Hiện nay, có không ít người vẫn đang truyền tai nhau về việc kinh doanh spa dễ dàng thu về lợi nhuận khổng lồ. Mô hình này đặc biệt phù hợp với những người vừa có sẵn trong mình máu kinh doanh lại vừa đam mê và am hiểu về lĩnh vực làm đẹp. Nếu bạn cũng đang hào hứng nhưng lại chưa biết mở spa nhỏ cần những gì, bài viết sẽ gợi ý giúp bạn.
1. Kinh doanh spa nhỏ có phải phương án giúp bạn dễ kiếm lời?
Mở spa nhỏ hiện là một trong những xu hướng kinh doanh hot được nhiều người lựa chọn
Kinh doanh spa đang là một xu hướng hot nhưng do chưa có đủ tiềm lực tài chính nên không ít người lo sợ rằng mình không thể theo đuổi mô hình kinh doanh này. Thực chất, nếu bạn hoặc bất kỳ ai chọn mở tiệm spa quy mô nhỏ nhưng đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp không kém cạnh spa đắt đỏ thì spa vẫn phát triển như thường.
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của chị em càng lúc lại càng tăng cao. Nhưng với những chị em có thu nhập thấp hoặc trung bình thì việc đến spa lớn tưởng chừng như một điều vô cùng xa xỉ. Vậy tại sao bạn không nắm bắt cơ hội kinh doanh hướng đến nhóm khách hàng này? Chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng thu hút và giữ chân được những vị khách tiềm năng.
2. Ưu điểm vượt trội của mô hình spa nhỏ
Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm trên thương trường nhưng vẫn muốn mở spa thì hãy xem xét những ưu điểm và hạn chế của spa nhỏ nhằm xác định có nên đầu tư hay không. Bên dưới chính là top 5 ưu điểm của một spa mini đã được bài viết tìm hiểu và tổng hợp lại để bạn tiện theo dõi.
2.1. Chi phí đầu tư spa ban đầu tương đối thấp
Ưu điểm đầu tiên của việc lựa chọn mở spa có quy mô nhỏ đó chính là tổng số vốn đầu tư ban đầu thấp. Bởi vậy, những người đam mê nghề spa và chăm sóc sắc đẹp không cần lo lắng quá nhiều. Sẽ còn may mắn hơn nếu bạn dùng chính không gian trong ngôi nhà của mình để mở spa vì bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê mặt bằng kinh doanh.
2.2. Dễ dàng kiểm soát chi phí
So với những spa có quy mô lớn thì spa quy mô nhỏ lại giúp chủ tiệm kiểm soát chi phí dễ dàng hơn. Chi phí đầu tư ban đầu không quá nhiều, bước tìm kiếm và thuê địa điểm không quá tốn kém,... chính là những yếu tố giúp bạn “nhẹ đầu” hơn với vấn đề tiền bạc. Bạn sẽ giảm thiểu tối đa mối lo về việc bị thừa, thiếu hoặc nhầm lẫn bất kỳ khoản chi nào.
Mở spa nhỏ là cách giúp bạn tiết kiệm vốn đầu tư và dễ dàng kiểm soát chất lượng dịch vụ
2.3. Có thể cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng của spa
Với một spa nhỏ chỉ có khoảng 3 - 4 giường, nhân viên có thể dành tất cả sự tập trung vào từng khách hàng. Từ đó, họ mới có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu chi tiết về nhu cầu riêng của từng vị khách và có cách phục vụ phù hợp.
Cũng bởi spa không có nhiều nhân viên nên bạn sẽ thuận tiện hơn trong vấn đề quản lý và đào tạo họ. Điều này tạo tiền đề để họ nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn và những kỹ năng mềm đảm bảo luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
2.4. Tạo ra những trải nghiệm độc đáo hơn cho mỗi khách hàng
Đặc trưng của những spa quy mô nhỏ đó là không gian có phần riêng tư, ấm cúng và thân thiện hơn so với spa quy mô lớn. Mỗi khách hàng khi ghé thăm spa đều sẽ cảm thấy thoải mái và được nhân viên chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp. Đây là điều mà họ khó có thể tìm thấy khi đến với những spa lớn lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, trò chuyện còn nhân viên thì vội vàng vì quá đỗi bận rộn.
2.5. Tăng tính cạnh tranh với những spa quy mô lớn
Phục vụ khách hàng tốt hơn, mang đến khách trải nghiệm ấn tượng hơn,... là những ưu điểm của spa nhỏ so với spa lớn. Bên cạnh đó, spa lớn do cần đầu tư nhiều chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên giá của dịch vụ cũng sẽ cao hơn. Chính điều này cũng vô tình tạo ra yếu điểm cho spa quy mô lớn so với spa quy mô nhỏ.
Mở spa nhỏ với những dịch vụ có chất lượng cao vẫn có thể cạnh tranh với spa quy mô lớn
3. Những điều bạn cần chuẩn bị để mở spa nhỏ một cách suôn sẻ
Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn giải đáp thắc mắc có nên đầu tư vào mô hình kinh doanh spa mini hay không. Nếu bạn đã quyết định sẽ đầu tư thì hãy “bỏ túi” những kinh nghiệm quý giá dưới đây.
3.1. Tham gia khóa đào tạo về công nghệ spa và thẩm mỹ
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết trước khi mở một spa mini nên bắt đầu từ đâu thì hãy học ngay một khóa đào tạo về công nghệ spa và thẩm mỹ. Bạn buộc phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất có liên quan đến:
Chủ động tham gia khóa học cũng giúp bạn biết cách để xây dựng spa “đúng chuẩn”. Ngoài ra, bạn có thể tích lũy kiến thức thông qua quá trình làm nhân viên học viên ở tiệm spa. Cách này sẽ đem đến bạn cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với nhiều kỹ thuật viên và khách hàng của spa.
3.2. Học thêm về cách vận hành và quản lý spa
Đối với những người lần đầu là chủ, khâu quản lý luôn vô cùng phức tạp. Do đó, bạn hãy dành một thời gian để học thêm về cách quản lý và vận hàng spa dù spa của bạn có quy mô lớn hay nhỏ.
Trước khi mở spa nhỏ thì bạn nên học bài bản về những kỹ năng spa và chăm sóc sắc đẹp
Với những kiến thức và kỹ năng thu được sau khóa học, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng quản lý tiệm spa một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Từ đó, bạn mới có thể hạn chế tối đa những thất thoát và sai sót không đáng có trong:
3.3. Xác định chính xác về loại hình spa bạn muốn mở
Thêm một điều quan trọng nữa mà bạn cần chuẩn bị trước khi kinh doanh spa đó chính là xác định chính xác loại hình spa. Hiện đang có rất nhiều loại hình để bạn lựa chọn. Mỗi loại hình spa sẽ định định hình và xây dựng theo một phong cách riêng biệt.
Spa dưỡng sinh.
Spa Đông y.
Spa thiên nhiên.
Spa thư giãn.
…
3.4. Chuẩn bị chi phí cần thiết bạn phải bỏ ra để mở spa
Nếu đang có ý định mở riêng cho mình một spa nhỏ thì bạn nhất định phải dự trù vốn. Số vốn đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mô hình kinh doanh, loại hình dịch vụ,... Bởi vậy, sẽ không có một con số cụ thể nào được đưa ra cho câu hỏi: Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn?
So với việc mở spa lớn thì mở spa nhỏ không đòi hỏi quá nhiều số vốn đầu tư ban đầu
Theo chia sẻ từ những người có kinh nghiệm, số vốn để mở spa mini có tầm 3 - 4 giường sẽ dao động trong khoảng từ 150 đến 200 triệu đồng. Nếu spa bình dân hơn thì vốn bạn phải bỏ cũng ít hơn. Toàn bộ số vốn sẽ được chia nhỏ ra để chi trả cho hạng mục:
Thuê địa điểm.
Sửa sang cơ sở vật chất.
Thiết kế lại không gian.
Mua sắm trang thiết bị spa phục vụ cho việc làm đẹp.
Mua sắm những vật dụng thiết yếu: giường, ghế, tủ đề đồ, rèm che, tủ trưng bày mỹ phẩm,...
Trả tiền: điện, nước, lương của nhân viên,...
Tổ chức đào tạo kỹ thuật spa cho nhân viên.
Xây dựng hệ thống kênh và ấn phẩm phục vụ hoạt động marketing.
…
3.5. Tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở spa
Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bạn cần hoàn thành khi muốn mở spa. Địa điểm kinh doanh nên ở gần khu văn phòng, khu dân cư đông đúc có mức độ an toàn cao. Đồng thời, xung quanh spa có diện tích rộng rãi để đậu xe hoặc giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với phương tiện công cộng.
Nếu bạn không muốn spa của mình rơi vào tình trạng ế ẩm thì tuyệt đối hạn chế việc mở spa ở:
Khu vực quá hẻo lánh, có dân cư thưa thớt.
Nơi đã có quá nhiều spa, cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện,... sử dụng công nghệ hiện đại, quy mô spa lớn và spa hoạt động lâu năm.
Mở spa nhỏ muốn kinh doanh thuận lợi thì bạn nên chọn địa điểm hợp với loại hình dịch vụ
3.6. Thiết kế không gian của spa sao cho hút khách
Sau khi đã chốt được địa điểm ưng ý, bạn cần bắt tay ngay vào bước thiết kế spa từ ngoài vào trong sao cho thật ấn tượng và thân thiện với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo thêm những nét chấm phá riêng biệt để giúp spa có phong cách khác lạ so với spa của đối thủ.
Tuy nhiên, với spa có diện tích nhỏ thì bạn nên ưu tiên sự tối giản, cố gắng sắp xếp toàn bộ vật dụng một cách gọn gàng để tránh tạo cảm giác bí bách. Bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ những đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công spa để được hỗ trợ tận tình.
3.7. Lập danh sách những dịch vụ mà spa nhỏ sẽ cung cấp
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng kinh doanh spa chỉ đơn thuần là cung cấp những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Nhưng thực tế, mô hình kinh doanh này có liên quan đến cả những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như tâm lý cho mỗi khách hàng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên danh sách những dịch vụ một spa quy mô nhỏ nên có thì hãy tham khảo ngay thông tin bên dưới. Bạn nên lưu ý rằng tùy thuộc và chiến lược kinh doanh, số vốn,... mà hãy chọn lựa những dịch vụ phù hợp nhất.
Massage: da đầu, chân, tay và toàn thân.
Chăm sóc da mặt.
Trị nám và trị mụn.
Tẩy tế bào chết, tẩy tế chân và tay.
Chăm sóc tâm lý và sức khỏe như: meditation, yoga, giải trí tâm lý,...
Dịch vụ tắm bọt, tắm nước hoa, tắm bồng tỏa nhiệt,...
…
Bạn hãy lên trước danh sách những dịch vụ mà spa nhỏ sẽ cung cấp cho khách hàng
3.8. Mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động của spa
Như bạn đã biết, bạn cần trích một phần trong tổng số vốn để mua sắm toàn bộ vật dụng và thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động của spa. Bên dưới là danh sách những thứ bạn cần mua:
Chăn ga gối.
Tấm lót cho căn ga.
Quần áo spa.
Nệm spa.
Dầu massage.
Dầu gội.
Sữa tắm.
Bộ dụng cụ massage.
Tấm che kín.
Rèm cửa và rèm ngăn giường.
Bồn tắm.
Giường, ghế spa.
Máy soi da.
Nồi hấp.
Cần xông hơi nóng lạnh.
Máy hút mụn.
Máy tiêm dưỡng chất.
Máy hỗ trợ giảm béo, nâng cơ, xóa nếp nhăn giúp trẻ hóa làn da.
…
3.9. Lựa chọn tên và thiết kế logo cho spa
Đây là một bước khiến rất nhiều chủ tiệm spa phải “đau đầu”. Nhưng dù bạn kinh doanh spa có quy mô nhỏ nhưng vẫn cần đặt tên và thiết kế nhãn hiệu. Đây vừa là những yếu tố chính đại diện cho spa của bạn, vừa giúp khách ghi nhớ và nhận diện spa một cách dễ dàng. Bạn nên ưu tiên sự tối giản nhưng không kém phần ấn tượng trong khi đặt tên, lựa chọn hình ảnh hay màu sắc chủ đạo được in trên nhãn hiệu.
Đặt tên cho spa và thiết kế hình ảnh đại diện cũng là những việc quan trọng để mở spa nhỏ
3.10. Tuyển dụng nhân sự cho spa có quy mô nhỏ
Với bất kỳ ngành nghề nào thì con người cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành bại trong kinh doanh. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, bạn cũng cần đưa ra một số tiêu chuẩn khác có liên quan đến kỹ năng mềm cho nhân viên như:
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe.
Kỹ năng thấu hiểu tâm lý.
Kỹ năng thích ứng linh hoạt.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc.
Kỹ năng quản lý thời gian.
Kỹ năng phân tích, đánh giá chính xác tình hình.
…
3.11. Xây dựng chiến lược quảng bá cho spa nhỏ
Lập kế hoạch marketing cho tiệm spa nhỏ là một bước nhất định bạn không được bỏ qua nếu muốn tăng cơ hội thành công khi mở tiệm. Trong rất nhiều hình thức và cách làm marketing khác nhau, bạn nên chọn lựa cách vừa tiết kiệm lại vừa phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu trong vòng bán kính nhất định.
Phát phiếu giảm giá đặc biệt dành cho khách hàng.
Nhờ người thân và bạn bè giới thiệu khách hàng mới.
Đăng tải thông tin lên website và những trang mạng xã hội khác.
…
Dù là mở tiệm spa nhỏ thì bạn vẫn cần xây dựng kế hoạch marketing chi tiết và bài bản
3.14. Ứng dụng những phần mềm quản lý spa hiệu quả
Ngoài những hạng mục trên đây, bạn cũng nên cân nhắc đến việc ứng dụng phần mềm quản lý spa. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, cách này sẽ giúp bạn:
Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức quản lý thông tin: khách hàng, dịch vụ, nhân viên, lịch hẹn, tài chính,...
Tăng tính chuyên nghiệp và xây dựng lòng tin cho khách hàng.
Giám sát thông tin về doanh thu và lợi nhuận một cách chi tiết nhất.
Tối ưu hóa thời gian làm việc của nhân viên, đưa ra phương án hỗ trợ nhân viên cải thiện năng suất và kết quả lao động.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từ đó giúp bạn giữ chân họ lâu hơn.
4. Một số câu hỏi có liên quan đến việc mở spa nhỏ
Xung quanh vấn đề mở spa nhỏ cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ giải đáp giúp bạn một số vấn đề chính giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
4.1. Mở spa nhỏ thì có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Câu trả lời là có, dù spa lớn hay nhỏ thì đều cần được đăng ký giấy phép hợp lệ trước khi đi vào hoạt động. Vấn đề này đã được quy định rõ trong khoản 1 Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành vào ngày 16/03/2007. Việc này nhằm hạn chế tối đa tình trạng hoạt động tràn lan và mất kiểm soát của những cá nhân thiếu chuyên môn, kỹ năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của khách hàng. Bạn mở spa nhỏ thì pháp luật vẫn quy định phải đăng ký kinh doanh như bình thường
4.2. Thủ tục để đăng ký kinh doanh cho spa quy mô nhỏ ra sao?
Trước khi mở spa thì bạn bắt buộc phải thực hiện đúng và đủ thủ tục đăng ký kinh doanh với những loại giấy tờ sau đây:
Đơn xin đăng ký kinh doanh spa dựa theo mẫu có sẵn.
CMND/CCCD của chủ tiệm spa.
Hộ khẩu của chủ tiệm spa.
Những chứng chỉ và chứng nhận kỹ năng hành nghề spa hợp lệ chứng minh chủ spa đủ trình độ và tay nghề để cung cấp dịch vụ.
4.3. Quy trình đăng ký kinh doanh hợp pháp cho spa nhỏ?
Sau khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ thiết yếu, bạn có thể chuyển ngay sang bước đăng ký kinh doanh. Quy trình tiến hành bao gồm bước:
Bước 1: Làm đơn đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu có sẵn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết rồi chờ nhận kết quả trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền trả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm giấy biên nhận. Tuy nhiên, bạn cần nộp đủ lệ phí theo đúng quy định của pháp luật trước khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu quá thời gian trên mà bạn vẫn chưa được trả kết quả thì có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo để được xử lý kịp thời.
Thủ tục đăng ký mở spa nhỏ không phức tạp như bạn nghĩ chỉ cần bạn thực hiện đúng
4.4. Kinh nghiệm quý giá để mở spa không bị thua lỗ là gì?
Nhiều người còn tò mò về những kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh spa để không bị thua lỗ. Nếu bạn cũng vậy thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm như:
Không nóng vội chủ quan, có chút kinh nghiệm và vốn ở trong tay vẫn mạnh dạn đầu tư. Điều này sẽ khiến bạn phải vật lộn với hàng loạt vấn đề phát sinh.
Sử dụng tiền đúng cách, tiết kiệm đúng lúc để tránh lãng phí mỗi đồng vốn. Hay nói cách khác, bạn đừng bao giờ tiêu hết số vốn mình có mà hãy để dành một khoản để trang trải khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Đầu tư spa phù hợp với khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của bạn để tăng cơ hội chiến thắng đối thủ thay vì “lấy trứng chọi đá”.
…
5. Kết luận
Hy vọng với những thông tin có trong bài viết này, bạn đã biết mở spa nhỏ cần những gì. Nhu cầu làm đẹp của chị em vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí đang dần trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong cuộc sống. Bạn hãy nắm bắt ngay cơ hội tuyệt vời này để vừa có thể sống trọn với đam mê, vừa có thể “hốt bạc tỷ” khi khởi nghiệp nhé!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm: