Bật mí một số mẹo chuẩn bị mâm đồ cúng tất niên gọn gàng và tươm tất

Cúng tất niên là một truyền thống văn hóa có ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn tộc của người Việt Nam. Từ xa xưa, cúng tất niên được biết đến như một truyền thống tạ ơn thần linh và tổ tiên phù hộ khoảng thời gian vừa qua. Đồng thời, cầu mong một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi và thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh không biết chuẩn bị một mâm đồ cúng như thế nào đầy đủ. Thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn chuẩn bị được mâm đồ cúng tất niên gọn gàng và đầy đủ nhất nhé!

1. Tìm hiểu về ý nghĩa của mâm cúng tất niên cuối năm

Đồ cúng tất niên

Mâm cúng tất niên cuối năm đã trở thành một truyền thống của người Việt

Cúng tất niên là một nghi lễ có ý nghĩa tác động tích cực nên nhiều gia đình hoặc các cơ sở kinh doanh thường chuẩn bị một mâm đồ cúng nhỏ. Mâm đồ cúng này sẽ được dùng để tạ ơn trời đất, thần linh, tổ tiên phù hộ và độ trì gia chủ trong công việc kinh doanh, gia đình trong suốt năm qua. Đồng thời, gia chủ mong muốn và hy vọng một năm mới may mắn, bình ăn, công việc làm ăn thuận lợi hơn.

Cúng tất niên cuối năm đã trở thành một nếp sống văn hóa trong truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, mâm cúng tất niên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng chủ yếu chỉ là tấm lòng thành kính của gia chủ. Thời gian thực hiện cúng tất niên sẽ vào đêm 30 giao thừa chuẩn bị đón tết âm lịch. Vào thời điểm này, cửa hàng đã được dọn một cách sạch sẽ, tươm tất và đầy đủ để bước sang một năm mới.

Lưu ý, thời điểm cúng tất niên không nhất thiết thực hiện vào các ngày cuối cùng của năm âm lịch mà có thể phụ thuộc vào điều kiện của gia chủ tổ chức. Theo nghiên cứu phong thủy, ngày cúng tất niên đẹp nhất đó là ngày 29 hoac 30 Tết. Bởi vì đây là thời gian tốt nhất để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới ấm áp bên gia đình.

2. Những lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng cuối năm

Một mâm cúng tất niên không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ mà có thể chỉ cần một mâm cơm nhỏ đạm bạc. Bạn có thể chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ các món mặn chay để thể hiện được lòng thành kính của mình. Mâm cơm cúng không chỉ có ý nghĩa để dâng lên các vị thần linh mà còn cho các thành viên trong gia đình hoặc cửa hàng kinh doanh cùng hưởng lộc để chia sẻ với nhau sau một năm vất vả đã qua.

Đồ cúng tất niên

Đồ cúng tất niên có thể được chuẩn bị tùy theo vùng miền

Một mâm cơm cúng tất niên cuối năm cần được chuẩn bị với những món cơ bản như trái cây, hoa tươi, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu nước, giấy cúng, bánh kẹo, trầu cau, chè xôi, cháo trắng, bánh chưng, chả lụa, gà luộc, ly chén, đũa, muỗng, bình hoa, lư nhang. Khi bày biện mâm đồ cúng, gia chủ cần phải lựa chọn hoa quả tươi, ăn được đủ chín thay vì mua trái cây giả hoặc còn xanh. Đồng thời, không được đặt mâm cúng trước chính giữa bát hương bởi vì sẽ chắn mất trục ở phía 2 bên.

Ngoài mâm cơm cúng thì mâm ngũ quả cũng thường được nhiều gia chủ xem trọng. Bởi vì đây được đánh giá thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới. Do đó, gia chủ hoặc chủ cửa hàng kinh doanh cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ tùy theo phong tục của các vùng miền. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường được chuẩn bị bao gồm quả chuối xanh, bưởi, cam, quýt, táo, roi. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả sẽ bao gồm các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dứa, thanh long. Mâm ngũ quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho sự giàu có, khỏe mạnh, an lành, sống lâu, buôn may bán đắt.

3. Chuẩn bị mâm cơm cúng cuối năm

Tùy theo từng vùng miền mà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng khác nhau và có thể lựa chọn các món ăn đa dạng mà không cần tuân theo bất cứ quy tắc nào khác. Dưới đây là một số thực đơn mâm cơm cúng tất niên cuối năm để bạn có thể tham khảo:

Đồ cúng tất niên

Một số quy tắt chuẩn bị mâm cơm đồ cúng tất niên cuối năm

  • Đối với miền Bắc, mâm cơm cúng sẽ bao gồm móng giò hầm măng, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, mọc, 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, thịt động, thịt gà luộc, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối.

  • Đối với miền Trung, mâm cơm cúng sẽ bao gồm bánh chưng, bánh tét, giò nạc, thịt gà, thịt đông, heo luộc, canh măng, miến và chả ram.

  • Đối với miền Nam mâm cơm cúng sẽ bao gồm Bánh tét, củ cải ngâm mắm, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò và củ kiệu.

Bên cạnh việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng thịnh soạn đầy đủ thì công đoạn bày biện lễ vật cũng rất quan trọng. Đối với mỗi tín ngưỡng, mỗi truyền thống hoặc vùng miền sẽ có cách bày biện bàn thờ gia tiên khác nhau.

Cụ thể, với mâm cơm cúng nhỏ cần được chuẩn bị 4 cái bát, 4 cái đĩa; còn mâm cơm cúng lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Đồng thời, mâm cơm cúng nên chuẩn bị món nước nóng và có nước ở giữa để tránh nguy cơ bị đổ vỡ.

4. Nên cúng tất niên vào thời gian nào?

Thông thường, nhiều gia đình lựa chọn cúng tất niên vào 30 tháng Chạp nếu năm đủ hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Thời gian cúng tất niên thường diễn ra vào buổi trưa hoặc buổi tối. Tuy nhiên, theo chuyên gia thời gian nên cúng tất niên sẽ diễn ra vào những khung giờ như sau:

Đồ cúng tất niên

Cúng tất niên vào khoảng thời gian từ 28 đến 30 tháng Chạp

  • Vào ngày 28 tháng Chạp (tức 19/1/2023 dương lịch): Ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu: Ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Giờ hoàng đạo là: Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h), Mão (5 - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15 - 17h), Dậu (17 - 19h).

  • Vào ngày 29 tháng Chạp (tức 20/1/2023 dương lịch): Ngày Mậu Dần tháng Quý Sửu: Ngày Quý Mùi, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ đẹp gồm Dần (3 - 5h), Mão (5 - 7h), Tỵ (9 - 11h), Thân (15 - 17h).

  • Vào ngày 30 tháng Chạp (tức 21/1/2023 dương lịch): Ngày Kỷ Mão tháng Quý Sửu: Ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ đẹp gồm Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h) Thìn (7 -9h) Tỵ (9 - 11h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19 - 21h).

5. Một số lưu ý khi cúng tất niên mà bạn nên biết

Khi cúng tất niên, gia chủ cần phải lưu ý một số điều dưới đây cụ thể như sau:

Đồ cúng tất niên

Một số lưu ý chuẩn bị đồ cúng tất niên mà bạn nên biết

  • Không cần chuẩn bị mâm cúng quá cầu kỳ, trang trọng nhưng cần phải tươm tất và gọn gàng. Tùy vào điều kiện của gia chủ mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng nhiều hoặc ít. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị các món ăn truyền thống ngày Tết được chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ.

  • Trước khi cúng tất niên, gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ và nhà cửa thật sạch sẽ.

  • Các thành viên trong nhà cần phải có mặt đầy đủ để thể hiện sự sum họp và ấm cúng.

  • Không nên cãi nhau, chửi mắng hoặc nói những điều không vui mà nên nói chuyện vui và điều tốt lành.

6. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu hơn về mâm đồ cúng tất niên vào những dịp cuối năm. Mâm đồ cúng tất niên sẽ là điều kiện cần để bạn thể hiện được tấm lòng thành đến tổ tiên, ông bà và các vị thần. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết được cách sắp xếp một mâm đồ cúng tất niên gọn gàng và cực kỳ tươm tất.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: