Hiện nay, hình thức bán hàng thông qua livestream không còn xa lạ đối với những chủ shop kinh doanh online. Đặc biệt, Facebook và TikTok có thể được coi là “2 ông lớn” trong lĩnh vực này. Mặc dù cả 2 nền tảng này đều được tối ưu để hỗ trợ người bán kinh doanh online, nhưng các phiên livestream của mỗi nền tảng lại có một chức năng và đặc điểm riêng biệt. Vậy Facebook hay TikTok, đâu là nền tảng bán hàng livestream thích hợp hơn cho bạn?
1. Bán hàng Livestream là gì?
Livestream bán hàng trên mạng xã hội là hình thức phát trực tiếp video để giới thiệu và mua bán hàng hóa trên nền tảng Internet. Người mua và người bán có thể tương tác với nhau qua phần bình luận, chốt đơn trực tiếp ngay trong quá trình livestream bán hàng.
Bán hàng livestream
Một buổi livestream thành công có thể mang về cho doanh nghiệp hoặc chủ shop trên 100 đơn hay 1000 đơn. Từ mức lợi nhuận khủng mà bán hàng livestream mang lại, nó được xem là một hình thức kinh doanh tỷ đô trong tương lai, được rất nhiều doanh nghiệp và chủ shop lựa chọn.
2. Bán hàng Livestream trên Facebook là gì?
Facebook Livestream là một công cụ cho phép các nhà bán giới thiệu và bán sản phẩm với khách hàng trong thời gian thực. Trước đó, để được tư vấn và chốt đơn khi mua hàng online, khách hàng phải nhắn tin trực tiếp vào fanpage/messenger của Shop. Điều này dẫn đến sự quá tải về tin nhắn, khiến cho khách hàng phải “chờ dài cổ” mới có thể được giải đáp thắc mắc.
Vì vậy, sự ra đời của Facebook Live biến Facebook trở thành một nguồn thông tin thời gian thực, như mở ra một “thời đại mới” cho việc bán hàng qua mạng xã hội. Các nhà bán hàng bắt đầu thử nghiệm bán những các sản phẩm đầu tiên của mình trên live. Bắt đầu từ những phiên bán hàng đơn giản và thô sơ, các nhà bán hàng ngày càng nâng cao chất lượng hình ảnh và nội dung trong buổi live, khiến cho livestream bán hàng trở thành một khái niệm quen thuộc như ngày hôm nay.
Một buổi Bán hàng Livestream trên TikTok (phải) và Facebook (trái)
3. Bán hàng Livestream trên TikTok là gì?
Giống với Facebook, TikTok cũng cho phép người dùng của mình giới thiệu và kinh doanh sản phẩm online. Vì ra đời sau Facebook, TikTok đã kế thừa được những đặc điểm cốt lõi của nền tảng này, đồng thời không cần phải educate lại cho thị trường về tính hiệu quả và cách sử dụng công cụ này nữa.
Ngoài ra, nhờ thuật toán riêng biệt và tệp khách hàng đặc trưng, TikTok cũng đã bổ sung thêm một số tính năng để trở nên khác biệt so với đối thủ. Nhờ có lợi thế từ TikTok Shop - một nền tảng thương mại điện tử được tích hợp trong app, người xem livestream trên TikTok có thể dễ dàng hơn trong việc thanh toán và lựa chọn sản phẩm mà không cần phải thông qua thủ tục xác nhận hoặc sự hỗ trợ của bên thứ 3.
4. Bán hàng Livestream trên Facebook và TikTok - có điểm gì giống và khác?
4.1. Điểm giống nhau
Phát triển trên các nền tảng mạng xã hội có sẵn
Facebook sở hữu một lượng người dùng khủng - 2,9 tỷ người. TikTok dù chỉ mới thành lập 6 năm, nhưng cũng đã đạt số lượng người dùng lên đến 1 tỷ. Sở hữu người dùng tiềm năng khủng, 2 ông lớn này không cần tốn chi phí quảng bá cho một tính năng mới. Mọi người sẽ dễ dàng làm quen với nó bởi nó được xuất hiện trên một nền tảng quen thuộc.
Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cho mục đích thông thường giữa các nhóm tuổi. Nguồn: Decision Lab
Đồng thời, thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng Facebook và TikTok Gen Z và Gen Y - hai nhóm tuổi sử dụng mạng xã hội thường xuyên nhất - đang chiếm ưu thế và ngày một tăng lên so với các mạng xã hội khác. Biến việc bán hàng Livestream trở thành một cơ hội kinh doanh “béo bở” nhằm thu hút khách hàng mới.
Tích hợp ngay trên trang cá nhân/fanpage
Điểm chung giữa Facebook và TikTok chính là bạn có thể tạo chiến dịch livestream trên chính fanpage/trang cá nhân mà bạn đang sử dụng. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải cồng kềnh tạo thêm trang/tài khoản mới để có thể bắt đầu bán và tương tác trực tiếp với khách hàng. Với chức năng này, các nhà bán hàng có thể “lôi kéo” những người theo dõi fanpage/trang cá nhân của mình để có cho mình một lượt xem cố định. Đồng thời, có thể làm tăng lượt tiếp cận của trang bán hàng đối với các khách hàng mới.
4.2. Điểm khác nhau
Phân phối nội dung
Đối với TikTok, thuật toán của nền tảng này cho phép bạn xem và tìm kiếm các video phù hợp với sở thích của mình, đồng thời gợi ý thêm cho bạn video từ các nhà sáng tạo nội dung khác. Điều này cho phép người dùng trên nền tảng TikTok có thể tiếp cận được với chiến dịch livestream từ những nhà bán hàng phù hợp.
Còn đối với Facebook, nền tảng này sẽ không gợi ý video đến cho bạn, mà lượt người xem chủ yếu đến từ người theo dõi fanpage. Tuy nhiên, Facebook cũng cho phép người dùng có thể chia sẻ livestream về trang cá nhân, hội nhóm. Khi tiếp cận video dưới dạng này, bạn có thể sẽ cảm thấy tin tưởng hơn về nguồn gốc và sản phẩm của shop đó hơn do được bạn bè/ người quen giới thiệu.
Quy trình thanh toán và mua hàng
Facebook chưa quá đầu tư vào tính năng thanh toán và chính sách vận chuyển vì thường thì khách hàng mua sản phẩm qua Facebook thông qua Livestream, họ sẽ phải bình luận trao đổi với nhà bán hàng trước, sau đó chờ tin nhắn xác nhận, rồi người bán tự điều hành hoạt động giao hàng của mình.
Đối với TikTok, nhờ có lợi thế về TikTok Shop, người mua có thể trải nghiệm giống hệt như một trang thương mại điện tử, từ thanh toán, vận chuyển đến giao hàng. Cửa sổ livestream của TikTok cũng có sẵn một thư mục sản phẩm để khách hàng có thể theo dõi và chốt đơn sản phẩm ngay lập tức.
5. Kinh nghiệm để Livestream bán hàng hiệu quả
Dù lựa chọn nền tảng nào để bán hàng Livestream cũng cần chuẩn bị thật kỹ để có thể chinh phục khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả:
5.1. Chuẩn bị kịch bản livestream
Khi livestream, người bán nên chuẩn bị kịch bản, chi tiết để tránh tình trạng buổi phát sóng bị gián đoạn, kéo dài thời lượng hoặc nội dung không liên kết, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem. Cách tốt nhất để chuẩn bị được một kịch bản hợp lý là: Tìm hiểu rõ các thông tin về sản phẩm, khách hàng, các câu hỏi thường gặp,... Sau khi có các thông tin trên, cần xâu chuỗi để đề ra một timeline hợp lý, đầy đủ.
5.2. Chuẩn bị các trang thiết bị livestream
Trong số các thiết bị, điện thoại và máy tính là hai công cụ phổ biến nhất. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hình ảnh, người bán có thể chuẩn bị thêm các công cụ quay dựng chuyên nghiệp hơn như: máy ảnh, chân giá đỡ, hệ thống âm thanh - ánh sáng,...
Tiếp theo là phần chuẩn bị về không gian. Ở bước này, chúng ta cần xác định được góc quay là ở đâu, chúng ta nên đặt thiết bị ở đâu sao cho phù hợp. Cần xác định vị trí đặt thiết bị trước, sau đó quan sát không gian được hiển thị trên thiết bị như thế nào, để có thể tiến hành chỉnh sửa dần sao cho hợp lý.
5.3. Livestream thường xuyên định kỳ theo thời gian cố định
Doanh nghiệp cần cho người xem biết thời gian và địa điểm mà họ có thể xem livestream của bạn một cách đều đặn, đây là cách để tạo thói quen cho khách hàng, giúp họ tìm thấy bạn dễ dàng hơn. Khi đó, lượt xem buổi phát trực tiếp của bạn sẽ tăng lên theo thời gian. Bạn có thể tối ưu và thử sau một thời gian để phù hợp với khách hàng của mình. Tốt nhất nên chia làm 3 ca live mỗi ngày.
5.4. Nắm bắt tâm lý khách hàng qua các chỉ số
Trong quá trình livestream, ngoài theo dõi bình luận, các chủ shop cũng nên theo dõi các chỉ số như số lượng mắt, số lượng đơn hàng chốt đơn, doanh thu,... để biết được xu hướng mua hàng của khách hàng. Không nên thao thao bất tuyệt chỉ nói về một sản phẩm, nếu nói mãi vẫn không có đơn thì chuyển qua sản phẩm khác tránh mất lượt xem. Ngoài ra, nếu lượt xem giảm đi thì nhân viên hỗ trợ live phải nhắc bạn live kích thích khách hàng share thêm, hoặc làm mini game thêm nữa.
5.5. Tạo cấu trúc bình luận chốt đơn
Tạo cấu trúc bình luận là một trong những cách chốt đơn hàng trên livestream hiệu quả, giúp người bán hạn chế tình trạng chốt thiếu hoặc nhầm đơn của khách hàng. Thông thường, cấu trúc chốt đơn phổ biến trong các buổi livestream là mã sản phẩm + tên khách + số
điện thoại.
Ví dụ: A1 + Loan + 089684778
Ngoài ra, người bán cần lưu ý cho khách hàng, không nên bình luận công khai thông tin cá nhân (địa chỉ, số điện thoại) để tránh tình trạng bị đối thủ “cướp” khách.
5.6. Tạo đơn ầm ầm với phần mềm hỗ trợ livestream
Phương pháp chốt đơn thủ công khi livestream tốn nhiều thời gian và công sức của đội ngũ bán hàng. Đó là chưa kể tin nhắn, bình luận quá tải khiến người bán khó quản lý, dẫn đến thiếu sót hoặc nhầm lẫn đơn hàng. Để khắc phục điều này, sử dụng phần mềm chốt đơn livestream là lời khuyên tốt nhất dành cho nhà kinh doanh.
Phần mềm bán hàng livestream Harasocial cung cấp nhiều tính năng nâng cao giúp việc bán hàng Livestream dễ dàng, chốt đơn nhanh gọn và tăng trưởng doanh thu vượt trội với các điểm nổi bật sau:
- Tự động Xử lý hàng nghìn hội thoại livestream theo thứ tự ưu tiên
- Tự động Phân biệt khách hàng mới, cũ
- Tự động Hỏi số điện thoại, địa chỉ giao hàng đối với khách hàng mới
- Tự động Phản hồi bình luận của khách hàng
- Tự động Chốt & dồn đơn ở nhiều bài livestream khác nhau
- Tự động Thêm sản phẩm vào đơn hàng nháp
- Tự động Cập nhật trạng thái đơn hàng
- Tự động Gửi hóa đơn xác nhận cho khách hàng
- Tự động Cập nhật tồn kho
- Tự động Cập nhật giá sản phẩm theo hệ thống OmniPower
Dùng thử ngay 14 ngày miễn phí HaraSocial - Giải pháp bán hàng hiệu quả trên Facebook, Instagram, Zalo & Livestream tại: http://bit.ly/harasocial-haravan
6. Kết luận
Tóm lại, bán hàng Livestream là một công cụ kinh doanh hiệu quả, giúp cho các doanh nghiệp và cửa hàng có thể tiếp cận được với khách hàng và tăng doanh thu một cách vượt trội. Mong là sau bài viết này, bạn đã hiểu thêm về sự giống và khác nhau giữa Livestream trên hai nền tảng Facebook & TikTok, đồng thời đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.