản như:

  • Tượng Thần Tài và tượng Ông Địa - thường được khắc bằng sứ hoặc gỗ

  • Bát hương, ống đựng hương

  • Lọ hoa tươi, đĩa đựng trái cây, một bát nước rắc cánh hoa

  • Một vò rượu nhỏ

  • Một đĩa, hoặc hũ đựng muối, đựng gạo và một cốc nước đầy

  • Chóe thờ

  • Bài vị

  • Gói thuốc lá

  • Cây phong thủy

  • Tượng linh vật như cóc ngậm tiền, tỳ hưu, mèo Thần Tài - trong đó, mèo Thần Tài phổ biến và được ưa chuộng hơn cả

Các lễ vật thờ trên bàn thờ Thần Tài cần được chuẩn bị đầy đủ và phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thờ. Gia chủ phải tìm hiểu để bố trí, sắp xếp bàn thờ phù hợp nhằm thu hút tài lộc, may mắn.

Với các đồ lễ đặt trên bàn thờ Thần Tài, tùy vào tình hình và kinh tế mà gia chủ có thể chọn lựa sắp xếp bàn thờ với một số món cố định. Có một số đồ lễ sẽ là bắt buộc như tượng thờ, lư hương, chóe, bài vị, hoa tươi,...Nhưng cũng có sẽ có một số đồ lễ cần được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia chủ.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Đồ lễ trên bàn thờ Thần Tài

3. Cách bài trí ban thần thờ Thần Tài

3.1 Phía trong bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Nhiều người khi bài trí bàn thờ Thần Tài không chú ý đến phần phía trong bàn thờ. Thực tế, yêu cầu tiên quyết khi bài trí bàn thờ Thần Tài đó là lưng bàn thờ phải được đặt dựa vào tường. Mặt tường đặt bàn thờ Thần Tài bằng phẳng, không bong tróc, đục lỗ, rạn nứt.

Phía trong cùng của bàn thờ đặt một bài vị.

Đặt tượng Thần Tài và Ông Địa cũng có nguyên tắc riêng. Nguyên tắc đặt là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ: Thần Tài đặt ở hướng phải bàn thờ, Ông Địa đặt ở bên trái so với bàn thờ.

Chếch so với Thần Tài và Ông Địa về hướng dưới là 3 hũ gồm gạo, muối, và nước. 3 hũ này được giữ cố định và được khuyên chỉ nên thay khi hết năm.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Bài trí phía trong bàn thờ Thần Tài

3.2 Ở giữa bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Giữa bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt một bát hương. Bát hương nằm chính giữa bàn thờ và gia chủ tuyệt đối không được xê dịch bát hương. Bởi, xê dịch bát hương có thể dẫn đến điềm xấu và làm mất lộc.

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ nên thường xuyên thắp hương. Nếu không tiện thì gia chủ có thể thắp hương cố định vào rằm, vào mùng 1 âm lịch hàng tháng.

Với bát hương thì gia chủ cần đảm bảo nguyên tắc không xê dịch, còn với lọ hoa, hoa cần phải tươi: cúc, đồng tiền, hồng, loa kèn,...Lọ hoa được đặt phía trái của bàn thờ.

Đi kèm với hoa là trái cây. Trái cây được đặt ở phía bên phải bàn thờ. Các loại trái cây được chọn cần phải tươi, còn cuống. Trái cây nên được phối theo màu sắc với năm màu để không trộn lẫn.

Ngoài ra, gia chủ còn cần xếp 5 chén nước nhỏ trên một khay. Khay đựng nước là khay chữ nhật nằm ngang. Nếu không sử dụng khay thì gia chủ có thể chọn xếp 5 chén nước thành hình chữ nhật để tạo thành thế “ngũ hành”.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Bài trí phía giữa bàn thờ Thần Tài

3.3 Ở ngoài bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Không chỉ phía trong và giữa bàn thờ, phía ngoài bàn thờ Thần Tài cũng cần được sắp xếp chỉn chu, đẹp mắt.

Nếu đặt tượng cóc ngậm tiền vàng thì cần phải để tượng ở bên trái và có hướng nhìn từ ngoài vào. Mỗi sáng thắp hương thì nên quay tượng Cóc ngậm tiền ra ngoài, tối đến lại quay Cóc ngậm tiền vào trong. Còn nếu bàn thờ đặt tượng Mèo tài lộc thì nên để Mèo ngay cạnh, bên phải bàn thờ Thần Tài và đặt cố định vị trí của tượng.

Gia chủ đặt thêm một bát nước đựng cánh hoa tươi chứa nước nhằm mục đích giữ tiền tài. Bát nước đựng hoa tươi sẽ được đặt ở ngoài cùng của bàn thờ.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Bài trí phía ngoài bàn thờ Thần Tài

4. Lưu ý về vị trí, cách sắp xếp đồ cúng trên bàn thờ Thần Tài

Để tài lộc dồi dào, gia chủ cần lưu ý khi sắp xếp, chuẩn bị đồ cúng. Mỗi một đồ cúng đều có yêu cầu riêng về cách sắp xếp, cách gìn giữ.

4.1 Lưu ý khi chuẩn bị đồ cúng Thần Tài

  • Khi mới mua bát hương và đồ lễ thờ Thần Tài, tuyệt đối không sử dụng ngay và mà phải dùng nước gừng lau sạch rồi mới đặt lên bàn thờ

  • Tượng của Thần Tài và Ông Địa cần được rửa sạch với nước gừng, hoặc nước lá bưởi để xua tà khí

  • Gia chủ cần xem ngày, xem hướng để đặt bàn thờ Thần Tài phù hợp

  • Cần đặt bàn thờ Thần Tài ở nơi thoáng đãng, góc đặt phải rộng rãi, sạch sẽ

  • Nếu chuyển đến nơi kinh doanh, nơi ở mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp một nén hương để hút lộc, hội tụ linh khí tốt đẹp. Riêng ngày mùng 1 hay ngày rằm thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập

  • Nước thắp hương phải là nước sạch. Thông thường các gia chủ sẽ chọn nước đóng chai để đảm bảo độ tinh khiết

  • Hương để thắp trên bàn thờ Thần Tài nên chọn hương tụ lâu và không bị tàn nhanh

  • Sử dụng nến hoặc đèn dầu khi cúng Thần Tài, không dùng các loại đèn nháy lòe loẹt, chói sáng

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Lưu ý khi bài trí đồ cúng bàn thờ Thần Tài

4.2 Lưu ý khi sắp xếp, bảo quản và cúng Thần Tài

  • Hoa được đặt trên bàn thờ Thần Tài phải luôn tươi và các chén thì phải sạch để thể hiện sự chỉn chu cùng lòng thành của gia chủ.

  • Tượng thờ phải luôn sạch sẽ

  • Khi trời mưa, nên bê tượng các Thần vào một chậu sạch, để các vị tắm mưa trong 15 phút rồi mang vào lau khô. Hành động này nhằm giúp các vị nhận lấy linh khí đất trời và hiển linh

  • Vào ngày ngày cuối cùng của tháng, gia chủ cần tiến hành lau dọn bàn thờ. Không nên lau dọn bằng nước thường mà cần chuẩn bị nước hoa bưởi, hoa lài hoặc nước gừng. Khi lau tượng các Thần thì cần dùng khăn sạch sẽ để lau một cách thành kính.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Lưu ý khi sắp xếp, bảo quản và cúng Thần Tài

4.3 Lưu ý sắp không gian thờ Thần Tài

  • Không gian thờ phải sạch sẽ, không bám bụi hay rác bẩn

  • Sau lưng bàn thờ cần phải có tường để đỡ bàn thờ và tạo thế dựa núi, nhằm hội tụ tài vận

  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài gần nhà vệ sinh, nhà tắm, gần gương hay nơi quá chói

  • Không đặt bàn thờ Thần Tài cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo sự xung khắc

  • Hướng đặt bàn thờ Thần Tài được chuyên gia khuyên đặt là hướng Tây Bắc và Đông Nam: hướng đại diện cho cung Quý Nhân và cung Thiên Lộc. Đặt bàn thờ tại hai hướng này mang lại bình an, tài lộc, may mắn

  • Không cần phải đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí cao lênh khênh. Nên chú trọng vào độ vững chãi của bàn thờ để đặt và tiện cho việc hương khói, sắp xếp, dọn dẹp bàn thờ.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Lưu ý sắp xếp không gian thờ Thần Tài

5. Khung thời gian tốt nhất để cúng Thần Tài là khi nào?

Cúng Thần Tài vào khoảng giờ đẹp sẽ mang đến cho gia chủ thêm nhiều may mắn, thành công. Với tùy từng tuổi, từng mênh mà giờ cúng sẽ có những thay đổi cho phù hợp và đạt được hiệu quả tài vận tốt nhất. Nhưng nhìn chung, giờ cúng Thần Tài được khuyên là vào buổi sáng để có thể thu hút tinh hoa, linh khí của đất rời.

Khung giờ tích tụ tinh hoa đất trời, thu hút vạn vật muôn phương là khung giờ sáng, từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, hoặc trưa là khung giờ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa. Không nên cúng Thần Tài vào thời điểm đêm muộn vì đó là giờ ma quỷ hoành hành theo tín ngưỡng dân gian.

Ngày cúng Thần Tài cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tài lộc gia chủ. Nếu gia đình có điều kiện hơn thì gia chủ có thể cúng Thần Tài hằng ngày. Trong trường hợp gia chủ ít có thời gian hơn, thì nên cúng Thần Tài cố định vào hai ngày là mùng 1 và ngày 15 hàng tháng để cầu thần phù hộ.

Trong quá trình cúng bàn thờ, gia chủ cần lưu ý lau chùi bàn thờ để bàn thờ Thần Tài luôn sạch sẽ. Lễ vật cúng Thần Tài không cần phải quá xa hoa. Bạn có thể dùng đồ ngọt, đồ mặn, miễn sao thành tâm và phù hợp với tình hình của gia đình. Khi cúng cần chú ý trang phục lịch sự, sáng sủa để thể hiện lòng thành.

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì

Khung thời gian phù hợp để cúng Thần Tài

6. Kết luận

Bàn thờ Thần Tài là nơi gửi gắm những mong cầu về phước lộc, bình an, may mắn và tài lộc. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được cúng bàn thờ Thần Tài gồm những gì để có thể chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ nhất cho ban thờ của gia đình. Bàn thờ Thần Tài không chỉ là tín ngưỡng, là văn hóa mà còn là nghi thức cầu cho những may mắn và người thành tâm thì ắt sẽ nhận được những yêu thương!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Checkpoint là gì

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: